Thuận lợi Khách quan

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP VT & DV HÀNG HẢI (TRASAS) (Trang 29)

Cơ chế mở cửa thông thoáng thị trường ngoại thương và các chính sách xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho công việc kinh doanh của công ty luôn ổn định. Giao nhận vận chuyển, logistic là ngành đang được sự bảo hộ của nhà nước. Là ngành nhận được sự khuyến khích phát triển trong nhiều năm gần đây. Việt Nam có lợi thế về địa lý nằm ở ngã ba đường vận tải quốc tế của khu vực châu Á Thái Bình Dương, hệ thống sông ngòi chằng chịt, đường bộ phát triển. Trong tương lai nếu được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và Xã Hội thì có thể trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực.

Khi đó nguồn hàng cho các Công ty giao nhận Việt Nam là rất phong phú. Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra những cơ hội mới để mở rộng và thu hút đầu tư nước ngoài. Thị trường giao nhận mở cửa, cơ hội hợp tác với các Forwarder và Hãng tàu tầm cỡ quốc tế với nguồn tài chính và công nghệ mạnh là rất lớn. Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới làm cho nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao, vai trò của những nhà môi giới vận chuyển sẽ ngày càng được khẳng định. Chủ quan Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã tạo cho mình một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường Forwarder Việt Nam. Công ty đã có một lượng khách hàng ổn định và vẫn không ngừng gia tăng. Đồng thời Công ty cũng đã và đang thiết lập được những mối quan hệ tốt với các

Hãng vận tải có uy tín trên thế giới làm cho hệ thống tuyến đường vận chuyển của Công ty trở nên phong phú, đa dạng hơn và gía cước cũng cạnh tranh hơn. Quy trình nghiệp vụ giao nhận và cung cấp dịch vụ của công ty được kiểm chứng hiệu quả qua thời gian dài hoạt động. Dưới sự vận hành ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Công ty đã xác

định được thị trường và chiếm được ưu thế, chủ động tự tin tróng quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận tải, đạt được những giá trị cao và thiết thực cho Công ty, tăng ngân sách Nhà nước.

Công ty có bộ máy tổ chức chặt chẽ, và được dẫn dắt bởi ban lãnh đạo sáng suốt, trình độ chuyên môn quản trị cao, cùng với đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có ý thức cao trong công việc, được trang bị những phương tiện ngày càng hiện hại. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty luôn đảm bảo được phương châm “là đối tác tin cậy của khách hàng”, giá cả luôn cạnh tranh, phục vụ tận tình, chuẩn bị chứng từ nhanh chóng, chính xác, bảo quản hàng hóa tốt, được sự an tâm, tin tưởng nơi khách hàng. Song song với các hoạt động kinh doanh hiện tại, công ty vẫn luôn tìm kiếm lợi thế của những mặt hàng mới để nâng cao thị trường kinh doanh cho công ty.

2.4.3. Khó khăn

Khó khăn của Công ty đa phần là những khó khăn chung của ngành giao nhận và của các Công ty giao nhận Việt Nam hiện nay. Khách quan Sau khi gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi thì áp lực đối với ngành công nghiệp dịch vụ là rất lớn buộc các Công ty giao nhận phải thực sự lớn mạnh, có nguồn tài chính và công nghệ tiến tiến hiện đại. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực giao nhận ngày càng nhiều và cạnh tranh với giá dịch vụ thấp, do đó gây khó khăn cho công ty trong việc cân đối chi phí.

Môi trường cạnh tranh không lành mạnh, nhiều Công ty kinh doanh cùng chức năng đua nhau giảm gía cước, giành giật khách hàng, chiêu dụ lao động nghiệp vụ giỏi. Càng ngày càng có nhiều Công ty giao nhận mở ra trên địa bàn thành phố, mặt khác trong tương lai không xa sẽ còn nhiều Công ty và Hãng tàu nước ngoài nữa mở chi nhánh chính thức tại thị trường Việt Nam, với ưu thế về tài chính hùng mạnh, kinh nghiệm hoạt động lâu năm và chính sách cạnh tranh: “cá lớn nuốt cá bé” đặt ra nhiều thách thức cho các Công ty trong nước. Các doanh nghiệp ngành này hiện nay chưa liên kết với nhau trong kinh doanh, điều đặc biệt cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia

Tình trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị yếu kém, lạc hậu, thiếu liên thông đồng bộ, chất lượng dưới trung bình không phát huy đầy đủ chức năng. Những phượng tiện trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói, mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng, an ninh an toàn… tại các cảng biển, sân bay còn hết sức thô sơ. Tỷ giá đồng USD và xăng dầu biến động ảnh hưởng đến gía cước Công ty thông báo cho khách hàng không ổn định, đồng thời ảnh hưởng đến doanh thu và kế hoạch của Công ty. Hệ thống luật pháp nước ta chưa hoàn chỉnh, đặc biệt khả năng thực thi chưa cao, nhiều quy định chồng chéo.

Một số chính sách thể chế trong cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước còn thiếu, chưa cụ thể và nhất quán trong một số lĩnh vực: tài chính, thuế, Hải quan… Thủ tục Hải quan có cải cách nhưng chưa thông thoáng để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Một số cán bộ Hải quan còn biểu hiện quan liêu, hách dịch, lợi dụng chức quyền để làm khó doanh nghiệp. Lệ phí Hải quan còn cao, đặc biệt là các lọai phí chìm, phí bồi dưỡng cho Hải quan không có trong quy định Nhà nước đẩy giá thành dịch vụ giao nhận lên cao khiến cho khách hàng là các nhà xuất nhập khẩu e ngại khi sử dụng dịch vụ. Việc kiểm tra hàng hóa của Hải quan còn thiếu khách quan, ít sử dụng máy móc, thiếu chính xác, chưa khoa học. Chủ quan Điểm yếu trong quy trình giao nhận hàng hóa ở công ty Trasas là được chia quá nhiều công đoạn. Việc chia nhỏ quy trình làm tốn thêm thời gian và chi phí.

Công ty nói riêng và những doanh nghiệp khác trên thị trường vẫn chưa thể trở thành Công ty Logistic thực sự, mặc dù xu thế chung củ các Công ty giao nhận hiện nay đều đổi tên gọi thành Công ty Logistic. Khâu giao nhận hàng hóa của công ty vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và chưa ứng phó nhanh chóng với những trường hợp ngoài dự kiến. Việc xử lý các vấn đề phát sinh tại cảng, với hải quan, với người vận chuyển luôn đòi hỏi phải linh hoạt và hiệu quả. Điều này chưa được thực hiện tốt với những nhân viên mới. Nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Công ty chưa thể cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh nước ngoài, do vậy chưa thể cung cấp dịch vụ cho các Công ty Đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn - những khách hàng tiềm năng đang và sẽ tham gia thị trường Việt Nam. Những nhân

viên giao nhận giỏi của công ty qua một thời gian làm việc phải chuyển sang lĩnh vực khác do sức khỏe không còn đáp ứng đủ. Điều này là một khó khăn cho công ty khi không giữ được nhân tài lâu dài, do đặc tính của ngành giao nhận là thường xuyên làm việc bên ngoài. Các phương tiện vận tải của Công ty chưa nhiều, nhiều khi phải thuê bên ngoài ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh của Công ty.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP VT & DV HÀNG HẢI (TRASAS) (Trang 29)