- Thời gian sinh trưởng (ngày): Từ khi mọc đến các giai đoạn + Ngày mọc: Được xác định khi có 50% số cây mọc + Ngày trỗ cờ: Được xác định khi có 50% số cây trỗ cờ
+ Tung phấn: Được xác định khi có 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính + Phun râu: Khi có 50% số cây trên ruộng có râu nhú dài từ 2-3 cm + Chín sinh lý: Khi có trên 75% số cây có lá bi khô và chân hạt có chấm đen. - Các chỉ tiêu hình thái:
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên. Đo 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Độ cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất tới đốt đóng bắp trên cùng, đo 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Số lá (cắt đánh dấu lá thứ 5 và thứ 10 để xác định số lá dễ dàng). Đếm số lá sau khi ngô trỗ cờ hết, đếm 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây, 7 ngày đo một lần, đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất, đo 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Động thái tăng trưởng số lá, 7 ngày đếm một lần, đếm 10 cây/ô thí nghiệm + Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): Đo vào giai đoạn ngô từ 7 - 9 lá và giai đoạn ngô vừa trỗ cờ xong, giai đoạn này ngô đạt chỉ số diện tích lá cao nhất, đo 10 cây/ô.
- Một số đặc trưng hình thái của bắp.
+ Độ che kín bắp (Điểm) Điểm 1: rất kín Điểm 2: kín Điểm 3: hơi hở Điểm 4: hở Điểm 5: rất hở
+ Chiều dài bắp (cm): Đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất, đo 5 bắp/1 giống
+ Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo 30 bắp/ 1 giống. - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
+ Số hàng hạt/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất, đếm tổng số hàng có trên bắp, đếm 30 bắp/1 giống.
+ Số hạt/hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình, đếm 30 bắp/1 giống.
+ Khối lượng 1000 hạt (gram) ở ẩm độ 14%: Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, nếu chênh lệch < 5g là chấp nhận được.
+ Năng suất lý thuyết (NSLT) tấn/ha ở độ ẩm 14%:
Số HH/B x Số H/H x Số B/C x Mật độ x P1000 hạt(14%) NSLT =
Trong đó: Số HH/B: Số hàng hạt/bắp Số H/H : Số hàng/hạt
Số B/C : Số bắp/cây - Khả năng chống chịu:
+ Sâu đục thân (%): Đếm số cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây trong ô. Đánh giá bằng các mức độ như sau.
Không bị sâu (< 5% số cây bị sâu) Nhẹ (có 5 - 15% số cây bị nhiễm sâu) Vừa (có 15 - 25% số cây bị nhiễm sâu) Nặng (có 25 - 35% số cây bị nhiễm sâu) Rất nặng (có 35 - 50% số cây bị nhiễm sâu)
+ Bệnh khô vằn: Số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm, sau đó đánh giá bằng cách cho điểm từ 1-5.
Điểm 1: Không có vết bệnh Điểm 2: Có vết bệnh ở sát gốc
Điểm 3: Vết bệnh lan đến những đốt sát gốc Điểm 4: Vết bệnh lan đến bắp (lá bi)
Điểm 5: Vết bệnh lan toàn cây.
+ Bệnh đốm lá(điểm): Đếm số cây bị bệnh/tổng số cây bị bệnh trong ô thí nghiệm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1-5.
Điểm 1: Không nhiễm (< 5% diện tích lá bị bệnh). Điểm 2: Nhẹ ( có từ 5-15% diện tích lá bị bệnh). Điểm 3: Vừa ( có từ 15-30% diện tích lá bị bệnh). Điểm 4: Nặng ( có từ 30-50% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 5: Rất nặng ( có từ 50% diện tích lá bị bệnh trở lên).
+ Đổ gẫy thân (%): Đếm các cây bị gãy ở thân phía dưới bắp/tổng số cây trong ô khi thu hoạch.
