8. Bài thực hành 7:
2.3.2.1. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu tính chất của đơn chất và hợp chất
trường đất, nước và không khí.
* Sử dụng hợp lí và có hiệu quả
Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng làm việc độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh. Các thí nghiệm được lựa chọn hợp lí, đạt được mục tiêu của bài học. Tránh chồng chéo vừa sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, vừa sử dụng đĩa hình thí nghiệm. Những thí nghiệm dễ thực hiện thì nên cho học sinh tự thực hiện. Chỉ nên sử dụng đĩa hình thí nghiệm với một số thí nghiệm khó thành công, độc hại hoặc cần nhiều thời gian nên không thực hiện được ở trên lớp.
2.3.2. Sử dụng hệ thống thí nghiệm theo hƣớng tích cực để dạy học chƣơng 7: “Crom - Sắt - Đồng” - Hóa học 12 nâng cao chƣơng 7: “Crom - Sắt - Đồng” - Hóa học 12 nâng cao
2.3.2.1. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu tính chất của đơn chất và hợp chất chất
a) Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu tính chất của đơn chất
* Định hướng chung:
Tính chất của đơn chất là một nội dung rất quan trọng trong dạy học Hóa học. Đó là những kiến thức hóa học cơ bản, làm nền tảng để học sinh phát triển các kiến thức hợp chất. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình hình thành kiến thức về tính chất của đơn chất ở học sinh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu, nêu vấn đề, kiểm chứng hoặc đối chứng, hạn chế sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ. Các phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế.
Ví dụ 1: Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề khi dạy học tính chất hoá học của đồng (tác dụng với dung dịch axit có mặt của oxi).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đồng có tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng không? Nếu sục oxi vào thì có phản ứng xảy ra không?
- GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm. Quan sát, nhận xét hiện tượng trước và sau phản ứng?
- Dự đoán: Không xảy ra
- HS: Tiến hành thí nghiệm: TN1: Cho lá đồng vào dung dịch axit HCl.
TN2: Cho lá đồng vào dung dịch axit HCl rồi sục O2 vào và nút kín.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra:
- GV gợi ý cho HS giải quyết vấn đề: 1) Viết PTHH?
2) Xác định số oxi hóa các chất trước và sau phản ứng?
xảy ra.
TN2: Lá đồng bị tan ra, dung dịch có màu xanh.
- HS thấy dự đoán không đúng, xuất hiện câu hỏi: Tại sao đồng lại tan trong dung dịch axit chứa oxi?
Ví dụ 2: Sử dụng thí nghiệm đối chứng để nghiên cứu tính chất hoá học của đồng (tác dụng với dung dịch muối).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Nêu mục đích thí nghiệm : Nghiên cứu tính chất của đồng với dung dịch muối.
- Hãy quan sát trạng thái, màu sắc các chất trước phản ứng?
- Hãy dự đoán có phản ứng nào xảy ra không? Tại sao?
- Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng?
- Chuẩn bị 2 mảnh đồng và 2 ống nghiệm: (1) Đựng dung dịch Zn(NO3)2 (2) Đựng dung dịch AgNO3 - Trước phản ứng: +Mảnh đồng: chất rắn màu đỏ + Dung dịch Zn(NO3)2 và dung dịch AgNO3 không màu.
- Dự đoán: Chỉ xảy ra phản ứng Cu + dd AgNO3 vì Cu có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn Ag và lớn hơn Zn trong dãy hoạt động hoá học. - HS tiến hành thí nghiệm: Thả mảnh đồng vào 2 ống nghiệm. - HS quan sát hiện tượng:
- Hãy giải thích hiện tượng, viết PTHH và rút ra kết luận? tượng gì. + Ống nghiệm 2: mảnh đồng được phủ một lớp màu trắng xám, dung dịch có màu xanh. - HS nhận xét: + Cu không phản ứng với dd Zn(NO3)2.
+ Cu tác dụng với dd AgNO3 tạo ra kim loại Ag và dd Cu(NO3)2. Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2Ag↓ Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓ - Kết luận: Đồng khử được ion kim loại có thế điện cực chuẩn lớn hơn trong dãy điện hóa ra khỏi dung dịch muối.
* Thiết kế kế hoạch bài học minh họa có sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực khi nghiên cứu tính chất của đơn chất.
BÀI 40: SẮT
Những kiến thức HS đã biết có liên quan
Kiến thức cần hình thành
- Tính chất vật lí của sắt.
- Tính chất hóa học của sắt: tính kim loại.
- Ứng dụng của sắt trong đời sống và sản xuất.
- Vị trí và cấu tạo của sắt.
- Tính chất hóa học của sắt: tính khử trung bình.
A.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết: + Vị trí và cấu tạo của sắt.
+ Một số đại lượng của nguyên tử sắt.
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của sắt.
- Hiểu: + Tính chất hoá học cơ bản của sắt: tính khử trung bình. + Tại sao sắt có nhiều hóa trị? Khi nào thì tạo ra sắt (II), khi nào tạo ra sắt (III).
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
- Dự đoán tính chất hoá học của sắt dựa trên cơ sở các kiến thức đã học. - Viết phương trình hoá học.
- Giải một số bài tập có liên quan.
B. Chuẩn bị