- Các sổ sách, chứng từ sử dụng: sổ chi tiết và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627
- Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất.
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ như sau: chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ phát sinh và cho từng mã sản phẩm trên các sổ chi tiết TK 621,TK 622,TK 627.căn cứ vào sổ chi tiết các loại chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục làm cơ sở để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng.
Căn cứ các số liệu về chi phí NVLTT,chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp lại và kết chuyển sang TK 154:
Nợ TK 154: 3.938.996.589 Có TK 621:3.258.570.958 Có TK 622: 403.339.137 Có TK 627: 277.086.494
SV: Đào Thị Vân Anh 71
CÔNG TY TNHH AMAHY
Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên
Bảng 2 – 19
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 10 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ NT GS Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK ĐƯ Số phát sinh S H NT Nợ Có Số dưđầu kỳ 30/10 30/10 Kết chuyển chi phí NVLTT 6211 3.258.570.958 30/10 30/10 Kết chuyển chi phí NCTT 6221 403.339.137 30/10 30/10 Kết chuyển chi phí SXC 627 277.086.494 30/10 30/10 Thành phẩm nhập kho 155 3.938.996.589 Cộng phát sinh 3.938.996.589 Dư cuối kỳ 0
(Nguồn tài liệu: Công ty AMAHY) Ngày 30 tháng 10 năm 2014
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Công ty
SV: Đào Thị Vân Anh 72
2.2.5.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty.
Do đặc thù của loại hình doanh nghiệp cơ khí chế tạo ở công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên, sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm:
+ Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm chưa được lắp ráp.
+ Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm chưa được đóng gói.
Mặc dù vậy, công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Điều này là do: Số SPDD cuối kỳ là không nhiều nên kế toán công ty không tính giá trị SPDD vào giá thành sản phẩm cuối kỳ.
Do công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Mọi chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng.
2.3 Phương pháp tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùngôtô xe máy Hưng Yên. TNHH sản xuất phụ tùngôtô xe máy Hưng Yên.
2.3.1 Đối tượng tính giá thành của Công ty.
Công ty sản xuất các loại sản phẩm tuy không đa dạng nhưng rất phức tạp. Mỗi một sản phẩm có tác dụng và tính năng khác nhau với các thông số kỹ thuật – kinh tế cũng rất khác nhau. Mỗi sản phẩm được tạo thành từ nhiều loại vật tư ban đầu khác nhau. Mà các sản phẩm đó được sản xuất hàng loạt nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm hoàn thành, trong đó quan tâm tới là sản phẩm bộ ly hợp xe máy C100.
2.3.2 Kỳ tính giá thành
Tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên, trong vòng một tháng thành phẩm được nhập kho thường xuyên, do đó kỳ tính giá thành của công ty được xác định là hàng tháng, từ đó sẽ giảm bớt được khối lượng công việc kế toán.
2.3.3 Đơn vị tính: Bộ
2.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành.
SV: Đào Thị Vân Anh 73
Công thức tính giá thành theo phương pháp giản đơn: Z = DDđk + PStk – DDck.
Trong đó:
+ Z : tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ DDđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
+ PStk: Giá trị sản phẩm phát sinh trong kỳ.
+ DDck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vì công ty không đánh giá sản phẩm làm dở nên chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được xem là không có. Do vậy,tổng giá thành của một số sản phẩm hoàn thành hay công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
SV: Đào Thị Vân Anh 74
CÔNG TY TNHH AMAHY
Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên
Bảng 2 – 20 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2014 Sản phẩm: Bộ ly hợp xe máy C100( LH1) Số lượng hoàn thành: 9.911 bộ, Đơn vị tính: VNĐ STT Khoản mục chi phí Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí SPDD cuối kỳ Tổng giá thành nhập kho Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 3.258.570.958 0 3.258.570.958 328.783 + NVL chính TT 0 3.076.507.304 0 3.076.507.304 310.413 + NVL phụ TT 0 182.063.654 0 182.063.654 18.370 2 Chi phí NCTT 0 403.339.137 0 403.339.137 40.696 3 Chi phí SXC 0 277.086.494 0 277.086.494 27.958 Cộng 0 3.938.996.589 0 3.938.996.589 397.437
(Nguồn tài liệu: Công ty TNHH AMAHY) Ngày 30 tháng 10 năm 2014
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Công ty
SV: Đào Thị Vân Anh 75
CÔNG TY TNHH AMAHY
Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên
Bảng 2 – 21 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 10 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ
Diễn giải Đã ghi
sổ cái Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số hiệu NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 …. …. …. …. …. …. …. …. 30/10 30/10 Nhập kho thành phẩm hoàn thành LH1 X X 155 154 3.938.996.589 3.938.996.589 … …… ……… ……… …… ………… ……….. … …… ……… ……… …… ………… ………..
