Tình hình nghiên cứu khả năng chịu axit và muối mật của vi khuẩn lactic

Một phần của tài liệu Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mặn cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế (Trang 27)

lactic trên thế giới

Hiện nay, có rất nhiều nghiên phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn lactic để làm probiotic [10] [36]. Và một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất được chú ý nghiên cứu khi chọn lọc chủng probiotic là khả năng sống sót và thích nghi trong đường tiêu hóa, với 2 đặc điểm nổi bật là chịu axit và chịu muối mật [ 35]

M. T. Liong và N. P. Shah (2005) [33] tiến hành khảo sát khả năng chịu axit và muối mật của 11 chủng Lactobacillus và cho kết quả khả quan về khả năng chịu axit và muối mật của các chủng này, thời gian trung bình để tăng OD lên 0,3 đơn vị trong khoảng từ 2,3 đến 4,6 giờ (tính trong pha logarit). Khả năng sống sót ở pH 2 giảm rất mạnh và thay đổi lớn tùy theo chủng. Sau 120 phút ủ ở pH 2, hai tác giả này nhận thấy lượng tế bào sống đã giảm từ khoảng 10 (log CFU/ml) xuống còn từ 4,2 đến 7,5 (log CFU/ml) tùy theo chủng .

Suskovic và cộng sự (2000) [22] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại muối mật lên khả năng tăng trưởng của chủng probiotic M92, kết quả cho thấy chủng bị giảm khoảng từ 40-60 % khả năng tăng trưởng trong môi trường muối mật.

Khalil và cộng sự (2007) [24] cũng đã khảo sát tiềm năng probiotic của một số chủng vi khuẩn lactic phân lập ở Ai Cập, kết quả cho thấy khả năng chịu axit và muối mật tốt nhất rơi vào các chủng thuộc các loài

Bifidobacterium longum, Lb. fermentum, Lb. plantanum.

2.6. Tình hình nghiên cứu khả năng chịu axit và muối mật của vi khuẩnlactic ở việt Nam. lactic ở việt Nam.

Ở Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về khả năng chịu muối mật còn ít và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Các nghiên cứu in vitro về các chủng có tiềm năng probiotic như của Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu (2009) [7]. Nghiên cứu khả năng sống trong môi trường đường tiêu hóa của động vật một số chủng vi sinh vât nhằm từng bước chọn lọc tạo nguyên liệu sản xuất probotic. Nhóm tác giả đã phân lập được một số chủng nấm men có khả năng thích nghi cao với các điều kiện đường ruột và có thể làm probiotic. Tuy

nhiên, hiện nay các sản phẩm probiotic có chứa vi khuẩn lactic vẫn được ưa chuộng hơn do có nhiều ưu điểm vượt trội.

Các tác giả Nguyễn Vũ Tường Vy, Nguyễn Văn Thanh, Trần Thu Hoa (Bộ môn Vi sinh Ký sinh – Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM) (2007) [9] thực hiện khảo sát vi sinh vật probiotic gồm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus

aci-dophilus, Lactobacillus casei, Streptococus fae-calis), vi khuẩn tạo bào tử Bacillus subtilis và nấm men Saccharomyces boulardii nhằm khảo sát khả

năng chịu đựng axit, muối mật và kháng sinh của một số vi sinh vật là nguyên liệu sản xuất probiotic dùng đường uống. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa phân lập được các chủng sống sót được ở pH 2 sau 2 giờ. Kết quả cho thấy sau 2 giờ tất cả các chủng đều mất khả năng sống ở pH 2.

Như vậy ở Việt Nam mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu nhưng thông qua các nghiên cứu trên cho thấy probiotic đã trở thành một đối tượng được chú ý nhiều trong cộng đồng khoa học và sản xuất. Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về đa dạng vi sinh vật chưa được khai thác. Trong đó, Huế vốn đã nổi tiếng với các sản phẩm lên men chua lactic truyền thống, và có thể tiềm ẩn những chủng vi khuẩn lactic có tiềm năng probiotic mạnh. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mật cao

từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế” nhằm sơ bộ khảo sát một số đặc điểm ban đầu để

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mặn cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế (Trang 27)