Khả năng tồn tại và sinh trưởng của vi khuẩn lactic trong đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mặn cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế (Trang 26)

hóa người

Hệ tiêu hóa của con người là một hệ thống các cơ quan, đó là một ống dài từ miệng đến hậu môn, gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Khi ta nuốt, đồ ăn được thực quản dẫn xuống dạ dày. Dạ dày co bóp, trộn lẫn đồ ăn với dịch vị, gồm axit và men tiêu hóa. Sau đó đồ ăn được đẩy xuống ruột non, dưới tác dụng của nhiều men tiêu hóa khác, thức ăn được chuyển thành các chất dễ hấp thu hơn và được ruột non hấp thu vào máu, còn các chất bã được đẩy xuống ruột già. Ruột già hút bớt nước, làm đặc chất bã, đóng khuôn và co bóp để thải chất bã ra ngoài. Tuy nhiên đi kèm với thức ăn vào miệng là rất nhiều loại vi khuẩn kể cả vi khuẩn có lợi và có hại từ môi trường.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng vi khuẩn lactic là những vi sinh vật có số lượng và khả năng tồn tại trong ruột người khá cao. Điển hình đó là các vi khuẩn lactic ở 2 chi Bifidobacterium và Lactobacillus [19] [21].

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn lactic là nhóm vi khuẩn có lợi được bổ sung vào cơ thể duới dạng probiotic [30] [13]. Trở ngại đầu tiên của các chủng probiotic này là dịch axit trong dạ dày, nó có thể hủy diệt một số lượng lớn các vi sinh vật đi vào trong cơ thể. Để có thể tồn tại được đòi hỏi các chủng probiotic phải còn sống sau 2giờ - 4giờ trong dạ dày dưới điều kiện pH thấp. Trong trường hợp những vi khuẩn này vượt qua được rào cản hóa học là lớp dịch có tính axit tương đối mạnh của dạ dày thì mối tương tác giữa chúng với các vi khuẩn trong ruột cũng sẽ làm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn xâm nhập có hại.

Sau đó là khả năng chịu muối mật trong ruột non cũng như các enzyme trong ruột non. Những dòng được xem là kháng muối mật tốt là những dòng có khả năng tăng trưởng tốt trong môi trường có các nồng độ muối mật trong khoảng 0,15 – 0,3% [33].

Một phần của tài liệu Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mặn cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế (Trang 26)