Điểm 1: Tốt: <5 % cây gãy
Điểm 2 : Khá: 5-15% cây gãy
Điểm 3: Trung bình: 15-30% cây gãy Điểm 4: Kém: 30-50% cây gãy Điểm 5: Rất kém: >50% cây gãy
+ Chống đổ: Đổ gốc (%) được tính khi cây đổ nghiêng 1 góc > 300 so với phương thẳng đứng.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel, thống kê sinh học. - Sử lý bằng thống kê toán học với các tham số sau:
+ Số trung bình (X ). 1 n i i X X n sX : Giá trị trung bình. i X : Các biến số.
n: Dung lượng mẫu (n = 30) + Độ lệch chuẩn. Xi X2 n + Sai số trung bình. m n + Hệ số biến động. CV% .100% X
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ thí nghiệm.
Vụ xuân ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ có thời tiết khá thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao.
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Tháng
Nhiệt độ không khí (OC) Độ ẩm không khí Trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) Số giờ nắng trung bình (giờ) Ttb Tmax Tmin 3 21,2 31,3 13,3 83 55,4 57 4 24,5 33,2 16,7 83 132,3 107 5 29,4 34,5 22,0 83 313,4 135 6 30,6 38,6 22,3 79 167,7 181
(Nguồn: Trạm khí tượng Vĩnh Yên)
Qua bảng ta thấy nhiệt độ trung bình qua các tháng tăng dần và đảm bảo cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm không khí của cây ngô dao động trong khoảng 79 – 83% là điều kiện tốt cho cây ngô phát triển.
Vào đầu vụ (Tháng 3) ít mưa nhưng không ảnh hưởng nhiều tới cây con do bố trí gieo hạt vào thời điểm thích hợp và tưới nước kịp thời. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 5 ở Miền Bắc (đặc biệt khu vực Hà Nội ) có mưa lớn, kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của ngô.
Cây sinh trưởng phát triển tốt trong các giai đoạn. Giai đoạn mẫn cảm nhất của cây ngô (trỗ cờ, tung phấn, phun râu) diễn ra vào cuối tháng 4. Đầu tháng 5 gặp mưa lúc này ngô đã qua giai đoạn tung phấn và chuyển sang giai đoạn kết hạt. Mưa to kết hợp với gió đã làm đổ gãy ngô điều này làm giảm năng suất tuy nhiên không ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm.
trưởng khác nhau và chia thành 2 giai đoạn chính: Thời kỳ sinh trưởng - sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi cây bắt đầu mọc cho đến khi chín sinh lý (thu hoạch bắp khô). Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng vùng. Việc theo dõi sự chênh lệch về thời gian giữa các giai đoạn của các mức phân bón trong một giống thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất.
Quá trình theo dõi sẽ đánh giá được thời gian trỗ cờ, tung phấn, phun râu và thời gian chín của các mức phân bón trên cơ sở đó ta biết được ở mức phân bón có làm thay đổi thời gian sinh trưởng của giống hay không? Từ đó định ra kế hoạch sử dụng các mức phân bón - giống vào từng thời vụ, vùng sinh thái cho phù hợp với cơ cấu cây trồng nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.
Thời gian sinh trưởng là một tính trạng di truyền chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ trong năm. Nhìn chung, vụ xuân năm 2009 thời tiết tương đối thuận lợi cho quá trình nảy mầm của các giống thí nghiệm. Qua theo dõi ta thu được bảng sau:
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô làm thí nghiệm.
Chỉ tiêu Theo dõi Giống Từ ngày gieo đến ngày mọc (ngày) Từ ngày gieo đến trỗ cờ (ngày) Từ trỗ cờ đến phun râu (ngày) Từ phun râu đến chín (ngày)
Thời gian sinh trưởng (ngày) M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 NL6 3 3 3 58 60 61 3 3 2 40 39 41 101 102 104 MX4 3 3 3 55 57 58 4 3 3 39 38 39 98 98 100 Ngày gieo 02/03/2009
4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc.
Giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Hạt sau khi hút nước trương lên và xảy ra quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa bên trong và bắt đầu nảy mầm.
Giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như trọng lượng hạt, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh. Khi gieo hạt gặp thời kỳ có nhiệt độ thấp thì ngô nảy mầm kém, đồng thời kéo dài thời gian nảy mầm.