(Nguồn tài liệu: Công ty TNHH AMAHY) Ngày 30 tháng 10 năm2014
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Công ty
SV: Đào Thị Vân Anh 76
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT PHỤ TÙNG
ÔTÔ XE MÁY HƯNG YÊN.
3.1 Nhận xét chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Hưng Yên.
3.1.1 Ưu điểm:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn phải triệt để thực hiện hai mục tiêu cơ bản là hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nắm bắt và nhận thức đúng đắn tình hình đó Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Hưng Yên từ các phòng ban đến phân xưởng sản xuất luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất hạch toán của mình. Nhất là phòng kế toán của Công ty luôn được chăm lo đến công tác kế toán sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà chất lượng và thị phần của Công ty ngày càng được mở rộng. Đây là một thành tựu lớn không chỉ trong công tác sản xuất sản phẩm mà còn của công tác kế toán nhất là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Về bộ máy kế toán: Công TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy xây dựng một bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng khá hoàn thiện và tính chuyên nghiệp cao. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ tập hợp lại cho kế toán tổng hợp và được kế toán trưởng kiểm tra xác định lỗ lãi lập báo cáo tháng.Với việc phân chia cụ thể từng phần hành cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc đồng thời kế toán tổng hợp thường xuyên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh để điều chỉnh những lỗi trong công tác hạch toán. Phòng kế toán tiến hành họp định kỳ đầu tuần để đánh giá công việc tuần trước của từng thành viên,
SV: Đào Thị Vân Anh 77
chính vì vậy đã nâng cao trách nhiệm, phát huy được tính trách nhiệm cao trong công việc.
Hơn nữa công ty đã sử dụng phần mềm kế toán, những việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng kịp thời.
Công ty đã quản lý khá chặt chẽ việc tổ chức quản lý chi phí sản xuất đến từng bộ phận.
+ Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty tuy có nhiều loại nguyên vật liệu nhưng chi phí tiêu hao hoàn toàn không có vì nguyên vật liệu của Công ty dưói dạng phôi bán thành phẩm mà chỉ có tỷ lệ hàng hỏng trong quá trình sản xuất. Bộ phận kế toán có kế toán thống kê dưới các bộ phận nên tỷ lệ hàng hỏng được nắm bắt rất chi tiết cụ thể từng ngày giúp ban Giám đốc có những quyết định đúng đắn trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
+ Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đã tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên gắn với kết quả kinh doanh tạo nên động lực cho người lao động hăng say sản xuất, từ đó nâng cao nămg suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó là hàng năm công ty còn tổ chức thi tay nghề cho người lao động kèm với chế độ khen thưởng rõ ràng cụ thể.
+ Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng cũng được tính dựa vào kết quả kinh doanh. Các chi phí khác như chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền công ty đều có định mức cụ thể cho từng bộ phận. Nếu sử dụng dưới định mức công ty có chế dộ khen thưởng, còn nếu sử dụng quá định mức sẽ phải đền bù, trừ lương, cắt chế độ khen thưởng.
+ Hàng tháng công ty có tổ chức họp các trưởng các bộ phận đánh giá lại quá trình sản xuất kinh doanh của tháng, đánh giá công việc thông qua sản lượng hoàn thành, tiêu thụ được trong tháng và quan trọng nhất là giá thành đã được tiết kiệm như thế nào. Từ đó có biện pháp kịp thời giúp nâng cao hơn nữa việc kinh doanh.
SV: Đào Thị Vân Anh 78
3.1.2 Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cũng có một số hạn chế sau:
+ Về bộ máy kế toán của công ty :
Trên thực tế hiện nay, công ty có bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ. Chính vì thế,dẫn đếnmột nhân viên kế toán phải kiêm quá nhiều phần hành kế toán. Điều này làm cho nhân viên kế toán không có nhiều thời gian kiểm tra lại các nghiệp vụ mà mình đã phản ánh. Kế toán tổng hợp và kế toán trưởng phải kiểm tra liên tục các nghiệp vụ phát sinh của từng phần hành để kiểm soát sai phạm.
