Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 110)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh

Xã hội hóa hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào việc phát triển sự nghiệp y tế nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về y tế trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân. Huy động các nguồn vốn đầu tư, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tăng số giường bệnh; xây dựng thêm các bệnh viện mới; phát triển y tế ngoài công lập; tạo điều kiện khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân, chia sẻ gánh nặng với các cơ sở y tế Nhà nước.

Xã hội hoá hoạt động y tế bao gồm: Đa dạng hoá hình thức cung cấp dịch vụ y tế (nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân...) trong đó, y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cho phép nhiều lực lượng hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dưới sự quản lý của nhà nước, nhằm cung cấp các dịch vụ y tế ngày càng thuận tiện hơn cho người dân; Thành lập các phòng khám chữa bệnh nhân đạo. Mở rộng các phòng khám tư nhân, quầy thuốc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà, tủ thuốc tại các trạm y tế xã phục vụ sức khoẻ cộng đồng.

Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động y tế có thể áp dụng các biện pháp sau:

Đa dạng hoá các loại hình phục vụ, chăm sóc sức khỏe, cho phép thành lập các bệnh viện bán công, bệnh viện tư nhân, bệnh viện liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp dược phẩm tư nhân hoặc cổ phần.

Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhà nước tài trợ một phần đồng thời khuyến khích Hội chữ thập đỏ, các hội từ thiện, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế của nhà nước và nhân dân đóng góp để xây dựng các quỹ trợ giúp cho người nghèo được khám chữa bệnh, mua BHYT cho các gia đình có công với nước và cho người nghèo.

Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế ở cơ sở, huy động sự đóng góp cả về nhân lực, vật lực, tài lực của nhân dân để phát triển mạng lưới y tế cơ sở,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu hút lực lượng ngoài công lập tham gia vào các chương trình y tế cơ sở, làm cộng tác viên của mạng lưới y tế địa phương; Đào tạo y sỹ, y tá, dược sỹ và có chính sách động viên họ về công tác tại các cơ sở y tế xã.

Thực hiện việc liên doanh, liên kết để huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế nhưng cần hạn chế tiến đến loại bỏ hình thức liên doanh, liên kết đặt máy trong phạm vi khuôn viên bệnh viện công, tăng cường vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hang phát triển Việt Nam… đồng thời cần quy định một số loại thiết bị lớn liên doanh, liên kết phải phù hợp với quy hoạch nên cần được UBND tỉnh phê duyệt, tránh đầu tư lãng phí, lạm dụng kỹ thuật, ảnh hưởng đến người bệnh.

Tuy nhiên, cần thiết lập khung pháp luật cho hệ thống y tế tư nhân và nhà nước, đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng dịch vụ, ban hành luật và các qui chế để quản lý các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ công cộng và tư nhân, áp dụng vào thực tiễn các luật và qui chế này thông qua một hệ thống thanh tra và giám sát thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)