Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm theo hƣớng dạy học tích cực ở trƣờng phổ thông

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7 crôm sắt đồng hoá học 12 nâng cao (Trang 26)

ở trƣờng phổ thông

Thông qua tìm hiểu tài liệu SGK, SGV, SBT và sách tham khảo rút ra

nhận xét sau:

- Trong SGK Hóa học 12 nâng cao chưa chỉ rõ các thí nghiệm cần tiến hành và hướng dẫn sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực.

Ví dụ: Khi dạy về tính chất hóa học của đồng (II) hiđroxit SGK không nêu rõ thí nghiệm và hướng dẫn sử dụng thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch NH3 mà chỉ nêu hiện tượng và nhận xét: Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3 tạo ra dung dịch có màu xanh lam.

- SGV Hóa học 12 nâng cao cũng chưa đưa ra đầy đủ một hệ thống thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm này để phát huy tính tích cực của HS.

Ví dụ: Khi dạy về tính chất hóa học của sắt trong SGV chỉ nêu ra thí nghiệm mà không đưa ra cách tiến hành thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nào để phát huy tính tích cực của HS.

- Trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK cũng chưa đề cập việc sử dụng các thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứng,…để phát huy tính tích cực của HS.

Ví dụ: Khi dạy về tính chất hóa học của hợp chất sắt (II) trong một số tài liệu hướng dẫn có nêu ra cách tiến hành thí nghiệm nhưng không đưa ra cách sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nào để phát huy tính tích cực của HS.

- Qua quan sát giờ học và trao đổi với các GV rút ra nhận xét: Trong thực tế, nhiều GV vẫn còn dạy chay, chưa sử dụng thí nghiệm để dạy học và chưa sử dụng đa dạng các dạng thí nghiệm như: nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứng, nêu và giải quyết vấn đề…trong dạy học.

Ví dụ: Khi dạy về tính chất hóa học của muối crom (III) nhiều GV dạy đúng như nội dung SGK, không sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích cực, chủ động của HS: GV thông báo muối crom (III) có tính oxi hóa và tính khử, yêu cầu HS viết PTHH, xác định số oxi hóa của crom trước và sau phản ứng?

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 đã nêu những nội dung lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Đó là các vấn đề:

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo tinh thần dạy học tích cực.

- Vai trò, ý nghĩa của thí nghiệm hóa học trong dạy học Hóa học và hệ thống thí nghiệm chung.

- Sử dụng thí nghiệm theo hướng: Thí nghiệm là nguồn để HS khai thác, vận dụng kiến thức.

- Sử dụng các loại thí nghiệm trong dạy học tích cực.

- Quy trình thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực ở trường phổ thông.

Đây là những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống thí nghiệm chương 7: “ Crom - Sắt - Đồng” - Hóa học 12 nâng cao và các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong hệ thống theo hướng tích cực Hóa học.

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC THEO HƢỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CHƢƠNG 7: “CROM - SẮT-

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống các thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực chương 7 crôm sắt đồng hoá học 12 nâng cao (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)