Trình tự lắp dựng

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 80)

Quy trình lắp dựng cần trục tháp leo tầng về cơ bản giống hoàn toàn với quy trình lắp dựng cần trục tự nâng nằm ngoài công trình nói chung. Chỉ khác là đối với cần trục leo tầng không phải nối dài thân tháp mỗi khi chiều cao của công trình tăng lên. Riêng đối với loại cẩu tháp QTZ63 mã hiệu 5013 cải tạo thành cần trục leo tầng thì phần thân tháp phải được lắp dựng ngược so với ban đầu. Mục đích lắp dựng đã được trình bày trong chương 4.

Lắp dựng cần trục leo tầng được thực hiện bằng cách tổ hợp từng phần của cần trục tháp bằng cần trục tự hành (cần trục ô tô hoặc cần trục bánh lốp). Theo đó, cần trục tự hành có thể được bố trí tại mặt đất, cốt ±0,00 nếu trong điều kiện mặt bằng thi công trên mặt đất rộng. Nếu mặt bằng thi công trên mặt đất chật hẹp thì có thể bố trí cần trục tự hành tại cốt –6,19m. Nhưng thực tế, người ta cố gắng bố trí cần trục tự hành trên mặt đất nhằm dễ dàng khi lắp dựng và nâng cao tính cơ động.

Các bước lắp dựng cần trục tháp leo tầng được thực hiện như sau:

BƯỚC 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG VÀ LÀM MÓNG CHO CẦN TRỤC 5 10 0 -3,19 30 00 2900 -6,19 3 4 Hình 7.1. Công tác chuẩn bị mặt bằng lắp dựng và làm móng cần trục.  Lựa chọn cần trục để lắp dựng:

Dùng cần trục tự hành (cần trục ô tô hoặc cần trục bánh lốp, kiến nghị không nên dùng cẩu bánh xích) để tiến hành lắp dựng cần trục tháp.

Chuẩn bị mặt bằng đủ rộng cho các công việc tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp. Đồng thời, mặt bằng cũng phải đủ rộng cho cần trục tự hành hoạt động và thự hiện công việc cẩu lắp một cách thuận lợi nhất.

 Làm móng cần trục tháp:

Móng của cần trục sẽ được tận dụng luôn móng của công trình đã thi công sẵn. Theo đó, cần trục tháp sẽ được đặt trên móng của công trình tại cốt −3,19m. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí làm móng cho cẩu tháp.

Sau khi làm móng xong phải thực hiện nghiệm thu móng với đơn vị thi công và tiến hành đo điện trở tiếp đất.

Trên nền móng bê tông cốt thép được chôn bulong chân đế M36 theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

BƯỚC 2: LẮP DỰNG THÂN CẦN TRỤC THÁP

Thông thường sau khi đổ bê tông móng khoảng 7 – 10 ngày là có thể tiến hành lắp đặt cần trục.

Trong quá trình lắp dựng cần lưu ý điểm sau (chỉ áp dụng đối với loại cần trục tháp QTZ63 mã hiệu 5013 được cải tạo thành cần trục tháp leo tầng):

 Tất cả các đốt tháp đều phải được lắp dựng ngược (1 góc 180°) so với ban đầu. Nhằm thuận lợi trong công tác nâng đẩy cần trục lên cao. Đã được trình bày trong chương 4.

Với lưu ý trên, sẽ tiến hành lắp dựng phần thân cần trục như sau: Xem hình 7.2:

Lắp đoạn tháp đầu tiên (đoạn tháp được cải tạo) vào 4 chân đế đã được lắp sẵn tại móng sau đó dùng bulong M36 để liên kết nó với đài móng.

Lắp tiếp các đoạn tháp còn lại cho đến khi đủ 12 đoạn thì dừng lại, lắp tiếp các bộ phần khác.

Lắp đoạn mâm quay và cabin điều khiển: Trên mâm quay phải được lắp cơ cấu quay, kiểm tra dầu nhớt cơ cấu quay,...Lắp hoàn thiện các lan can sàn ca bin.

2900

BƯỚC 3: LẮP CẦN MANG ĐỐI TRỌNG

 Tổ hợp cần đối trọng, thanh giằng cần sau, lan can bảo vệ rồi lắp lên đoạn đỉnh tháp. Cần đối trọng khi tổ hợp dưới đất nên hoàn thiện phần lắp cơ cấu quay, vặn chặt và cân chỉnh động cơ tải sao cho đường cáp đi lên chóp tháp là đúng tâm, góc lệch đường cáp so với buli đỉnh tháp < 2°.

Nối các đoạn neo lại với nhau là được.

BƯỚC 4: LẮP MỘT QUẢ ĐỐI TRỌNG LOẠI A

BƯỚC 5: LẮP CẦN NÂNG VẬT

Hình 7.5. Lắp cần nâng vật

Tổ hợp cần với theo đúng thứ tự quy định của nhà sản xuất, trên các đoạn cần với có đánh số thứ tự, tiết diện các đoạn cần với có kích thước khác nhau nên tuyệt đối không được lắp lẫn lộn. Sau khi lắp hoàn thiện các đoạn cần với phù hợp với độ dài ngắn theo yêu cầu thi công của công trình thì tiến hành lắp các thanh tay giằng cần với, thanh giằng cần với cũng được quy định trong tài liệu kỹ thuật, không được phép lắp lẫn lộn. Tiến hành lắp cơ cấu xe con vào cần với, trước khi lắp xe con lưu ý kê cao cần với lên khoảng 60cm các điểm đầu, cuối, giữa, tránh hiện tượng làm

biền dạng võng cần nâng. Kiểm tra thật kỹ các chi tiết an toàn trên cần nâng, tránh bỏ sót gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

BƯỚC 6: LẮP CÁC QUẢ ĐỐI TRỌNG CÒN LẠI

Cẩu lắp lần lượt các đối trọng còn lại theo đúng quy định của tài liệu kỹ thuật. Xem hình 7.6.

BƯỚC 7: LẮP HOÀN CHỈNH CÁC CƠ CẤU CÔNG TÁC, CÁC THIẾT BỊ VÀ ĐƯA CẦN TRỤC VÀO TRẠNG THÁI SẴN SÀNG LÀM VIỆC.

 Lắp đặt hoàn thiện các bộ phận, linh kiện điện, cố định buộc chặt các mối dây, các bó dây, tránh hiện tượng di chuyển khi sử dụng, dây điện phải bố trí hợp lý để không làm cản trở đường đi trên cần với, cần đối trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Luồn cáp tời chính, cáp xe con theo sơ đồ luồn cáp, thử tải không tải các cơ cấu để kiểm tra độ tin cây hoạt động của thiết bị.

Hình 7.7. Lắp hoàn thiện các cơ cấu và đưa cần trục vào trạng thái sẵn sàng làm việc

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 80)