Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7 crôm sắt đồng hoá học 12 nâng cao (Trang 95)

- Bài: “Một số hợp chất của sắt” có sử dụng 4 thí nghiệm: Fe(OH)2 bị oxi hóa trong không khí (thí nghiệm kiểm chứng), Tính khử của muối sắt (II) (thí

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Khi tiến hành thực nghiệm, tôi có rút ra một số kết luận sau:  Qua quan sát:

- HS lớp thực nghiệm: + Quan sát, nêu và hiểu được hiện tượng thí nghiệm tốt hơn.

+ Kĩ năng thí nghiệm tốt hơn.

+ Rất hứng thú học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động: tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, ghi chép có chọn lọc.

+ Đa số HS hiểu được nội dung bài học tương đối đầy đủ, chính xác, nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

+ Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể gắn với thực tiễn.

 Qua kết quả bài kiểm tra:

- HS lớp thực nghiệm: tỉ lệ HS đạt điểm giỏi (8, 9, 10) cao hơn lớp đối chứng, số điểm dưới trung bình ít hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Như vậy, “Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7: “Crom - Sắt - Đồng ” - Hóa học 12 nâng cao” bước đầu có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở các giáo án đã được thiết kế ở chương 2, trong chương 3 đã

đưa ra mục đích, nội dung, cách tiến hành thực nghiệm sư phạm. Cụ thể dạy hai bài: “Một số hợp chất của sắt” và “Luyện tập: Tính chất của Crom, Sắt và những hợp chất của chúng” có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua quan sát, lấy ý kiến GV và kiểm tra 15 phút rút ra được kết quả thực nghiệm: “Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7: “Crom - Sắt - Đồng ” - Hóa học 12 nâng cao” bước đầu có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.

KẾT LUẬN

Đề tài đã đạt được những kết quả sau:

1. Tống quan cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo tinh thần dạy học tích cực; lí luận về thí nghiệm Hóa học và các phương pháp sử dụng hệ thống thí nghiệm Hóa học để dạy học tích cực; quy trình thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực.

2. Thiết kế 25 thí nghiệm và sử dụng hệ thống thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực chương 7: “Crom - Sắt - Đồng” – Hóa học 12 nâng cao. Trong đó có: 3 thí nghiệm nghiên cứu, 17 thí nghiệm kiểm chứng, 2 thí nghiệm đối chứng, 3 thí nghiệm nêu vấn đề.

4. Thiết kế 4 giáo án có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Giao Thủy – tỉnh Nam Định. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS ở lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt: đa số HS hiểu được nội dung bài học tương đối đầy đủ và chính xác, kĩ năng tiến hành thí nghiệm tốt hơn, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể gắn với thực tiễn. Chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng hệ thống thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực chương 7: “Crom - Sắt - Đồng” – Hóa học 12 nâng cao bước đầu có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.

Kiến nghị

- Tiếp tục phát triển đề tài “Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực ở Hóa học 12 nâng cao" và ở các lớp khác để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7 crôm sắt đồng hoá học 12 nâng cao (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)