Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 43)

IV. Các hình thức hoạt động của Chính phủ:

b. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ.

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Uỷ ban nhân dân là cơ quan trực tiếp tổ chức , chỉ đạo các cơ quan ban ngành thuộc quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Trong quá trình quản lý nhà nước tại địa phương, Uỷ ban nhân dân có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là các quyết định, chỉ thị có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở địa phương, Uỷ ban nhân dân có thể trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản cá biệt nhằm giải quyết các quyền , nghĩa vụ hoặc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Tính chất hành chính của Uỷ ban nhân dân đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa Uỷ ban nhân dân với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cả về tổ chức và hoạt động.

*Về tổ chức: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu nhưng kết quả bầu của Uỷ ban nhân dân phải được chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn, đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì phải được thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

*Về hoạt động:

- Chịu sự chỉ đão, đôn đốc, kiểm tra hoạt động công tác của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới được quyền tham dự phiên họp mở rộng của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để bàn và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch có liên quan.

*Về kiểm tra, giám sát:

Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có quyền điều động,miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có quyền phê chuẩn việc miễn nhiệm , bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch ủy viên Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. thủ tướng Chính phủ có quyền phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban nhân dân cấp tỉnh .

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có quyền yêu cầu chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp đình chỉ, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp dưới.

2. Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn

Hoạt động quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Uỷ ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân có 2 đặc điểm:

+Uỷ ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xh

+ hoạt động quản lý của Uỷ ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính- lãnh thổ thuôc quyền

Chức năng của Uỷ ban nhân dân được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân và được quy định trong luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w