7. Kết cấu của khoá luận
3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho các DNNN
Tư duy lãnh đạo của Đảng về chiến lược con người được khẳng định từ rất sớm, Đảng đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của con người đối với cách mạng Việt Nam và tiến trình phát triển của lịch sử. Tư duy đó lại một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI với việc coi phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới cho thầy nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố vật chất. Tuy nhiên trong giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và phát triển với con người hay nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Không chỉ vậy nguồn nhân lực chất lượng cao còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn đề về môi trường và sự tiêu cực về mọi mặt của xã hội. Vì vậy trong bối cảnh mô hình và khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng của Việt Nam đã tới mức cần phát triển kinh tế theo chiều sâu (chủ yếu dựa trên phát triển nguồn lực con người đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm vững khoa học và công nghệ) thì vai trò của nguồn nhân lực càng cần được chú trọng.
Song hiện nay chất lượng lao động ở Việt Nam còn thấp, kết quả ttổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Trong tổng số 49,2 triệu người từ
61
15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động cả nước, chỉ có 7,3 triệu người đã được qua đào tạo chiếm gần 15 % tổng lực lượng lao động. Đến năm 2009 phần lớn lao động làm việc trong nền kinh tế Việt Nam vẫn là lao động giản đơn chiếm (40 %). Năng xuất lao động nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực, năng xuất lao động của Trung Quốc gấp 2,6 lần và Thái Lan gấp 4,3 lần của Việt Nam.
Căn nguyên sâu xa của tình trạng trên là do từ trước tới nay chúng ta tiếp cận nguồn nhân lực chỉ trên khía cạnh nguồn lao động, chứ không xác định chất lượng lao động mới là yếu tố nòng cốt, tạo nên sức bật đưa đất nước phát triển. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở quan niệm xem nguồn nhân lực chỉ là một yếu tố “phải có” trong quá trình hoạt động và chi phí đào tạo nguồn nhân lực là chi phí miễn cưỡng. Điều đó khiến cho nền giáo dục nước nhà, trình độ dân trí, nhân lực và nhân tài đều xuống cấp nghiêm trọng [16,tr.2].
Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ kinh doanh ở các DNNN của nước ta còn bộc lộ nhiều khiếm diện do kết quả của một thời kỳ hoạt động trong cơ chế bao cấp. Hiện nay, đứng trước cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DNNN với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghieepj tư nhân trong nước và giữa các DNNN với nhau đòi hỏi ở mỗi DNNN phải tiến tới hình thành đội ngũ công nhân lành nghề tiếp cận được công nghệ hiện đại, có chuyên gia kỹ thuật và nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, cần tập chung giải quyết tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, có chính sách hỗ trợ và bắt buộc các DNNN nâng cao trình độ
của đội ngũ công nhân, nhà quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Trong chế độ tài chính, cần cho phép doanh
62
nghiệp được coi kinh phí đào tạo như một khoản chi phí hợp lý. Đi đôi với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ công nhân, chuyên gia kỹ thuật trong doanh nghiệp thì phải chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, công tác tư tưởng văn hoá, phong trào thi đua và nêu gương người tốt, việc tốt.
Thứ hai, hình thành thị trường đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, thực
hiện cơ chế tuyển chọn và hợp đồng sử dụng cán bộ quản trị doanh nghiệp một cách rộng rãi. Giám đốc doanh nghiệp là một nghề trong xã hội, chế độ thù lao gắn với hiệu quả kinh doanh tạo ra được. Thực sự tôn vinh những cán bộ quản trị doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật có tài năng và phẩm chất chính trị, đạo đức, điều hành doanh nghiwpj có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có những quy chế rõ ràng đối với các giám đốc phải chịu trách nhiệm vật chất- dân sự đối với các quyết định sai trái trong điều hành doanh nghiêp.
Thứ ba, kiện toàn lại hệ thống tiêu chuẩn đề bạt, tăng tiến đội ngũ cán bộ
quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo các nước trong khu vực và đặc thù của Việt Nam. Hạn chế tình trạng giám đốc giỏi thì thăng tiến lên quản lý ngành (Sở, Bộ…) và ngược lại cán bộ quản lý nhà nước thì được điều về các doanh nghiệp làm quản lý kinh doanh. Lối đề bạt này còn tiếp diễn sẽ góp phần làm suy yếu năng lực điều hành kinh doanh, đồng thời nó cũng làm hành chinhs hoá quá trình điều hành kinh doanh ở các DNNN.