Đổi mới phương thức lập và giao dự toán chi ngân sách cho Y tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 104)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Đổi mới phương thức lập và giao dự toán chi ngân sách cho Y tế

Hiện nay, xu hướng cải cách quản lý tài chính công của các nước trên thế giới là đổi mới quy trình lập, phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lấy tiêu thức kết quả đầu ra (của quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực công) làm căn cứ chủ yếu để lập dự toán, để thiết lập quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN. Đối với lĩnh vực y tế cũng cần đổi mới phương pháp lập và phân bổ dự toán theo kết quả đầu ra.

Quy trình thực hiện: Việc xác định nhu cầu nguồn lực cho mục đích khám chữa bệnh nhất định thường được xây dựng với kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích. Trước hết các mục tiêu cần được cụ thể hóa thông qua các mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu trung gian là các đầu ra trực tiếp của ngành y tế. Với các yêu cầu về đầu ra như vậy, cần xác định cụ thể các hoạt động. Khi đã xác định các hoạt động cần phải thực hiện, thì phải xác định được các nhu cầu đầu vào. Khác biệt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra là ở chỗ, cho dù cuối cùng nhu cầu chi phí cũng được xây dựng trên cơ sở các đòi hỏi đầu vào, nhưng nhu cầu các đầu vào trong quản lý trên cơ sở đầu ra (1) được xây dựng từ các mục tiêu, kết quả cần đạt được và (2) trên cơ sở các phân tích, lựa chọn phương án của cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách và quá trình thẩm định xét duyệt của các cơ quan chuyên môn. Giá cả của các đầu vào này là giá thị trường với các phương thức mua - bán được xác định cụ thể (đấu thầu...).

Đối với quản lý trên cơ sở đầu ra, việc xác định được nhu cầu kinh phí tổng thể để thực hiện một mục tiêu, đầu ra nhất định mới chỉ là một khâu. Vấn đề tiếp theo là phải xây dựng các nhu cầu kinh phí năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động để thực hiện đầu ra. Các kế hoạch kinh phí năm phải được đưa vào dự toán ngân sách năm và được đảm bảo việc phân bổ ngân sách.

Để có thể cân đối các nhu cầu kinh phí này với khả năng nguồn lực, thì điều kiện cần thiết là phải thiết lập được một khung tài chính, ngân sách trung hạn cho ngành y tế. Ở mức đơn giản, như đã đề cập, khung tài chính, ngân sách trung hạn cho lĩnh vực y tế chỉ xác định giới hạn nguồn lực trong trung hạn và các mục tiêu y tế tương ứng. Các chương trình chi tiêu cụ thể, các kế hoạch năm để đạt được các đầu ra, kết quả nhất định phải nằm trong kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn. Việc lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn giúp ngành chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ, phù hợp với trần ngân sách được nhà nước giao, đồng thời có giải pháp huy động thêm các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên của ngành theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

Trong quá trình lập, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn; việc xác định các yếu tố đầu ra và kết quả là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vấn đề quan trọng và cũng không dễ dàng. Chỉ khi xác định được tiêu chí kết quả, đầu ra, thì việc đo lường, đánh giá các kết quả và sử dụng các thông tin kết quả này trong các khâu lập, duyệt, phân bổ, thực hiện, theo dõi, đánh giá trong chu trình ngân sách mới có thể thực hiện và cũng chỉ khi xác định được kết quả, đo lường, đánh giá được kết quả và có hệ thống thông tin kết quả, đầu ra hữu hiệu thì các trông đợi về việc cải thiện hiệu quả quản lý ngân sách từ phương thức quản lý dựa trên kết quả đầu ra mới có tính khả thi.

Việc phân biệt khái niệm sản lượng/đầu ra của các hoạt động và kết quả cuối cùng hay các tác động xã hội là vấn đề cơ bản trong phân bổ các nguồn lực và trách nhiệm giải trình. Đầu ra của các hoạt động là các hàng hoá dịch vụ được sản xuất và cung ứng. Kết quả cuối cùng là những hệ quả tiếp theo trên cơ sở sản lượng/đầu ra của các hoạt động đã được cung ứng.

Đối với lĩnh vực y tế, các chỉ số đo lường kết quả, đầu ra có thể xác định là:

- Sản lượng/đầu ra: Số cơ sở khám chữa bệnh, chương trình khám chữa bệnh (phạm vi, chất lượng), chất lượng của các y bác sĩ....

- Kết quả: tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe định kỳ, tuổi thọ, chí phí dịch vụ trung bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với ngành y tế tỉnh thái nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)