QUY TRÌNH LẮP DỰNG CẦN TRỤC THÁP LEO TẦNG

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 79)

7.1.1. Quy định chung

Công nhân tham gia lắp đặt cần trục tháp phải được hướng dẫn quy trình lắp đặt kỹ thuật, các biện pháp an tòan và phải tuân thủ theo sự chỉ huy của cán bộ kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật chỉ huy lắp đặt phải nghiên cứu và tuân thủ các hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.

Phải thực hiện các yêu cầu sau:

 Đặt rào nâng, biển cấm ở phạm vi đang tháo lắp.

 Các bộ phận của cần trục phải được kê lót và lắp đặt ngay ngắn, ổn định để tránh biến dạng, các thiết bị điện, môtơ phải được che đậy tạm để không bị ảnh hưởng của mưa nắng.

 Không để các bộ phận khác đè lên các bộ phận của cần trục.

 Sử dụng cáp đúng công dụng và đủ dài, phù hợp với trọng lượng vật cần nâng.

 Buộc dây các bộ phận của cần trục để nâng lên phải đúng vị trí theo chỉ dẫn.

 Mỗi công đoạn lắp đặt phải có lệnh của cán bộ chỉ huy mới được tiến hành.  Phải trang bị và sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ và an toàn như: thang, giàn giáo, lan can, dây an toàn,...

 Đối trọng phải được lắp đặt ổn định phù hợp với chiều dài cần và độ cao tháp theo chỉ dẩn của nhà chế tạo.

 Tuyệt đối cấm nâng vật khi chưa lắp đối trọng lên cần đuôi.

 Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ cần trục tháp đến đường dây tải điện theo quy định hiện hành.

7.1.2. Trình tự lắp dựng

Quy trình lắp dựng cần trục tháp leo tầng về cơ bản giống hoàn toàn với quy trình lắp dựng cần trục tự nâng nằm ngoài công trình nói chung. Chỉ khác là đối với cần trục leo tầng không phải nối dài thân tháp mỗi khi chiều cao của công trình tăng lên. Riêng đối với loại cẩu tháp QTZ63 mã hiệu 5013 cải tạo thành cần trục leo tầng thì phần thân tháp phải được lắp dựng ngược so với ban đầu. Mục đích lắp dựng đã được trình bày trong chương 4.

Lắp dựng cần trục leo tầng được thực hiện bằng cách tổ hợp từng phần của cần trục tháp bằng cần trục tự hành (cần trục ô tô hoặc cần trục bánh lốp). Theo đó, cần trục tự hành có thể được bố trí tại mặt đất, cốt ±0,00 nếu trong điều kiện mặt bằng thi công trên mặt đất rộng. Nếu mặt bằng thi công trên mặt đất chật hẹp thì có thể bố trí cần trục tự hành tại cốt –6,19m. Nhưng thực tế, người ta cố gắng bố trí cần trục tự hành trên mặt đất nhằm dễ dàng khi lắp dựng và nâng cao tính cơ động.

Các bước lắp dựng cần trục tháp leo tầng được thực hiện như sau:

BƯỚC 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG VÀ LÀM MÓNG CHO CẦN TRỤC 5 10 0 -3,19 30 00 2900 -6,19 3 4 Hình 7.1. Công tác chuẩn bị mặt bằng lắp dựng và làm móng cần trục.  Lựa chọn cần trục để lắp dựng:

Dùng cần trục tự hành (cần trục ô tô hoặc cần trục bánh lốp, kiến nghị không nên dùng cẩu bánh xích) để tiến hành lắp dựng cần trục tháp.

Chuẩn bị mặt bằng đủ rộng cho các công việc tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp. Đồng thời, mặt bằng cũng phải đủ rộng cho cần trục tự hành hoạt động và thự hiện công việc cẩu lắp một cách thuận lợi nhất.

 Làm móng cần trục tháp:

Móng của cần trục sẽ được tận dụng luôn móng của công trình đã thi công sẵn. Theo đó, cần trục tháp sẽ được đặt trên móng của công trình tại cốt −3,19m. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí làm móng cho cẩu tháp.

Sau khi làm móng xong phải thực hiện nghiệm thu móng với đơn vị thi công và tiến hành đo điện trở tiếp đất.

Trên nền móng bê tông cốt thép được chôn bulong chân đế M36 theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

BƯỚC 2: LẮP DỰNG THÂN CẦN TRỤC THÁP

Thông thường sau khi đổ bê tông móng khoảng 7 – 10 ngày là có thể tiến hành lắp đặt cần trục.

Trong quá trình lắp dựng cần lưu ý điểm sau (chỉ áp dụng đối với loại cần trục tháp QTZ63 mã hiệu 5013 được cải tạo thành cần trục tháp leo tầng):

 Tất cả các đốt tháp đều phải được lắp dựng ngược (1 góc 180°) so với ban đầu. Nhằm thuận lợi trong công tác nâng đẩy cần trục lên cao. Đã được trình bày trong chương 4.

