Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 42)

7. Kết cấu của khoá luận

3.2.2. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN

Cổ phần hoá (CPH) DNNN là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hay tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho các cán bộ công quản lý và công nhân của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán.

CPH DNNN là một nội dung của đa dạng hoá sở hữu, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là hình thức sở hữu của một đơn vị kinh tế Nhà nước đạt tới hiệu quả kinh tế cao hơn. CPH DNNN hay chuyển DNNN thành công ty cổ phần là một biện pháp chuyển DNNN từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu của Nhà nước. Việc điều hành doanh nghiệp sẽ do các cổ đông tham gia quyết định tuỳ vào cổ phần

43

đóng góp. CPH là một nội dung của đa dạng hoá sở hữu, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của một đơn vị kinh tế Nhà nước nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. CPH DNNN hiện nay đang trở thành vấn đề bức thiết và Nhà nước ta coi đó là một chủ trương lớn trong chính sách cải cách kinh tế.

Mục đích của CPH DNNN là huy động vốn của toàn xã hội, các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Nhờ hình thức huy động vốn trực tiếp, thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, ngân sách và tổ chức tín dụng bớt một phần tài trợ để phát triển kinh doanh, để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm cho người lao động, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN vì hiện nay nhu cầu vay vốn vượt quá sức cung của các nhà tài trợ. Việc chuyển DNNN thành các Công ty cổ phần sẽ tạo điều kiện thiết thực nhất để người lao động trong các DNNN có cổ phần, giúp nâng cao vai trò làm chủ thực sự, thực hiện quyền làm chủ, tạo thêm động lực, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản cho Nhà nước, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Các mục đích của CPH DNNN thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh với chủ sở hữu Nhà nước toàn phần trong doanh nghiệp thành Công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước – tư nhân hoặc Công ty cổ phần tư nhân tạo điều kiện xác lập thị trường tài chính, mà cốt lõi là thị trường chứng khoán để chuyển phương thức vay mượn từ ngân hàng sang huy động vốn trên thị trường Tài chính. Đó là xu hướng “hữu sản hoá công nhân”.

Các mục tiêu trên có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất, khi đạt được mục tiêu chuyển đổi sở hữu thì mục tiêu thu hút vốn, hay thu hồi vốn cho ngân sách sẽ đạt được, và nếu chuyển đổi sở hữu đúng đối tượng thì cán bộ công nhân viên có điều kiện làm chủ thực sự.

Việc CPH DNNN ở nước ta trong những năm qua đã khẳng định được tính ưu việt của nó. Bởi lẽ, CPH DNNN đã đem lại tác dụng to lớn. Cụ thể:

44

- CPH DNNN với mục tiêu giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước đã phát huy được tính tự chủ, năng động của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, CPH làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm không chỉ đối với cán bộ doanh nghiệp mà còn đối với những công nhân, vì sự tồn tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp toéi lợi ích của họ với tư cách là những cổ đông.

- Việc CPH DNNN mà hình thức chủ yếu là phát hành cổ phiếu là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó các nguồn vốn trong xã hội được sử dụng, phát huy hiệu quả. Ở nước ta, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Các nguồn lực còn ở dạng tiềm năng. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp thích hợp và hữu hiệu để khai thác, khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Ngoài ra CPH còn tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào phát triển khu vực kinh tế Nhà nước. Về phía Nhà nước, qua CPH cũng thu lại được một phần vốn trước đây đã đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác, đồng thời giảm bớt được khoản bổ sung vốn cho các DNNN đã cổ phần.

- Với người lao động, thông qua việc mua cổ phần sẽ trở thành chủ doanh nghiệp. CPH DNNN còn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tiền lương của người lao động được đảm bảo vì tổ chức bộ máy của công ty được sắp xếp gon nhẹ, năng động, khu vực hành chính được giảm tối đa, vấn đề chi tiêu trong Công ty cổ phần được giám sát chặt chẽ, giảm tối đa những khoản chi lãng phí. Hơn nữa những cổ đông của Công ty sẽ được đảm bảo về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ.

- Việc CPH DNNN góp phần sắp xếp, đổi mới DNNN một cách gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của của khu vực kinh tế Nhà nước nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung.

