Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại sinh trưởng, phát triển. Mặt khác ngô nếp có nhược điểm là dễ bị nhiễm sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt. Chính vì vậy việc đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận để tìm ra những giống có khả năng chống chịu tốt là rất cần thiết.
Theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
ngô ta thu được bảng số liệu sau (bảng 4.6)
Bảng 4.6. Đặc tính chống chịu của các giống ngô nếp lai. Mức Tên giống Khô vằn
(điểm) Đốm lá (điểm) Sâu đục thân (%) Đổ gốc (%) Gãy thân (%) Mức 1 MX4 1 1 16,7 23,3 20 NL6 1 1 6,7 20 13,3 Mức 2 MX4 2 3 13,3 26,7 13,3 NL6 2 2 13,3 23,3 6,7 Mức 3 MX4 2 2 13,3 33,3 10 NL6 2 2 16,7 26,7 6,7 4.5.1. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh.
Cây ngô là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh hại khác nhau, đặc biệt ở vùng chuyên canh yếu tố này thể hiện rất rõ. Cụ thể tại vùng đồng băng bắc bộ cho thấy các sâu bệnh hại chủ yếu là sâu đục thân, sâu đục bắp, châu chấu, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá…Tuy nhiên mức độ gây hại khác nhau cho nên chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi và đánh giá một số loại gây hại chính.
Sâu đục thân (Ostrinia nubinanis).
Sâu đục thân phân bố rộng ở tất cả các vùng trồng ngô. Sâu đục thân cây, bông cờ, bắp non, làm cây còi cọc hoặc gẫy ngang thân, bắp nhỏ bé, năng suất giảm
Sâu đục thân là loài sâu hại ngô quan trọng nhất. Ở các tỉnh phía Bắc, sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu hè và vụ thu, trong vụ xuân tỷ lệ cây bị hại ít hơn.
Qua bảng theo dõi ta nhận thấy ở các mức phân bón trong cả hai giống đều bị nhiễm nhẹ. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu của nước ta nếu không phun thuốc, phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng tới năng suất của các giống.
Để phòng trừ sâu đục thân ta sử dụng thuốc: Basuzin, regal 80wg, phumai 5.4EC, gà nòi 96sp
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani).
Bệnh khô vằn phát triển trong điều kiện nóng ẩm, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi ngô chín. Nấm xâm nhập cả vào trong bắp gây hiện tượng chín ép, hạt không chặt.
Qua theo dõi cho thấy, mức phân bón tăng thì mức độ nhiễm bệnh càng tăng. Ở mức 1 của giống MX4, NL6 không thấy vết bệnh
Ở mức phân bón: Mức phân bón 2, 3 Ngô MX4 và NL6 Bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ (điểm 2) trong vụ xuân tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Để phòng trừ bệnh khô vằn ta dùng thuốc: Ningnastar, valivithaco, ps 906
Bệnh đốm lá.
Có hai loại đốm lá là: Đốm lá lớn (Helminthosporium turicum) và đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis). Bệnh gây những vết đốm nhỏ trên lá, sau chuyển
thành những vết chết hoại dài, làm khô lá. Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá, làm giảm khả năng tích lũy chất khô, từ đó giảm năng suất sau này.
Từ bảng 4.6 ta thấy. Ở mức phân bón 1 giống giống MX4, NL6 bị nhiễm bệnh ở mức độ vừa. Ở mức phân bón 2 NL6 bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ, còn MX4 bị nhiễm ở mức độ vừa. Ở mức phân bón 3 NL6, MX4 bị nhiễm ở mức độ nhẹ.
Để phòng trừ bệnh đốm lá ta dùng thuốc: Anvin 5sc
4.5.2. Khả năng chống đổ, gãy.
Tỷ lệ gãy, đổ cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, những ruộng bị gãy đổ nhiều có thể làm giảm năng suất tới 50 – 70%. Đặc tính chống gãy, đổ của
cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đặc điểm của giống, nền đất trồng, chế độ canh tác, sâu bệnh, điều kiện thời tiết…
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân, ở thời kỳ cây đang trong giai đoạn làm hạt gặp trận mưa to và gió vào cuối tháng 4 làm nhiều cây bị đổ, tại các mức của các giống nên thể hiện rõ đặc tính này của từng giống. Theo dõi trong vụ xuân 2009 cho thấy, các giống đều chống đổ ở mức khá và trung bình. Tuy nhiên giống MX4 có tỉ lệ đổ, gãy nhiều hơn giống NL6 ở các mức tương ứng. Như vậy: khi mức phân bón càng càng tăng thì khả năng chống đổ của các giống càng giảm. khi mức phân bón càng tăng thì khả năng chống gãy của các giống cũng tăng.