Với lưu ý trên, sẽ tiến hành lắp dựng phần thân cần trục như sau: Xem hình 7.2:

Lắp đoạn tháp đầu tiên (đoạn tháp được cải tạo) vào 4 chân đế đã được lắp sẵn tại móng sau đó dùng bulong M36 để liên kết nó với đài móng.

Lắp tiếp các đoạn tháp còn lại cho đến khi đủ 12 đoạn thì dừng lại, lắp tiếp các bộ phần khác.

Lắp đoạn mâm quay và cabin điều khiển: Trên mâm quay phải được lắp cơ cấu quay, kiểm tra dầu nhớt cơ cấu quay,...Lắp hoàn thiện các lan can sàn ca bin.

2900

BƯỚC 3: LẮP CẦN MANG ĐỐI TRỌNG

 Tổ hợp cần đối trọng, thanh giằng cần sau, lan can bảo vệ rồi lắp lên đoạn đỉnh tháp. Cần đối trọng khi tổ hợp dưới đất nên hoàn thiện phần lắp cơ cấu quay, vặn chặt và cân chỉnh động cơ tải sao cho đường cáp đi lên chóp tháp là đúng tâm, góc lệch đường cáp so với buli đỉnh tháp < 2°.

Nối các đoạn neo lại với nhau là được.

BƯỚC 4: LẮP MỘT QUẢ ĐỐI TRỌNG LOẠI A

BƯỚC 5: LẮP CẦN NÂNG VẬT

Hình 7.5. Lắp cần nâng vật

Tổ hợp cần với theo đúng thứ tự quy định của nhà sản xuất, trên các đoạn cần với có đánh số thứ tự, tiết diện các đoạn cần với có kích thước khác nhau nên tuyệt đối không được lắp lẫn lộn. Sau khi lắp hoàn thiện các đoạn cần với phù hợp với độ dài ngắn theo yêu cầu thi công của công trình thì tiến hành lắp các thanh tay giằng cần với, thanh giằng cần với cũng được quy định trong tài liệu kỹ thuật, không được phép lắp lẫn lộn. Tiến hành lắp cơ cấu xe con vào cần với, trước khi lắp xe con lưu ý kê cao cần với lên khoảng 60cm các điểm đầu, cuối, giữa, tránh hiện tượng làm

biền dạng võng cần nâng. Kiểm tra thật kỹ các chi tiết an toàn trên cần nâng, tránh bỏ sót gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

BƯỚC 6: LẮP CÁC QUẢ ĐỐI TRỌNG CÒN LẠI

Cẩu lắp lần lượt các đối trọng còn lại theo đúng quy định của tài liệu kỹ thuật. Xem hình 7.6.

BƯỚC 7: LẮP HOÀN CHỈNH CÁC CƠ CẤU CÔNG TÁC, CÁC THIẾT BỊ VÀ ĐƯA CẦN TRỤC VÀO TRẠNG THÁI SẴN SÀNG LÀM VIỆC.

 Lắp đặt hoàn thiện các bộ phận, linh kiện điện, cố định buộc chặt các mối dây, các bó dây, tránh hiện tượng di chuyển khi sử dụng, dây điện phải bố trí hợp lý để không làm cản trở đường đi trên cần với, cần đối trọng.

 Luồn cáp tời chính, cáp xe con theo sơ đồ luồn cáp, thử tải không tải các cơ cấu để kiểm tra độ tin cây hoạt động của thiết bị.

Hình 7.7. Lắp hoàn thiện các cơ cấu và đưa cần trục vào trạng thái sẵn sàng làm việc

7.2. QUY TRÌNH NÂNG ĐẨY CẦN TRỤC THÁP LÊN CAO KHI CHIỀU CAO CÔNG TRÌNH TĂNG LÊN CHIỀU CAO CÔNG TRÌNH TĂNG LÊN

Nghiêm cấm: Quay cần, di chuyển xe con, nâng hạ tải trong quá trình nâng

đẩy cần trục lên cao (trong quá trình kích nâng đang vận hành).

Sau khi thi công xong tầng hầm và một phần thân của công trình đạt chiều cao quy định thì tiến hành nâng dần cần trục lên để thi công tiếp.

Quy trình nâng đẩy cần trục lên cao gồm các bước sau đây:

BƯỚC 1: LẮP DỰNG CẦN TRỤC ĐỂ THI CÔNG TẦNG HẦM VÀ MỘT PHẦN THẦN CÔNG TRÌNH. 74 10 T2 T3 T4 T5 T6 30 00 31 90 45 00 39 00 39 00 32 00 32 00 32 00 28 09 0 T1 H1 TKT -6,19 -3,19 ± 0,00

Hình 7.8. Dùng cần trục để thi công tầng hầm và một phần phần của công trình từ tầng 1 đến tầng 5.

