Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: Số từ các yếu tố này đều ảnh hưởng đế năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện tiềm năng năng suất của các giống quyết định hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ bắp hữu hiệu … mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của các giống. Chúng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Điều kiện canh tác, ngoại cảnh và trên hết nó là kết quả trực tiếp của các chất dinh dưỡng, cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng giai đoạn. Kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện tại bảng 4.8
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống. Mức phân bón Tên giống Số bắp hữu hiệu Số hàng hạt /bắp Số hạt / hàng Khối lượng 1000 hạt(g) Năng suất(tấn/ha) Lý thuyết Thực thu M 1 MX4 1 12,7 24,9 243,1 5 4,21 Nl6 1 14,03 27,1 239,4 6,3 4,43 M 2 MX4 1,02 12,8 25,3 257,1 5,5 4,41 Nl6 1,05 14,05 27,2 253,1 6,6 6,2 M 3 MX4 1,05 12,9 26,1 258,1 5,9 4,47 Nl6 1,1 14,07 27,2 256,1 7 6,4 Số hàng hạt/bắp.
Đây là yếu tố cấu thành được quy định bởi yếu tố di truyền, ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh. Qua bảng 4.8 ta thấy. Giống NL6 ở các mức phân bón đều có số hàng hạt nhiều hơn giống MX4. Số hàng hạt của các giống ổn định giữa các mức có sự giao động nhỏ: Giống NL6 từ 14,03 – 14,07 hàng hạt/bắp. giống MX4 từ 12,7 – 12 9 hàng hạt/bắp.
Số hạt/hàng.
Số hạt/hàng chịu tác động của yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện chăm sóc, khí hậu thời tiết…Vào thời kỳ thụ phấn nếu gặp điều kiện bất thuận, làm giảm khả năng thụ tinh thụ phấn dẫn tới giảm số hạt/hàng.
Trong bảng 4.8 ta thấy: Giống NL6 có số hạt/hàng lớn hơn giống MX4 ở các mức tương ứng. Giống NL6 hạt/hàng từ 27,1 – 27,1; Giống MX4 có số hạt/hàng giao động từ 24,9 – 26,1 hạt/hàng và tăng dần từ mức phân bón 1 đến mức 3.
Khối lượng 1000 hạt (P1000).
Đây là yếu tố tương quan chặt chẽ với năng suất. Các giống có hạt nhỏ, khối lượng 1000 hạt thấp, năng suất không cao và ngược lại P1000 hạt cao thì
năng suất cao. P1000 là yếu tố di truyền nhưng chịu tác động của nhiều yếu tố trong quá trình canh tác như: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân bón, quá trình làm cỏ, vun xới. Nó phản ánh được phần nào chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt và độ lớn của hạt. Khối lượng 1000 hạt liên quan tới tiềm năng năng suất của các giống.
Qua bảng 4.8 ta nhận thấy khối lượng 1000 hạt của các mức phân bón trong một giống và giữa hai giống thí nghiệm dao động trong khoảng 239,4 - 258,1 g. Trong đó giống NL6 ở mức phân bón 1 là thấp nhất (239,4g) và giống MX4 ở mức phân bón 3 là lớn nhất (258,1 g). Trong từng giống giữa các mức phân bón trọng lượng 1000 hạt tăng theo chiều tăng của phân bón .