Năng xuất của các giống

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ phân bón đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai (Trang 45)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha).

Năng suất lý thuyết (NSLT) là chỉ tiêu biểu hiện tiềm năng năng suất của các giống. NSLT được tính theo sự tương quan thuận của các giá trị: Số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ hạt/bắp…

Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSLT cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSLT thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Như vậy trong hai giống thì: Giống NL6, giống MX4 thích hợp với mức phân bón 3. Năng suất của các giống tăng theo chiều tăng của các mức phân bón.

Năng suất thực thu (tấn/ha).

Năng suất thực thu (NSTT) là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá các giống, góp phần quyết định trực tiếp tới năng suất của giống lai.

Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSTT cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSTT thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Các mức tương ứng của giống NL6 có NSTT cao hơn so với giống MX4.

HÌNH ẢNH CÂY, BẮP CỦA MỨC PHÂN BÓN TRIỂN VỌNG

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận.

- Các giống ngô nếp lai tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch hạt khô là 98 - 104 ngày, thời gian từ tung phấn đến phun râu nhỏ, chỉ từ 2 – 4 ngày.

- Các giống có chiều cao cây từ 196,1 – 211,8 cm. Giống NL6 có chiều cao cây cao hơn giống MX4 ở các mức phân bón tương ứng. Mức phân bón tăng thì chiều cao cây cũng tăng.

- Chống chịu khá với các sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt.

- Trong các mức phân bón thì mức phân bón 3 của cả hai giống MX4, NL6 có năng suất cao nhất.

5.2. Đề nghị.

- Đưa các mức phân bón này khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác, ở các thời vụ khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.

- Đưa giống NL6 vào sản suất với mức phân bón 3 cùng với giống MX4 ở các địa phương thuộc vùng Bắc Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Cương (1995), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống”. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

2. Cao Đắc Điểm (1988). Cây Ngô Việt Nam – NXB – Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cương và cs (1997), “Kết quả gây tạo đột biến bằng tia gama kết hợp với xử lý diethylsunphat ở ngô nếp”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, 5-12.

4. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS, Kết quả bước đầu nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam_Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 01 - 2007.

5. Phan Xuân Hào và nhóm tác giả Viện ngô (2007), “Kết quả nghiên cứu và chọn tạo ngô thực phẩm 2006”. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ nông nghiệp 2006-2007. NXB Nông nghiệp.

6. Phan Xuân Hào và cs (1997), “Giống ngô nếp ngắn ngày VN2”, tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm. Số 12, 525-527.

7. Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy (1997), “Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn ngô địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số 12, 522-524.

8. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng và Ngô Thế Hùng (2000). Giáo Trình Cây Luơng Thực tập 2. Đại Học NNI– NXBNN– Hà Nội.

. 9. Nguyễn Thị Nhài (2005), “Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

10. Ngô Hữu Tình (1999), “Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam”, Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô - Viện nghiên

11. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô. NXB Nghệ An

12. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thị Lưu (1990), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô tổng hợp nếp trắng”, Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số 12, 704 – 705.

13. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Vũ Đình Long, Bùi Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây Ngô - Nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển. NXBNN – Hà Nội.

14. Ngô Hữu Tình (1997). Cây Ngô. Giáo trình cao học nông nghiệp. NXBNN – Hà Nội

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ phân bón đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)