7. Kết cấu của khoá luận
3.2.1. Sắp xếp lại các DNNN
Sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm cơ cấu lại hệ thống DNNN hợp lý về số lượng, quy mô và ngành nghề, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước trong môi trường kinh doanh hội nhập khu vực và Quốc tế. Kết quả sắp xếp doanh nghiệp giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xử lý những DNNN làm ăn không có hiệu quả, kinh doanh thua lỗ kéo dài nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nhà nước.
Để thực hiện tốt các phương án sắp xếp DNNN chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
- Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố phải quán triệt nhận thức đúng đắn về chủ trương sắp xếp DNNN, từ đó triển khai thực hiện phương án sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước đã được duyệt.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích, vận động để mọi người lao động, hưởng ứng và đồng tình với chủ trương sắp xếp DNNN.
- Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài không có hiệu quả thuộc diện giải thể hoặc phá sản nhằm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.
- Phương án sắp xếp lại doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở phương án quy hoạch phát triển kinh tế, sản phẩm mũi nhọn của các Bộ, ngành, địa phương.
42
- Hạn chế việc sát nhập, hợp nhất hoặc chuyển cấp quản lý (từ TW về địa phương hoặc từ địa phương lên TW) theo hình thức lồng ghép giữa doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp thua lỗ đủ điều kiện phá sản. - Việc bán, khoán, cho thuê DNNN là chính sách lớn liên quan trực tiếp đến vấn đề sở hữu nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp. Hiện nay việc bán, khoán, cho thuê mỗi doanh nghiệp đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, kể cả bán khoán, cho thuê doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty.
Do vậy, cần hoàn thiện cơ chế khoán kinh doanh, cho thuê DNNN theo hướng khuyến khích tăng thêm quyền lợi cho người nhận thuê, nhận khoán kinh doanh, người nhận thuê doanh nghiệp có quyền mua lại doanh nghiệp ở năm cuối cùng của hợp đồng với giá trị thấp hơn giá trị của nó trên thị trường, nhằm khuyến khích người thuê nâng cao trách nhiệm trong quản lý, sử dụng doanh nghiệp cho thuê, rút ngắn thời hạn cho thuê doanh nghiệp (dưới 5 năm) để không làm lỡ cơ hội đầu tư đổi mới tài sản của DNNN trong thời gian cho thuê.