Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 33)

7. Kết cấu của khoá luận

2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu

- Về mặt khách quan.

Chúng ta tiến hành đổi mới, chuyển các DNNN sang hoạt động theo cơ chế thị trường trên cơ sở tiếp nhận một hệ thống DNNN với cơ cấu dàn trải, công nghệ lạc hậu và cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp được hình

34

thành từ nhiều năm trước đây để lại; những khó khăn dồn tích lại nhiều và quá lớn, không thể khắc phục trong thời gian ngắn; khả năng ngân sách lại rất hạn hẹp, nhiều năm bị bao vây cấm vận ngặt nghèo, gần đây lại gặp những khó khăn gay gắt do khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực (hàng loạt các doanh nghiệp của nhà nước cũng bị phá sản). nhiều năm gần đây thiên tai liên tiếp xảy ra ở diện rộng.

- Về mặt chủ quan.

Những bất cập về mặt nhận thức, yếu kém trong lãnh đạo và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng là nguyên nhân trực tiếp đối với nhiều vấn đề bức xúc của khu vực DNNN hiện nay.

+ Về hiệu quả hoạt động:

Trong việc xây dựng mới và cải tạo các DNNN chưa có quy hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn và phát triển kinh doanh, đặc biệt là không tính đến sự biến động của thị trường. Từ đó dẫn đến đầu tư thiếu trọng tâm, kém hiệu quả, gây lãng phí và thất thoát. Tuy nhiên, sau nhiều năm đổi mới cơ chế thị trường việc đầu tư sai vẫn tiếp diễn (nhiều nhà máy đường, xi măng lò đứng, bia, thuốc lá, gạch ngói địa phương…). Sự quản lý của Nhà nước không đủ hiệu lực để ngăn chặn tình trạng đầu tư không tính đến giá thành. Có những ngành hoặc địa phương vẫn muốn tranh thủ càng nhiều vốn Nhà nước càng tốt (kể cả dùng vốn vay nước ngoài) để xây dựng cho được những doanh nghiệp không thật cần thiết của ngành mình, địa phương mình, có khi vì những mục đích ngoài kinh tế. Vì vậy hiệu quả hoạt động của các DNNN kém.

+ Tình trạng thiếu vốn phổ biến.

DNNN quyết định thành lập, nhưng không đủ vốn cho sản xuất kinh doanh buộc phải đi vay với lãi suất ngân hàng. Xét về số tuyệt đối. năm 2008 vốn Nhà nước bình quân của một tổng công ty là 3.661 tỷ đồng (tương đương với 240 triệu USD) nhưng lại có đến 14/17 tổng công ty 91 (tức là 8,2%) có

35

số vốn dưới mức bình quân đó. Vốn của tổng công ty 90, còn thấp hơn nhiều: Bình quân một tổng công ty 90 chỉ có 280 tỷ đồng, trong đó có 80% tổng công ty 90 có mức vốn thấp hơn mức bình quân, 35% số tổng công ty 90 có vốn Nhà nước dưới 100 tỷ đồng. Khả năng tích lợi nhuận để lạp quỹ phát triển sản xuất rất thấp; số vốn lưu động hiện có cũng chỉ lưu động cho kinh doanh được khoảng 50%, số nợ lại nằm ở vật tư mất mát kém phẩm chất, công nợ không thu hồi được…70%- 90% vốn lưu động của DNNN phải đi vay ngân hàng. [8,tr.10].

+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu.

Phần lớn các DNNN được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, có những thiết bị lạc hậu, già cỗi, sản xuất từ những năm 50, 60 (theo một cuộc điều tra của Viện bảo hộ lao động giữa những năm 1999 thì trên 70% là khấu hao, gần 50% đã được tân trang; theo báo cáo của Bộ khoa học, công nghệ và Môi trường, thì công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm) ;mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50%, thậm chí 38% số này ở dạng thanh lý.