Trong vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh - Phúc Yên, đầu vụ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, nắng ấm, độ ẩm thích hợp nên thời gian từ gieo đến mọc của các giống ngô nếp rất nhanh và đồng đều, trên bảng 4.2 ta thấy các mức của các giống đều có thời gian mọc là 3 ngày.
4.2.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ.
Đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng sinh dưỡng, cây phát triển mạnh mẽ. Ở thời kỳ đầu, từ khi gieo đến 3 - 4 lá thật cây con sử dụng chủ yếu chất dinh dưỡng từ nội nhũ hạt nên sinh dưỡng phát triển chậm, cây non dễ bị chết nếu hạt bị thối hoặc bị sâu bọ cắn.
Khi được 3 - 4 lá thật, cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dị dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng tự dưỡng. Cây bắt đầu phát triển mạnh, nhất là từ sau khi đạt 7 - 9 lá đến trước khi trỗ cờ, giai đoạn này cây không ngừng tăng trưởng về chiều cao và số lá. Thời kỳ này quyết định việc tích lũy chất dinh dưỡng trên thân lá, từ đó ảnh hưởng tới năng suất sau này. Qúa trình sinh trưởng sinh dưỡng kết thúc khi cây ngô trỗ cờ.
Qua bảng 4.2 cho thấy, các giống có thời gian từ gieo đến trỗ cờ không dài, chỉ từ 55 - 61 ngày. Giống NL6 ở các mức phân bón đều trỗ muộn hơn giống MX4 tương ứng là 3 ngày. Trong một giống ở mức phân bón càng nhiều thì thời gian từ gieo đến trỗ cờ càng dài.
4.2.3. Giai đoạn từ trỗ cờ tới phun râu.
Giai đoạn này cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này cây ngô ngừng lớn, tuy nhiên cây vẫn hút chất dinh dưỡng mạnh. Qua theo dõi chúng ta nhận thấy thời gian giữa trỗ cờ- phun râu giữa các mức phân bón dao động từ 2 - 4 ngày. Giai đoạn từ tung phấn đến phun râu diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng tác động rất lớn tới năng suất. Mức phân bón nào có thời gian chênh lệch càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng diễn ra nhanh và tập trung điều đó có ý nghĩa quyết định rất lớn tới các yếu tố cấu thành năng suất.
Đây cũng là giai đoạn rất mẫn cảm của cây ngô trước điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Vì vậy trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng.
Thời gian giữa trỗ cờ – phun râu là rất quan trọng, ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thụ phấn của ngô. Kết quả theo dõi cho thấy, hầu hết các giống đều có khoảng thời gian từ trỗ cờ đến phun râu chỉ từ 2 – 4 ngày. Giống MX4 mức 1 có thời gian dài nhất là 4 ngày, ngắn nhất là giống NL6 mức phân bón 3 là 2 ngày. Các mức còn lại khoảng cách này là 3 ngày, sự ảnh hưởng của giai đoạn này thể hiện ở năng suất của từng mức.
4.2.4.Tổng thời gian sinh trưởng.
Tổng thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm vụ xuân năm 2009 dao động trong khoảng 98 - 104 ngày. Các mức phân bón của NL6 đều có thời gian sinh trưởng dài hơn so với mức phân bón của giống MX4 tương ứng 3 - 4 ngày. Giống NL6 có thời gian sinh trưởng là (101 - 104 ngày) Giống MX4 có thời gian sinh trưởng ngắn (98 – 100 ngày). Qua theo dõi thời gian sinh trưởng ta nhận thấy cả hai giống đều thuộc nhóm chín sớm có thời gian sinh trưởng < 105 ngày. Điều này rất thuận lợi trong việc bố trí luân canh cây trồng nhằm tăng lợi nhuận trong sản xuất. Tuy nhiên, với tổng thời gian sinh trưởng như trên cho thấy, tất cả các giống đều sinh trưởng ngắn, rất thích hợp cho bố trí vào các thời vụ như vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông muộn ở các tỉnh Miền Bắc hoặc vụ 2 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.