4.6. Một số đặc trưng hình thái bắp, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống.
4.6.1. Một số đặc trưng hình thái của bắp.
Qua theo dõi một số đặc trưng hình thái của bắp ta thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 4.7. Số đặc trưng hình thái bắp của các giống ngô nếp lai.
Mức phân bón Tên giống Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Độ kín bắp (điểm) Hình dạng hạt Màu sắc hạt M 1 MX4 12,7 4,1 2 BRN Trắng Nl6 14,9 4,0 1 BRN Trắng M 2 MX4 12,8 4,2 2 BRN Trắng Nl6 15,2 4,2 1 BRN Trắng M 3 MX4 13,1 4,4 2 BRN Trắng Nl6 15,3 4,3 1 BRN Trắng Chiều dài bắp (cm).
Chiều dài bắp là yếu tố chứa đựng năng suất, nó cũng là một đặc trưng của giống. Đây là chỉ tiêu quan trọng nó quyết định đến năng suất của giống, nên được các nhà chọn giống lưu ý chọn lọc.
NL6 có chiều dài bắp dài hơn giống MX4 ở các mức tương ứng, trong một giống chiều dài bắp tăng khi tăng mức phân bón.
Đường kính bắp (cm).
Tất cả các giống đều có đường kính bắp trung bình và tương đối đồng đều nhau. Gía trị trung bình đường kính của các giống giao động từ 4 - 4,3 cm trong đó giống MX4 có đường kính lớn hơn ở tất cả các mức phân bón và ở mức phân bón 3 là là lớn nhất 4,3cm, giống NL6 có đường kính nhỏ hơn và nhỏ nhất là ở mức phân bón 1 (4,0cm). Trong một giống giữa các mức phân bón đường kính bắp có sự tăng lên theo chiều tăng của các mức phân bón.
Độ che kín bắp.
Qua theo dõi thí nghiệm các giống ngô nếp lai, chúng tôi nhận thấy các giống đều không bị hở đầu bắp (độ che kín tốt).
Hình dạng, màu sắc hạt.
Các giống ngô nếp lai tham gia thí nghiệm có đặc điểm hạt hình bán răng
ngựa, mầu trắng.
4.6.2. Các yếu tố cấu thành năng suất.
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: Số từ các yếu tố này đều ảnh hưởng đế năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện tiềm năng năng suất của các giống quyết định hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ bắp hữu hiệu … mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của các giống. Chúng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Điều kiện canh tác, ngoại cảnh và trên hết nó là kết quả trực tiếp của các chất dinh dưỡng, cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng giai đoạn. Kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện tại bảng 4.8
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống. Mức phân bón Tên giống Số bắp hữu hiệu Số hàng hạt /bắp Số hạt / hàng Khối lượng 1000 hạt(g) Năng suất(tấn/ha) Lý thuyết Thực thu M 1 MX4 1 12,7 24,9 243,1 5 4,21 Nl6 1 14,03 27,1 239,4 6,3 4,43 M 2 MX4 1,02 12,8 25,3 257,1 5,5 4,41 Nl6 1,05 14,05 27,2 253,1 6,6 6,2 M 3 MX4 1,05 12,9 26,1 258,1 5,9 4,47 Nl6 1,1 14,07 27,2 256,1 7 6,4 Số hàng hạt/bắp.
Đây là yếu tố cấu thành được quy định bởi yếu tố di truyền, ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh. Qua bảng 4.8 ta thấy. Giống NL6 ở các mức phân bón đều có số hàng hạt nhiều hơn giống MX4. Số hàng hạt của các giống ổn định giữa các mức có sự giao động nhỏ: Giống NL6 từ 14,03 – 14,07 hàng hạt/bắp. giống MX4 từ 12,7 – 12 9 hàng hạt/bắp.
Số hạt/hàng.
Số hạt/hàng chịu tác động của yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện chăm sóc, khí hậu thời tiết…Vào thời kỳ thụ phấn nếu gặp điều kiện bất thuận, làm giảm khả năng thụ tinh thụ phấn dẫn tới giảm số hạt/hàng.
Trong bảng 4.8 ta thấy: Giống NL6 có số hạt/hàng lớn hơn giống MX4 ở các mức tương ứng. Giống NL6 hạt/hàng từ 27,1 – 27,1; Giống MX4 có số hạt/hàng giao động từ 24,9 – 26,1 hạt/hàng và tăng dần từ mức phân bón 1 đến mức 3.
