Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP VT & DV HÀNG HẢI (TRASAS) (Trang 36)

• Mục tiêu: xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, và chính xác.

• Thuận lợi: Trong mọi họat động, con người luôn là nhân tố quyết định, đặc biệt hoạt động kinh doanh là một hoạt động của con người. Lĩnh vực xuất nhập khẩu là một lĩnh vực tương đối khó do vậy cần những người am hiểu chuyên ngành, am hiểu luật và đặc biệt khả năng giao tiếp tốt để thực hiện tốt quy trình nhập xuất hàng hóa. Hiệu quả kinh doanh của công ty tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ nhân viên, khả năng phát huy tiềm năng con người của ban lãnh đạo.

• Những điểm cần khắc phục:

- Tìm kiếm và thu hút nhân tài : thông qua các hình thức quảng cáo, tự giới thiệu trên các phương tiện truyền thông về truyền thống, hiệu quả kinh doanh, triển vọng phát triển công ty, chế độ nhân sự…công ty sẽ làm tăng khả năng thu hút những người có năng lực mong muốn trở thành một thành viên của công ty. Những lớp người mới sẽ làm thay đổi không khí làm việc, nâng cao ý thức lao động và sáng tạo của toàn thể nhân viên.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ : đây được xem là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đào tạo bồi dưỡng nhân viên một mặt tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên để có tinh thần làm việc tốt hơn. Mặt khác, tạo ra được cơ sở thực hiện cho nhân viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đào tạo và giáo dục nhân viên phải nhằm vào mục tiêu toàn diện cho kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp : nâng cao thể chất, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, nghiệp vụ, tinh thần, thái độ và trách nhiệm đối với doanh nghiệp và xã hội…

- Thực hiện quản trị nhân sự về chế độ : người lao động sẽ chỉ phát huy hết trí lực và sức lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được đáp ứng đầy đủ điều kiện làm việc cũng như các quyền lợi về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng lợi ích của cả hai phía (doanh nghiệp và người lao động), doanh nghiệp cần có hệ thống chế độ làm việc và đãi ngộ thích hợp với từng điều kiện cụ thể và luôn được hoàn thiện, như : thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, thu nhập, thưởng, các chế độ ưu đãi, bảo hiểm y tế, khả năng thăng tiến….

3.3. Kiến nghị

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ giao nhận cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoach tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cảng và ngược lại, áp dụng các công nghệ thông tin. Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp trong nước, hạn chế tình trạng mua CIF bán FOB.

Xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch. Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics tại các trường Cao đẳng, Đại học, trên đại học. Vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Trong chiến lược dài hạn, đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng hỗ trợ, tài trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có tính định hướng, liên quan đến ngành Logistics.

Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa bộ Luật thương mại, chuyên về Logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa Logistics trong các trường Đại học, Cao đẳng kinh tế ngoại thương. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài. Cải tiến quy trình thủ tục Hải quan - xuất nhập khẩu

Các qui định Hải quan về giấy phép NVOCC, đại lý khai quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại/ khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và Hải quan. Các đơn vị trong ngành có thể xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ Logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các Công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP VT & DV HÀNG HẢI (TRASAS) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w