45 + Nhận thức đúng đắn về CPH DNNN

Mục tiêu của đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động là làm cho các cấp, các ngành, từng doanh nghiệp, và từng người lao động nhận thức sâu sắc về CPH như một xu thế tất yếu và sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả nước lẫn cá nhân, từ đó tích cực, yên tâm thực hiện cổ phần hoá, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương quan trọng này của Đảng, Nhà nước. Tăng cường giáo dục cho cán bộ Đảng viên trong các cơ quan nhà nước để đổi mới tư duy, có một cách nhìn mới, một quan niệm mới về kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó, về CPH và cải cách DNNN. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN.

Ngược lại, cần làm cho các cấp, các ngành, các DNNN có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới và phát triển DNNN. CPH DNNN không thể làm chệch hướng của nước ta lên CNXH.

+ Hoàn chỉnh cơ chế chính sách

Nhà nước cần soạn thảo và ban hành một văn bản pháp lý cao về CPH để thể chế chủ trương CPH với các quy định rõ ràng, cụ thể về các vấn đề; cổ phần khống chế, tiến trình định giá, chế độ hỗ trợ doanh nghiệp được CPH, chế độ chính sàch đối với người lao động để doanh nghiệp yên tâm triển khai CPH. Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động CPH doanh nghiệp, nâng cao năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu DNNN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động chuyển đổi sở hữu và đa dạng hoá DNNN. Để có căn cứ pháp lý cho việc CPH DNNN. Đồng thời hoàn thiện và xây dựng các định chế thích hợp để thực hiện luật phá sản doanh nghiệp. cùng với việc sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh lại luật phá sản và hệ thống các văn bản hướng dẫn để luật phá sản có thể đi vào cuộc sống, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh và lành mạnh hoá tình hình tài chính, đề nghị

46

chính phủ chỉ đạo sửa đổi tồn tại của một số cơ chế chính sách hiện hành chưa phù hợp và ban hành nhữnh chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện CPH.

Sửa đổi, bổ sung nghị định số 44/1998/NĐ-Chính phủ ra ngày 29/06/1998 của chính phủ về chuyển DNNN thành công ty cổ phần.

Ban hành chính sách xử lý các lao động dân chủ trong DNNN, đảm bảo nguồn tài chính thoả đáng cho việc này.

Xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm cả biện pháp khoanh nợ, xoá nợ và chuyển nợ thành cổ phần ở những doanh nghiệp CPH.

Ban hành những quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Hướng dẫn triển khai quy chế quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đặc biệt là việc cử người trực tiếp quản lý phần vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp.

Có cơ chế cụ thể xử lý đối với những tài sản và nợ loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp, thành lập công ty quản lý tài sản và mua bán nợ theo tinh thần nghị quyết số 11-2000-NQ-CP ra ngày 31/07 của chính phủ để hỗ trợcác doanh nghiệp xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính khi thực hiện các đề án chuyển đổi sở hữu và giảm thiểu tổn thất của Nhà nước trong quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu. Mặt khác, sự ra đời của công ty này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp CPH không đủ điều kiện niêm yết thực hiện mua bán trao đổi cổ phiếu.

Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên mua bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh và gắn bó

47

người lao động với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện CPH, đồng thời giành một phần tỷ lệ cổ phần thích hợp bán ra ngoài để thu hút vốn, kinh doanh quản lý của các cổ đông. Cần mở rộng tỷ lệ mua cổ phần đối với nước ngoài và các tổ chức nước ngoài đã đăng ký thường trú ở Việt Nam. Bỏ khống chế mua cổ phần ưu đãi với các cán bộ quản lý DNNN để họ tích cực tham gia vận động, thực hiện CPH.

Giải quyết thoả đáng đối với số lao động dư thừa trong quá trình CPH và sắp xếp loại DNNN, có thể lập quỹ đền bù (quỹ trợ cấp thất nghiệp) từ các nguồn tài chính như tiền bán cổ phần, ngân sách Nhà nước, viện trợ nước ngoài.

Sớm tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của thị trường chứng khoán để hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường này như một công cụ thúc đẩy, khuyến khích quá trình CPH.