+ Về các khoản trích theo lương:
Công ty có số lượng lao động khá đông nhưng lại tổ chức công đoàn lại chưa có, vì vậy khoản trích theo lương không có kinh phí công đoàn. Điều này không đúng quy định của luật lao động.
+ Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở đang cuối kỳ tại công ty:
Trong quá trình sản xuất, cuối kỳ có 1 số SPDD nhưng kế toán bỏ qua không tính. Do đó, việc tính giá thành thành phẩm không chính xác ( kế toán công ty cho rằng số lượng SPDD không nhiều nên bỏ qua).
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện.
Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Hưng Yên, dựa vào thực trạng của công ty và kiến thức em đã học, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhắm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm như sau:
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất:
Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trong sản xuât chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài và có giá trị tương đối lớn, dưới dạng phôi bán thành phẩm. Muốn tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu ta cần khuyến khích công nhân thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất làm giảm thiểu tỷ lệ hỏng. Tiết kiệm được chi phí thu mua, vận chuyển, thuế nhập khẩu và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
SV: Đào Thị Vân Anh 79
Chi phí vận chuyển đã được Công ty tính trong giá bán cho khách hàng, Chính vì vậy việc kết hợp vận chuyển cũng giảm đáng kể giá thành sản phẩm.
- Nâng cao năng suất lao động:
Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động bên cạnh đó công ty cũng nên tăng cường giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về an toàn lao động.
- Nghiên cứu thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, Công ty không những giữ vững thị trường mà còn phải mở rộng, tìm kiếm thị trường tiềm năng.
3.2 Một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Hưng Yên.
3.2.1 Ý kiến đề xuất thứ nhất về bộ máy kế toán công ty
+ Lý do đề xuất:công ty có bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ. Chính vì thế, dẫn đến một nhân viên kế toán phải kiêm quá nhiều phần hành kế toán gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các nhân viên kế toán. . Đặc biệt,kế toán thanh toán - ngân hàng kiêm luôn kế toán tiền lương điều này chưa hợp lý.
+ Phương pháp giải quyết: Công ty nên tuyển thêm kế toán tiền lương vì công ty có số lượng sản phẩm hoàn thành tương đối nhiều nên khá phức tạp về mặt quản lý và tính toán các khoản phải trả người lao động.
+ Kết luận: các nhân viên kế toán sẽ tập trung cao độ vào phần hành kế toán mình được giao và cũng có nhiều thời gian để kiểm tra lại các nghiệp vụ đã phản ánh,tránh nhầm lẫn, sai xót nhiều lần và giảm bớt áp lực công việc để làm việc tốt hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán nói riêng cũng như hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nói chung.
SV: Đào Thị Vân Anh 80
3.2.2 Ý kiến đề xuất thứ hai về các khoản trích theo lương.
− Lý do đề xuất: do công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên là công ty tư nhân không có tổ chức công đoàn cơ sở. Công ty không trích 2% kinh phí công đoàn là thiếu đi số tiền KPCĐ trong giá thành sản phẩm theo qui định hiện hành về các khoản trích theo lương.
− Phương pháp giải quyết: Công ty nên thành lập tổ chức công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và bổ sung vào các khoản trích theo lương của công ty TK 3382( 2%) theoquy định của luật lao động. Từ đó, toàn bộ các khoản mục chi phí liên quan tới các khoản trích theo lương phải được tính lại:
→Trên cơ sở số liệu tính thêm 2% KPCĐ theo qui định, ta có bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương như bảng 2 - 22 dưới đây. Theo bảng này thì chi phí các khoản trích theo lương của doanh nghiệp tăng lên là:
853.631.573 x 2% =17.072.631 đồng.
• do chi phí các khoản trích theo lương của CN trực tiếp sản xuất tăng thêm 2% KPCĐ nên tổng cộng chi phí của CN trực tiếp sản xuất bộ ly hợp xe máy C100 tăng lên là:
409.951.254- 403.339.137= 6.612.117 đồng.
• chi phí các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng tăng nên tổng cộng chi phí của sản xuất chung tăng lên là:
576.436.386 -575.407.110 = 1.029.276 đồng.
→ Tác động đến việc phân bổ là chi phí sản xuất chung tăng thêm 2% KPCĐ trích theo lương của nhân viên phân xưởng cho sản phẩm bộ ly hợp LH C100 tăng lên là: