Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 111)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

các đơn vị sự nghiệp y tế

Tự chủ về tài chính đóng vai trò quyết định, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện cơ cấu lại bộ máy, số lượng cán bộ, định hướng phát triển nguồn lực. Nhờ được giao quyền tự chủ các đơn vị sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực…phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho các cơ sở y tế được tự chủ trong các hoạt động thực hiện việc phân loại đơn vị sự nghiệp y tế thành 4 nhóm dựa trên cơ sở, mức độ bảo đảm chi phí hoạt động từ các nguồn thu cụ thể:

2.Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển

3.Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí, hoạt động thường xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.

5.Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do nhà nước bảo đảm toàn bộ.

Mỗi nhóm có cơ chế hoạt động, tổ chức, biên chế tài chính phù hợp; trong đó, đơn vị nhóm 1 được giao quyền tự chủ cao nhất.

Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43 là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, thật sự đã đem lại hiệu quả đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên để các bệnh viện thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thời gian tới nhà nước cũng như các bộ ngành liên quan cần tháo gỡ những vướng mắc đang cản trở quá trình tự chủ đó. Qua khảo sát các bệnh viện từ tuyến tỉnh xuống đến tuyến huyện đều kiến nghị cần sớm 'cởi nút thắt' viện phí. Chính sách viện phí đã thực hiện gần 20 năm, đến nay không còn phù hợp với sự phát triển. Việc thực hiện Nghị định 43 thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Khi chất lượng dịch vụ tăng sẽ khuyến khích người bệnh đến khám, chữa bệnh và làm tăng thu. Nhưng thực tế vấn đề này chưa giải quyết được vì giá viện phí chưa sửa đổi, bổ sung. Cải thiện chất lượng dịch vụ ngoài việc nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ thì phải tăng chi phí. Nhưng hiện nay nhiều dịch vụ làm càng nhiều, bệnh viện càng lỗ, do đó sửa đổi chế độ viện phí sẽ khắc phục và góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Các đơn vị được tự chủ về các khoản thu, mức thu, quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính. Căn cứ vào khả năng tài chính và tình hình thực tế, thủ trưởng đơn vị được quyết định sử dụng một phần nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa lớn nhà cửa, cơ sở hạ tầng để tăng cường năng lực phục vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có) được trích lập quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập; Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Bên cạnh việc giao quyền tự chủ cần gắn trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị để quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn tài chính, nguồn lực của đơn vị. Nâng cao trách nhiệm cũng sẽ giúp giảm bớt các thủ tục, bớt các khâu trong quá trình thẩm định các đề án, dự án của bệnh viện khi thực hiện tự chủ. Ðồng thời các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng tinh thần của cơ chế tự chủ; lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật có mức thu cao, lạm dụng các xét nghiệm.

Các ngành liên quan cần bảo đảm đúng tiến độ lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Khi đó chi phí khám chữa bệnh chủ yếu sẽ do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, thuận lợi trong việc áp dụng các phương thức chi trả mới mà nếu người dân chi trả trực tiếp rất khó thực hiện, như chi trả trọn gói theo nhóm bệnh, theo trường hợp bệnh, thanh toán theo định xuất... Các bệnh viện có điều kiện để cải tiến phác đồ điều trị cho phù hợp, thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí không cần thiết trong việc sử dụng thuốc cũng như các dịch vụ kỹ thuật so với phương thức thanh toán theo phí dịch vụ như hiện nay. Việc thực hiện tự chủ trong các bệnh viện cần hết sức thận trọng, vì các nguồn thu, chi đều liên quan trực tiếp đến người bệnh. Các bệnh viện xác định khám chữa bệnh là dịch vụ công đáp ứng an sinh xã hội mà nâng cao chất lượng dịch vụ đó để thu hút người bệnh, nhất là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Phát huy tính tự chủ nhưng Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, nhất là cho các vùng kinh tế - xã hội khó khăn để các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)