BƯỚC 2: LẮP ĐẶT HỆ KHUNG ĐỠ THÁP VÀ HỆ THỐNG NÂNG ĐẨY.

T1 H1 TKT T2 T3 T4 T5 T6 74 10

Hình 7.9. Lắp hệ khung đỡ và hệ nâng đẩy cần trục. Ban đầu chỉ cần lắp 2 hệ khung đỡ, ở sàn tầng kỹ thuật và sàn tầng 4.

BƯỚC 3: NÂNG ĐẨY CẦN TRỤC LÊN CAO. T1 H1 TKT T2 T3 T4 T5 T6 I 18 30 0

 Tháo cần trục khỏi bệ móng và bắt đầu tiến hành nâng dần cần trục lên cao.  Nâng dần cần trục lên nhờ xi lanh thủy lực có hành trình 1600mm. Nhưng thực tế chi nâng cần trục lên một đoạn 1260mm bằng khoảng cách giữa 2 vấu tỳ thân tháp.

 Khi đến đốt tháp cải tạo dưới cùng thì quá trình nâng kết thúc. Sau đó dùng dầm ngang để giữ cần trục và tiến hành thi công tiếp.

 Cần bịt kín lỗ hỗng sau khi quá trình nâng kết thúc. Chi tiết I. Xem hình 8.2

39 00 1 2 3 4 Hình 8.2. Chi tiết I.

1. Thanh nối ngang chịu lực; 2. Dầm ngang; 3. Hệ khung đỡ thứ nhất; 4. Hệ thống nâng đẩy cần trục.

BƯỚC 4: LẮP ĐẶT HỆ KHUNG ĐỠ THỨ 3.

 Lắp đặt hệ khung đỡ thứ 3 vào sàn tầng 6 và đồng thời chuyển hệ nâng đẩy ở tầng kỹ thuật lên sàn tầng 4. Xem hình 8.2

 Đối với khung đỡ thứ 3 chỉ được sử dụng khi nâng cần trục đi lên, do vậy nó đóng vai trò như là khung đỡ trung gian mà thôi.

T1 H1 TKT T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 87 00 Hình 8.3.Lắp đặt khung đỡ thứ 3.

BƯỚC 5: TIẾN HÀNH NÂNG ĐẨY CẦN TRỤC LÊN CAO.

 Tháo dầm ngang ra khỏi hệ khung đỡ thứ nhất ở tầng kỹ thuật  Tiến hành nâng dần cần trục lên đến vị trí làm việc.

87

00

II

15

80

0

 Tiến hành nâng dần cần trục lên cao được thực hiện tương tự như bước 3.  Sau khi kết thức quá trình nâng, lắp dầm ngang vào hệ khung đỡ thứ 2 tại tầng 4. Lúc này khung đỡ thứ nhất không còn chịu lực nữa.

 Tiến hành thi công bịt lỗ hỗng ở các tầng dưới để bảo đảm an toàn. Chi tiết II. Xem hình 8.6.

32

00

5

Hình 8.6.Chi tiết II 5. Hệ khung đỡ thứ 2

BƯỚC 6: TIẾP TỤC THI CÔNG CÁC TẦNG TIẾP THEO. CỨ THI CÔNG XONG 3 TẦNG THÌ NÂNG CẦN TRỤC LÊN MỘT LẦN. QUÁ TRÌNH NÂNG ĐƯỢC THỰC HIỆN TƯƠNG TỰ NHƯ CÁC BƯỚC ĐÃ TRÌNH BÀY Ở TRÊN.

7.3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG AN TOÀN CẦN TRỤC THÁP

Công nhân lái cần trục có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:

Trước khi làm việc

 Kiểm tra: Các bộ phận thân tháp, cần, cabin, đỉnh tháp,…phải có đủ chốt, ắc, bulông liên kết và xiết chặt, sàn hành lang, cầu thang phải đủ lan can và chắc chắn.

 Kiểm tra cáp tới chính, cáp xe con xen có được luồn và quấn trên tang đúng không.

 Kiểm tra tình trạng ổn trọng, đối trọng và các bulông neo.

 Kiểm tra xem có vật gì trên sàn có thể rơi xuống khi quay cần hay có gió lớn không.

 Kiểm tra mức dầu trong hợp giảm tốc và các điểm bôi trơn phải đủ dầu mỡ bảo đảm chất lượng.

 Kiểm tra móc cẩu, ổ móc tình trạng cáp, xích buộc tải.

 Kiểm tra tình trạng hệ thống điện, aptômát, bảng tủ điện, cáp điện, nối đất….và điện áp phải đủ 380V hoặc theo đúng quy định của nhà sản xuất

 Kiểm tra hoạt động không tải của các cơ cấu, thử thắng và các công tắc giới hạn, đèn chiếu sáng, chuông báo hiệu v.v…..

 Nếu phát hiện các hư hỏng phải tìm cách khắc phục ngay, nếu không khắc phục phải báo cho người có trách nhiệm biết để có biện pháp xử lý

Trong khi vận hành

 Thực hiện các thao tác cẩu theo tín hiệu của người được giao nhiệm vụ chỉ huy cẩu hàng dưới mặt đất.

 Trước khi thao tác cẩu lên, khi di chuyển tải, trước khi hạ tải xuống vị trí đặt tải đều phải nhấn chuông báo hiệu.

 Phải cẩu từ từ, không cẩu giật (không gạt cần điều khiển từ số 0 sang số nhanh một cách đột ngột, phải có thời gian dừng ở từng số, áp dụng cả trong trường hợp cẩu không tải).

 Không được thay đổi đột ngột chiều chuyển động từ thuận sang ngược chiều.

 Vị trí của xe con và móc cần trục phải đặt đúng trên tải nâng, dây cáp phải thẳng đứng để tránh lực tác động không đều lên kết cấu cần trục tháp. Trước khi nâng phải làm căng dây cáp buộc ở tốc độ nhỏ nhất.

 Phải biết rõ trọng lượng của tải định nâng, không lớn hơn tải trọng cho phép ở tầm với tương ứng, theo biểu chỉ báo trên cần hay biểu đồ tải trọng của cần trục tháp.

 Khi nâng hạ tải gần tường cột hay các chướng ngại vật, không để người đứng giữa tải và các chướng ngại vật đó hay để tải va quệt vào vật chướng ngại.

 Di chuyển tải theo phương ngang phải cao hơn các vật chướng ngại trên đường di chuyển ít nhất là 0.5m nhưng không được cao quá 2mét.

 Thường xuyên kiểm tra việc quấn cáp trên tang, không được để cáp bị chồng chéo lên nhau.

Nghiêm cấm

 Cho người không có trách nhiệm lên tháp, cần, cabin.  Để công nhân thực tập trên cần trục tháp.

 Kéo lê tải làm tháp xiên, nâng tải bị vật khác đè lên, bị dính chặt với nền đất, bê tông….

 Di chuyển tải qua đầu người.

 Vận hành khi điện áp sụt hơn 10% so với áp định mức.  Cho người khác lái mà chưa được phép của lãnh đạo.

 Mọi hư hỏng về điện hoặc các hệ thống kiểm soát phải do thợ điện có kinh nghiệm và kỹ sư điện sửa chữa.

 Không quay cần theo cùng chiều hơn 1.5 vòng có thể làm cáp điện bị xoắn và hư hỏng, phải quay cần ngược lại để nhả cáp bị xoắn.

Kết thúc làm việc

 Nhân viên thao tác chỉ được phép rời khỏi cabin khi móc cẩu ở trạng thái không tải, kéo móc lên sát cần, đưa xe con về sát cabin.

 Nhả thắng cơ cấu quay để cần quay tự do theo gió. Đưa cần điều khiển về số không và cáp điện, ngắt attômát.

 Ghi tóm tắt tình trạng làm việc của cẩu vào sổ vận hành.

 Giao ca lại cho ca sau, thông báo tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị.

7.4. SỰ CỐ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN THƯỜNG GẶP

SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

1. Đứt cáp

Sử dụng cáp hư: Cẩu quá tải (do nâng, kéo tải mà không biết trọng lượng thật của tải nâng, hoặc nhổ cọc, kẹp cáp do vỡ puli, không nâng tải theo

phương thẳng đứng).

Câu tải đúng kỹ thuật: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cáp trước khi cẩu các loại tải nặng, trước mỗi

ca làm việc. Có kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng thường ỳ, định kỳ cáp, puli, móc. Không cẩu tải mà không

biết tải trọng của tải.

2. Tuột cáp

Liên kết cáp không đúng kỹ

thuật định, số khóa cáp siết cáp phải đủ ít Lắp cáp phải đúng kỹ thuật quy nhất 3con. Nếu sử dụng nêm thì nêm phải đưa đủ sâu và cứng, đoạn

cáp dư ra khỏi ngàm nêm phải đủ dài. Thường xuyên kiểm tra các mối liên kết giữa cáp với các bộ

phận cố định cáp.

3.Tuột phanh

Do phanh quá mòn hơặc bị chai (biến cứng), phanh bị cháy, phanh bị mòn không đều hoặc do lực ép lò xo của phanh

quá yếu.

Phải thường xuyên kiểm tra phanh để phát hiện các hư hỏng và thay

phanh mới.

4. Rơi đổ tải khi đang cẩu

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w