+ Số lao động dư thừa rất lớn:

Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp TW (nay là ban chỉ đạo, Đổi mới và phát triển doanh nghiệp). Năm 2000 đưa ra con số là 4% tổng số lao động số liệu của Bộ lao động, Thương binh và xã hội là 6%). Có một số địa phương, ngành số lao động dôi dư khá lớn, như: Hải Dương 33%, Nam Định 27%, Nghệ An 165, Hải Phòng 15%, Thanh Hoá 10%. Tổng công ty thép có 12%, Bộ thuỷ sản có 14% lao động dôi dư. (tổng cục thống kê)

+ Doanh nghiệp không được tự chủ về tài chính:

Có thể coi đây là trở ngại rất quan trọng khiến doanh nghiệp không thể tự chủ kinh doanh. Đại diện chủ sở hữu của tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp là ai, cho đến nay vẫn không rõ, gây ra nhiều lúng túng, khó khăn trong việc

36

sử dụng tài sản đó. Cơ quan chức năng quản lý tài sản của DNNN về cơ bản vẫn đang thực hiện quản lý theo kiểu cũ. Cơ chế tài chính và hạch toán của DNNN bị những ràng buộc vô lý trói chặt từ nhiều năm mà vẫn không được sửa đổi. nhiều doanh nghiệp cho rằng từ Nghị định 59/CP đến Nghị định 27/1999 về quản lý tài chính DNNN, sự đổi mới không nhiều, vẫn những ràng buộc về những khoản chi phí, những bất hợp lý đã rõ như khoản thu về sử dụng vốn trong đó kể cả những tài sản do doanh nghiệp tự đầu tư từ nguồn tích luỹ hoặc vay ngân hàng để xây dựng, nay đều bị coi là tài sản của Nhà nước và buộc doanh nghiệp chịu thuế vốn. Doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh cũng không được, phải theo khung thời gian khấu hao.

+ Không được chủ động về nhân sự và tiền lương:

Cho đến nay DNNN vẫn không chủ động trong việc sắp xếp lại số lượng lao động, giảm bớt người không phù hợp, tuyển thêm người mới, vì Nhà nước chưa có đủ các chính sách phù hợp để giải quyết công ăn việc làm và đời sống của lao động dư thừa. Chế đọ tiền lương, các thang lương, bậc lương trong DNNN còn nhiều bất hợp lý giữa khu vực kinh doanh với khu vực hành chính sự nghiệp, giữa doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau và ngay trong nội bộ doanh nghiệp. tiền lương , và tiền thưởng vẫn bị khống chế. Lương của công nhân cũng như của những người quản lý doanh nghiệp cơ bản vẫn không được trả theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà theo quy định của cơ quan chức năng.

+ Tổ chức quản lý không phù hợp:

Mặc đù có những chủ trương xoá bbỏ chủ quản nhưng hiện đang có quá nhiều cấp, nghành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tình trạng phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp,nhiều ngành cùng ra sức “tăng cường quản lý”, công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho

37

DNNN hoạt động. Đặc biệt là cơ chế “Bộ chủ quản”, “Cấp chủ quản” đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phân chia “quốc doanh TW”, “quốc doanh địa phương”, đã tạo ra nhiều bất hợp lý, phân biệt đối xử ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Trong nội bộ mỗi DNNN, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp dân doanh; nhiều ban, bệ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà chư được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ quản lý cán bộ quản lý của DNNN gấp tới 2 đến 3 lần so với doanh nghiệp dân doanh cùng ngành nghề và quy mô, cùng có số tài sản cố định như nhau nhưng DNNN có số lượng lao động gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Như vậy, hiệu quả kinh tế thấp là dễ hiểu.

Mấy năm gần đây, nhiều DNNN đã được sắp xếp lại trong cơ cấu tổng công ty 90, 91. Thế nhưng, có những tổng công ty được tổ chức theo lối hành chính bằng số cộng đơn thuần không dựa trên tính tất yếu về kinh tế, dẫn đến tình trạng không mang lại kết quả như mong muốn, mà một số tổng công ty đã trở thành vật cản đối với công ty thành vieen trong kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ giữa Hội đồng quản trị với tổng Giám đốc, giữa Tổng công ty với Bộ, uỷ ban nhân dân địa phương còn nhiều điểm chua được quy định rõ ràng.

+ Môi trường kinh doanh chưa hoàn chỉnh:

Môi trường kinh doanh ở nước ta còn nhiều bất cập. Điển hình là hệ thống tài chính, ngân hàng, giá cả chưa thực sự được xây dựng theo KTTT. Tình trạng buộc ngân hàng cho DNNN vay theo lịch vẫn còn diễn ra, ngân hàng thụ động không chịu trách nhiệm về hiệu quả vốn cho vay và thu hồi nợ; khi gặp nợ khó đòi thì buộc ngân hàng phải khoanh nợ, giãn nợ cho vay mới để trả nợ cũ. Cũng chưa có hệ thống văn bản pháp quy để khuyến khích cạnh tranh hợp pháp và kiểm soát độc quyền. Các thị trường yếu tố sản xuất chưa hoàn chỉnh. Đó là không kể những thủ tục hành chính, cơ chế xin –cho và

38

những hành vi nhũng nhiễu của không ít công chức đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. DNNN còn phải tham gia các nhiệm vụ xã hội mà đáng lẽ không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, phải đóng góp nhiều khoản cho phường, xã, cho các tổ chức, đoàn thể địa phương, tuy manh danh nghĩa tự nguyện nhưng thực chất là áp đặt nhiều khi quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

39

Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quan điểm và mục tiêu

Đại hội VIII của Đảng đã đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta từ nay đến năm 2020, trong đó khẳng định về lĩnh vực quan hệ sản xuất đó là: “chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, phát huy được các nguồn lực, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội” [3,tr.81]

Về kinh tế nhà nước, Đại hội Đảng VIII khẳng định: “kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền tảng trong nền kinh tế” [3,tr. 81]. Nhiệm vụ đặt ra đối với khu vực kinh tế nhà nước đó là: “ đổi mới căn bản tổ chức, quản lý nâng cao hiệu quả khu vực DNNN… Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trực tiếp giữa các DNNN với nhau, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân, cá thể và các công ty nước ngoài”[3,tr.233].

Đến Đại hội IX ttiếp tục khẳng định: “ Trong nền kinh tế của ta, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trong và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong 5 năm tới cở bản hoàn thành việc củng cố sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả [4,tr.30].

40

Đại hội XI của Đảng khẳng định cần phải tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kinh tế nhà nước kết hợp cùng các thành phần kinh tế khác tạo nên sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Trên cơ sở đó quan điểm và mục tiêu phát triển DNNN những năm tới là:

- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với các thành phần kinh tế khác trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

- Tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh của cơ chế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà nước chỉ quản lý về mặt giá trị dưới hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp là pháp nhân kinh tế, có quyền của người kinh doanh, chi phối các yếu tố sản xuất và giữ quyền nắm giữ tài sản của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh từ khả năng tài chính của mình và huy động vốn của xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Thay đổi phương thức quản lý DNNN, tạo điều kiện phát triển cho DNNN, ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.

41

- Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước.

3.2. Một số giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Sắp xếp lại các DNNN

Sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm cơ cấu lại hệ thống DNNN hợp lý về số lượng, quy mô và ngành nghề, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước trong môi trường kinh doanh hội nhập khu vực và Quốc tế. Kết quả sắp xếp doanh nghiệp giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xử lý những DNNN làm ăn không có hiệu quả, kinh doanh thua lỗ kéo dài nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nhà nước.

Để thực hiện tốt các phương án sắp xếp DNNN chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

- Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố phải quán triệt nhận thức đúng đắn về chủ trương sắp xếp DNNN, từ đó triển khai thực hiện phương án sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước đã được duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích, vận động để mọi người lao động, hưởng ứng và đồng tình với chủ trương sắp xếp DNNN.

- Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài không có hiệu quả thuộc diện giải thể hoặc phá sản nhằm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.

- Phương án sắp xếp lại doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở phương án quy hoạch phát triển kinh tế, sản phẩm mũi nhọn của các Bộ, ngành, địa phương.

42

- Hạn chế việc sát nhập, hợp nhất hoặc chuyển cấp quản lý (từ TW về địa phương hoặc từ địa phương lên TW) theo hình thức lồng ghép giữa doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp thua lỗ đủ điều kiện phá sản. - Việc bán, khoán, cho thuê DNNN là chính sách lớn liên quan trực tiếp đến vấn đề sở hữu nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp. Hiện nay việc bán, khoán, cho thuê mỗi doanh nghiệp đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, kể cả bán khoán, cho thuê doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty.

Do vậy, cần hoàn thiện cơ chế khoán kinh doanh, cho thuê DNNN theo hướng khuyến khích tăng thêm quyền lợi cho người nhận thuê, nhận khoán kinh doanh, người nhận thuê doanh nghiệp có quyền mua lại doanh nghiệp ở năm cuối cùng của hợp đồng với giá trị thấp hơn giá trị của nó trên thị trường, nhằm khuyến khích người thuê nâng cao trách nhiệm trong quản lý, sử dụng doanh nghiệp cho thuê, rút ngắn thời hạn cho thuê doanh nghiệp (dưới 5 năm) để không làm lỡ cơ hội đầu tư đổi mới tài sản của DNNN trong thời gian

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)