IV. Các hình thức hoạt động của Chính phủ:
3. Hoạt động của các thành viên khác *Phó thủ tướng, có 2 tư cách:
*Phó thủ tướng, có 2 tư cách:
- là người giúp việc cho thủ tướng, được thủ tướng phân công chỉ đạo, quản lý 1 số lĩnh vực nhất định
- là thành viên của Chính phủ, được quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, tham gia quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ.
*Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
- Có quyền ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư
NHẬN ĐỊNH
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Sai vì không có thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mà là thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ do Quốc hội bầu ra.
Sai vì Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, Quốc hội quyết định số lượng phó thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của thủ tướng, Quốc hội bầu ra thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo đề nghị của thủ tướng Chính phủ. Các thành viên này không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Đúng vì theo điều 94 Hiến pháp 2013.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Sai vì theo khoản 4 điều 98 Hiến pháp 2013
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thành viên của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đúng vì theo khoản 5 điều 20 luật tổ chức Chính phủ.
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các thành viên của Chính phủ đều phải là đại biểu Quốc hội.
Sai vì phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ không nhất nhiết phải là đại biểu Quốc hội.
LÝ THUYẾT:
Câu 1:
Tại sao pháp luật hiện hành lại trao cho thủ tướng quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh?
Thủ tướng là người đứng đầu CP, lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ướng đến địa phương.
Do HĐND cùng cấp bầu. Thủ tướng CP phể chuẩn ==> nên có quyền này Câu 2:
Trình bày mối quan hệ pháp lý giữa Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành. Mối quan hệ này khác gì so với mối quan hệ giữa người đứng đầu Chính phủ với Nghị viện nhân dân theo Hiến pháp 1946?
- Thành lập: do QH bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm
- Hoạt động: trình dự án luật với tư cách là đại biểu QH.
- Giám sát và chế độ trách nhiệm: chịu sự giám sát của QH. Chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao
BÀI 12: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGI. Hội đồng nhân dân các cấp I. Hội đồng nhân dân các cấp