Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 31)

Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam có sự khác nhau khi quy định về vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ :Hiến pháp 1946 quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp 1959 được xác định là: cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Theo Hiến pháp 1980 hội đồng bộ trưởng được xác định là: Chính phủ nước chxhcn Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyề lực nhà nước cao nhất. Điều 109 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi 2001) và điều 1 luật tổ chức Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước chxhcn Việt Nam . Hiện nay vị trí tc pháp lý của Chính phủ nước cộng hòa xh cn Việt Nam được quy định tại điều 94 Hiến pháp 2013: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước chxhcn Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ubtvqh, Chủ tịch nước. Như vậy, Chính phủ có 2 tính chất sau đây:

1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước chxhcn Việt Nam Nam

- Quốc hội lập ra Chính phủ là để Chính phủ thực hiện chức năng quản lý. Do đó, Chính phủ được xếp vào hệ thống cơ quan quản lý. Không những thế, Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chính phủ lãnh đạo công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quyết định và thực hiện phân công, phân cấp quản lý ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước, thống nhất quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sd đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Tất cả các cơ quan trong hệ thống hảnh chính chịu sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra từ Chính phủ. Chính phủ là trung tâm của hệ thống hành chính và là cơ quan hành chính cao nhất.

- Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ phải ban hành các văn bàn hướng dẫn thi hành, quyết định các biện pháp thi hành, phân công, chỉ đạo và

kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng như các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xh, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân.

Điều 104 Hiến pháp 1980 quy định. Điều này có nghĩa là Quốc hội mới thực sự là cơ quan hành chính cao nhất, tính hành chính của hội đồng bộ trưởng khá mờ nhạt. Hội đồng bộ trưởng không có sự độc lập và phụ thuộc vào Quốc hội ngay trong lĩnh vực quản lý. Điều 109 Hiến pháp 1992 ( đã sửa đổi 2001) quy định:. Quy định này cho thấy tính hành chính của Chính phủ được chú trọng và nhấn mạnh trở lại. Trong lĩnh vực quản lý, Chính phủ được chủ động và độc lập hơn so với Hiến pháp 1980. Điều này phản ánh khá rõ nét tư duy phân công rành mạch giữa lập pháp và hành pháp.

Hiến pháp 2013 nhấn mạnh tính hành chính cao nhất của Chính phủ và lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam chính thức quy định: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp thể hiện tư duy phân công rành ròi giữa các nhánh quyền lực.

2. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội : được thể hiện ở 3 phương diện: diện:

*Quốc hội thành lập ra Chính phủ:

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ và tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ là do Quốc hội quyết định trong từng nhiệm kỳ. -Quốc hội quyết định số lượng phó thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của thủ tướng

- Quốc hội bầu ra thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước.

- Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo đề nghị của thủ tướng Chính phủ. Các thành viên này không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

*Chính phủ phải chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội

Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, được nhân dân trực tiếp trao cho quyền lực, Quốc hội nói chung và các đại biểu Quốc hội nói riêng có nhiệm vụ quan trọng là tiếp công dân và tiếp xúc cử tri để thu thập tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đem ra kỳ họp Quốc hội bàn bạc, thảo luận và biến những tâm tư, nguyện vọng ấy thành chủ trương, quyết sách trong Hiến pháp, luật và nhị quyết. Quốc hội lập ra Chính phủ là để Chính phủ thi hành chủ trương và quyết sách đó. Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội nên Chính phủ nước ta không có quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội cũng như các pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội. Không những thế, Chính phủ phải tự mình hoặc chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật( nghị định, thông tư,..) để triển khai thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, Chính phủ phải họp bàn tìm biện pháp cụ thể và phân công , chỉ đạo các bộ và cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp tiến hành những biện pháp cụ thể để chủ trương , quyết sách của Quốc hội được thực thi trong thực tế.

*Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ

-Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ Quốc hội.

-thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ phải trả lời chất vấn của địa biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội. -Trong quá trình giám sát hoạt động của Chính phủ, Quốc hội có quyền:

Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ khi xét thấy cần thiết

Thề hiện sự tín nhiệm của Quốc hội đối với Chính phủ thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với các chức danh của Chính phủ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Chức danh nào của Chính phủ không được quá nửa số phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội thì người đã giới thiệu chức danh đó cho Quốc hội bầu hoặc đề nghị phê

chuẩn việc bổ nhiệm chức danh đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức chức danh đó.

-Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn việc miễn nhiệm cách chức Phó thủ tướng , bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

- Quốc hội có quyền bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ nếu các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. trong khi đó, ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ nếu các văn bản đó trái với pháp lệnh, nghị quyết của ub thường vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 31)