4.3. Khả năng sinh trưởng của các giống ngô nếp lai.
4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sự sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống nhưng cũng liên hệ chặt chẽ với điều kiện chăm sóc và điều kiện môi trường. Chiều cao cây cao thì có tiềm năng năng suất cao hơn tuy nhiên nếu cây quá cao thì dễ gãy đổ. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây nhằm đánh giá độ đồng đều sinh trưởng của giống trong các mức phân bón, từ đó có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây thu được ở bảng 4.3
cho thấy: Giữa các mức trong một giống khi tăng lượng phân bón thì chiều cao cây cũng tăng.
Thời kỳ cây tăng trưởng chiều cao nhanh là sau khi gieo 4 tuần, tương ứng với thời kỳ cây đạt 7 - 9 lá. Sau tuần thứ 5, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn so với các tuần trước đó, đến giai đoạn xoắn nõn lại tăng lên cho đến khi trỗ cờ hoàn toàn là kết thúc giai đoạn tăng trưởng của ngô. Sau tuần 8 thì giống MX4 mức phân bón 1, 2, 3 có chiều cao lần lượt là: 193,1; 195,2; 200,75. Giống NL6 mức phân bón 1, 2, 3 có chiều cao lần lượt là: 195,2; 198,3; 204,7. Qua bảng 4.3 ta thấy mức phân bón càng tăng thì chiều cao cây tăng càng nhanh.
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá của các giống. Chỉ tiêu theo Dõi ngày theo dõi Mức phân bón MX4 NL6
Cao cây Số lá Cao cây Số lá
14/3/2009 M1 28,05 3,5 29,45 3,51 M2 29,95 3,55 30,15 3,56 M3 30,5 3,65 31,4 3,6 21/3/2009 M1 60,3 5,25 60,1 5,6 M2 60,5 5,5 60,4 5,7 M3 61,55 5,6 61,9 5,85 28/3/2009 M1 80,45 7,6 81,6 7,53 M2 81,75 7,75 81,95 7,7 M3 84,2 7,8 82,26 7,83 4/4/2009 M1 112,6 8,05 112,4 9,05 M2 113,8 8,9 112,8 9,15 M3 114,6 9,1 113,1 9,25 11/4/2009 M1 180,6 11,25 180,2 11,9 M2 180,75 11,85 181,25 12,04 M3 181,3 11,9 183,1 12.07 18/4/2009 M1 193,1 15,15 195,2 15,03 M2 195,2 15,16 198,3 15,1 M3 200,75 15,35 204,7 15,3
4.3.2. Động thái tăng trưởng số lá.
Tốc độ ra lá là một chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ. Giống nào có tốc độ ra lá nhanh và sớm đạt cực đại thì khả năng tích lũy chất khô sớm đạt ở mức cao. Lá ngô quyết định khả năng sử dụng ánh sáng và khả năng quang hợp đặc biệt là những cây ngô có kiểu kết cấu thân lá hợp lý, đồng thời ngô là cây C4 thích ứng với cường độ chiếu sáng mạnh nên trong quá trình canh tác phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để quần thể ruộng ngô luôn được quang hợp tốt. Để làm căn cứ cho việc quyết định tác động những biện pháp kỹ thuật thì việc theo dõi động thái tăng trưởng số lá có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy các khác nhau thì tốc độ ra lá khác nhau. Theo dõi từ tuần t3 – tuần t8 sau mọc, tốc độ ra lá trung bình 2 - 3 lá/tuần. Tốc độ ra lá đạt nhanh nhất từ sau tuần t4, lúc này ngô chuẩn bị trỗ cờ nên giai đoạn này khả năng sinh trưởng phát triển của cây ngô đạt mạnh nhất. Tốc độ ra lá ở thời kỳ này đạt từ 3 lá/tuần. Sau đó tốc độ ra lá của các giống chậm lại và đạt số lá cao nhất khi kết thúc giai đoạn trỗ cờ.
4.4. Một số đặc trưng về hình thái cây của các tổ hợp ngô nếp lai.
4.4.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá cuối cùng .
Đối với công tác chọn giống chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là hai chỉ tiêu đánh giá đặc trưng hình thái của giống, liên quan đến khả năng sinh