Cơ sở chọn vật liệu cho kết cấu khung đỡ tháp

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 51)

Bộ phận quan trọng nhất của hệ khung đỡ tháp đó là dầm chính chịu lực và dầm ngang đối với khung đỡ phía dưới. Đây là bộ phận tiếp nhận toàn bộ tải trọng của cẩn trục tháp, sau đó truyền xuống kết cấu công trình. Vì vậy, vật liệu được chọn là vật liệu có khả năng chịu lực tốt, có thể vận chuyển được lên các tầng cao hơn dễ dàng mỗi khi tiến hành nâng đẩy cẩu tháp lên cao hơn, đồng thời cũng thỏa mãn về điều kiện kinh tế.

Trên cơ sở đó, vật liệu được chọn làm dầm của hệ khung đỡ là dầm thép. Vì dầm có cấu tạo đơn giản (do có rất ít phân tố tạo thành), mặt khác chi phí cho công tác gia công chế tạo không lớn.

Trên thực tế, dầm được sử dụng phổ biến nhất được chia thành hai loại đó là: dầm hình và dầm tổ hợp.

Dầm hình: là dầm được cấu tạo từ một thép hình, thường có tiết diện dạng

chữ I, chữ [, chữ Z....Hiện nay, áp dụng sự tiến bộ của công nghệ cán nên có nhiều loại tiết diện mới là thép hình cán nóng hình I cánh rộng, cao thành...

Dầm tổ hợp: là dầm mà tiết diện được tạo thành từ các thép bản, thép hình

hoặc hỗn hợp cả thép hình và thép bản. Nếu dùng hàn để liên kết các phân tố tạo thành tiết diện dầm thì được gọi là dầm tổ hợp hàn. Tương tự như vậy, có dầm tổ hợp bu lông, đinh tán...Thông thường dầm tổ hợp hàn được sử dụng rộng rãi hơn vì tốn ít vật liệu hơn, nhẹ hơn, chi phí chế tạo dầm ít hơn. Và dầm tổ hợp hàn thường có tiết diện chữ I.

Về phương diện chịu lực: dầm hình được sử dụng khi chịu tải trọng bé, hoặc vượt nhịp ngắn. Còn dầm tổ hợp được dùng khi chịu tải trọng lớn hoặc rất lớn, hoặc khi vượt nhịp dài...

Một phần của tài liệu ĐA Tốt nghiệp (Thuyết minh+Bản vẽ): Thiết kế cải tạo cần trục tháp tự nâng thành cần trục tháp leo sàn phuc vụ thi công tòa nhà cao tầng (Trang 51)