Khối lượng 1000 hạt (P1000).
Đây là yếu tố tương quan chặt chẽ với năng suất. Các giống có hạt nhỏ, khối lượng 1000 hạt thấp, năng suất không cao và ngược lại P1000 hạt cao thì
năng suất cao. P1000 là yếu tố di truyền nhưng chịu tác động của nhiều yếu tố trong quá trình canh tác như: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân bón, quá trình làm cỏ, vun xới. Nó phản ánh được phần nào chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt và độ lớn của hạt. Khối lượng 1000 hạt liên quan tới tiềm năng năng suất của các giống.
Qua bảng 4.8 ta nhận thấy khối lượng 1000 hạt của các mức phân bón trong một giống và giữa hai giống thí nghiệm dao động trong khoảng 239,4 - 258,1 g. Trong đó giống NL6 ở mức phân bón 1 là thấp nhất (239,4g) và giống MX4 ở mức phân bón 3 là lớn nhất (258,1 g). Trong từng giống giữa các mức phân bón trọng lượng 1000 hạt tăng theo chiều tăng của phân bón .
4.6.3. Năng xuất của các giống.
Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
Năng suất lý thuyết (NSLT) là chỉ tiêu biểu hiện tiềm năng năng suất của các giống. NSLT được tính theo sự tương quan thuận của các giá trị: Số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ hạt/bắp…
Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSLT cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSLT thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Như vậy trong hai giống thì: Giống NL6, giống MX4 thích hợp với mức phân bón 3. Năng suất của các giống tăng theo chiều tăng của các mức phân bón.
Năng suất thực thu (tấn/ha).
Năng suất thực thu (NSTT) là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá các giống, góp phần quyết định trực tiếp tới năng suất của giống lai.
Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSTT cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSTT thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Các mức tương ứng của giống NL6 có NSTT cao hơn so với giống MX4.
HÌNH ẢNH CÂY, BẮP CỦA MỨC PHÂN BÓN TRIỂN VỌNG
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận.
- Các giống ngô nếp lai tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch hạt khô là 98 - 104 ngày, thời gian từ tung phấn đến phun râu nhỏ, chỉ từ 2 – 4 ngày.
- Các giống có chiều cao cây từ 196,1 – 211,8 cm. Giống NL6 có chiều cao cây cao hơn giống MX4 ở các mức phân bón tương ứng. Mức phân bón tăng thì chiều cao cây cũng tăng.
- Chống chịu khá với các sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt.
- Trong các mức phân bón thì mức phân bón 3 của cả hai giống MX4, NL6 có năng suất cao nhất.
5.2. Đề nghị.
- Đưa các mức phân bón này khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác, ở các thời vụ khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Đưa giống NL6 vào sản suất với mức phân bón 3 cùng với giống MX4 ở các địa phương thuộc vùng Bắc Bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cương (1995), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống”. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
2. Cao Đắc Điểm (1988). Cây Ngô Việt Nam – NXB – Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cương và cs (1997), “Kết quả gây tạo đột biến bằng tia gama kết hợp với xử lý diethylsunphat ở ngô nếp”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, 5-12.
4. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS, Kết quả bước đầu nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam_Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 01 - 2007.
5. Phan Xuân Hào và nhóm tác giả Viện ngô (2007), “Kết quả nghiên cứu và chọn tạo ngô thực phẩm 2006”. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ nông nghiệp 2006-2007. NXB Nông nghiệp.
6. Phan Xuân Hào và cs (1997), “Giống ngô nếp ngắn ngày VN2”, tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm. Số 12, 525-527.
7. Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy (1997), “Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn ngô địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số 12, 522-524.
8. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng và Ngô Thế Hùng (2000). Giáo Trình Cây Luơng Thực tập 2. Đại Học NNI– NXBNN– Hà Nội.
. 9. Nguyễn Thị Nhài (2005), “Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
10. Ngô Hữu Tình (1999), “Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam”, Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô - Viện nghiên
11. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô. NXB Nghệ An
12. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thị Lưu (1990), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô tổng hợp nếp trắng”, Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số 12, 704 – 705.
13. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Vũ Đình Long, Bùi Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây Ngô - Nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển. NXBNN – Hà Nội.
14. Ngô Hữu Tình (1997). Cây Ngô. Giáo trình cao học nông nghiệp. NXBNN – Hà Nội