+ Đổi mới và hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế chính sách CPH, bán, khoán, cho thuê DNNN nói riêng theo hướng:

Báo cáo chính trị đại hội IX của Đảng đã khẳng định. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, nền kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Trước mắt, cần có phương án cụ thể giải quyết công nợ và phương pháp xác định giá trị DNNN khi tiến hành CPH, chuyển dần từ hội đồng định giá doanh nghiệp sang hình thức đấu giá theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở thu hút tối đa số lao động hiện tại ở các doanh nghiệp, cần có chính sách rõ ràng, cụ thể để giải quyết quyền lợi cho người lao động dôi dư trong quá trình cơ

48

cấu tại DNNN (những người ra khỏi khu vực DNNN hoặc mất việc làm) cần nghiên cứu sửa đổi một số điều trong bộ luật lao động theo hướng thị trường lao động định hướng XHCN, đặc biệt, nên có phương án để người lao động trực tiếp nhận được các khoản trợ cấp. Thay đổi cơ chế bán cổ phần cho thích ứng với quá trình đa dạng hoá sở hửutong phát triển thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Nhằm thu hút mọi nguồn vốn vào công cuộc chấn hướng kinh tế đất nước.

+ Củng cố lại ban đổi mới doanh nghiệp và đổi thành hội đồng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Hội đồng này gồm 6 thành phần chủ yếu là; các nhà khoa học kinh tế hàng đầu đất nước; các nhà doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh; các cán bộ quản lý ở bộ kế hoạch và đầu tư; Bộ khoa học – công nghệ; Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan với cơ cấu là các nhà khoa học kinh tế và các doanh nghiệp.

+ Tăng cường đầu tư mở rộng chính sách an sinh xã hội cho lực lượng lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp

Bằng cách tổ chức và đào tạo, đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, bồi dưỡng kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, để họ có thể tham gia vào các doanh nghiệp có trang thiết bị hiện đại, hoặc giúp đỡ họ về vốn và các điều kiện khác để thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, ổn định đời sống.

+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương CPH DNNN.

* Lựa chọn doanh nghiệp CPH

Nhà nước cần có những nỗ lực hơn nữa cho việc giải quyết các công ty hoạt động có hiệu quả, có vốn quá nhỏ, bằng cách giải thể, CPH, bán hoặc cho thuê Nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp hoạt động có công ích và những doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc biệt.

49

Việc lựa chọn DNNN sang công ty cổ phần phải tính đến khả năng tham gia của các cá nhân và tổ chức có vốn. Họ là người đầu tư tài chính vì mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, không ai mua cổ phiếu ở các doanh nghiệp thua lỗ. Do đó, trước mắt phải nhằm CPH các doanh nghiệp làm ăn có lãi và tương đối có uy tín trong kinh doanh.

Việc lựa chọn DNNN để CPH còn liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, việc CPH các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phù hợp vớithực tế hiện nay. Trong thời gian tới cần tiến hành CPH các doanh nghiệp có quy mô lớn.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch CPH

Tăng cường công tác chỉ đạo

Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm điểm tiến độ triển khai CPH ở các bộ, địa phương và các tổng công ty 91 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Đồng thời, biểu dương những đơn vị làm tốt, phê phán những đơn vị triển khai không tích cực, kiên quyết xử lý đối với những cán bộ được giao nhiệm vụ CPH nhưng còn chần chừ, do dự, hoặc có những hành vi cản trở tiến trình CPH. Báo cáo cho Chính phủ tại kỳ họp thứ 5 – Quốc hội khoá X đã chỉ rõ “Các bộ, ngành, Tổng công ty và các địa phương trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chỉ đạo chặt chẽ việc tiến hành CPH các doanh nghiệp đã được phê duyệt” Chính phủ cần kiện toàn và củng cố bộ máy chỉ đạo thực hiện CPH. Phải tạo được nhận thức và xác định vai trò quản lý của Nhà nước đối với các công ty cổ phần.

Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện CPH. Kết hợp sự chỉ đạo tập trung của Nhà nước và đăng ký tự nguyện của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Căn cứ vào những quy định chung của việc lựa chọn doanh nghiệp CPH và điều kiện cụ thể của ngành và địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm tiến hành phan loại các doanh nghiệp, xác định các doanh

50

nghiệp vào diện CPH: loại cần tiếp tục 100% của vốn Nhà nước, loại cần CPH và mức độ CPH. Đó là cơ sở để xác định chương trình CPH. Các doanh nghiệp liên quan sẽ chủ động xúc tiến các công việc chuẩn bị cần thiết.

Đổi mới hoạt động của ban chỉ đạo CPH của ngành, địa phương theo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)