0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch đội ngũ TTCM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA (Trang 67 -67 )

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong trường THPT là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của của TCM và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ và chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới, TCM cần hướng đến mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm.

Hoạt động này được thực hiện ngay từ đầu năm học, có thể HT trực tiếp kiểm tra hoặc giao cho PHT phụ trách chuyên môn kiểm tra. Việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của tổ phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Nhà trường và phải được các cán bộ, GV bàn bạc thống nhất trong Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học. Để tìm hiểu công tác này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra khảo sát các đối tượng ở 6 trường THPT ở huyện Nông Cống và được kết quả như bảng như sau:

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá

Đối tượng khảo sát HT + PHT (17) TT + TP.CM (48) GV (289) SL % SL % SL % Rất cần thiết, đáp ứng tốt cho công tác 15 88,2 41 85.4 257 88,9

Bình thường, chỉ làm cho có 2 11,8 7 14.6 32 11,1

Không xây dựng vì không biết 0 0 0 0 0 0

các TCM đầy đủ, đáp ứng tốt công tác, được đội ngũ BGH, TT+TP.CM và GV đánh giá cao (BGH: 88,2%; TT+TP.CM: 85,4%; GV: 88,9%). Một số ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch là bình thường, chỉ làm cho có, cho đúng quy trình quản lý (BGH: 11,8%; TT+TP.CM: 14.6%; GV: 11,1%), điều đáng chú ý là tỷ lệ nhất trí ở phương án này thuộc nhóm TT+TP.CM là cao nhất, điều này chứng tỏ còn một số TTCM chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. Điều này cho thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM về tầm quan trọng của công tác này và ứng dụng của khoa học quản lý vào thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.4. Đánh giá chung thực trạng

Từ Bảng 2.1: Thống kê trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ TTCM ở 6 trường THPT huyện Nông Cống năm 2013 cho thấy; Toàn bộ đội ngũ TTCM đều là đảng viên, trong đó có 4 đồng chí đã đạt trình độ lý luận trung cấp trung cấp, 5 đồng chí đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ QLGD. Trong số 24 TTCM có 7 TTCM có trình độ thạc sỹ và qua tìm hiểu chúng tôi còn được biết còn 5 TTCM đang dự học chương trình thạc sỹ. Từ kết quả đạt được trên có thể thấy các trường trên địa bàn đã quan tâm, đầu tư đến công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM, song việc bồi dưỡng chủ yếu được gửi đi tại các lớp bồi dưỡng với kiến thức chưa thực sự sát hợp với vùng miền và điều kiện thực tế của từng cơ sở. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy các trường còn thiếu tính kế hoạch về công tác bồi dưỡng và còn ít chú trọng phát huy những yếu tố nội lực của Ban giám hiệu.

2.4.1. Những mặt mạnh

- Tất cả các TTCM ở các trường THPT đều là giáo viên có trình độ chuyên môn có thâm niên công tác và có uy tín trong tập thể sư phạm nên việc triển khai các hoạt động quản lý dạy học được thuận lợi.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học, đội ngũ TTCM luôn có khả năng nắm vững các nội dung quản lý, các chức năng quản lý và thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của TCM trong nhà trường theo đúng quy định.

- Tất cả các TTCM đều nhận thức đầy đủ vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học và từng nội dung cụ thể của hoạt động dạy học trong tổ chuyên môn.

- Đội ngũ TTCM của các trường đã tổ chức cho GV học tập đầy đủ các quy chế, quy định về giáo dục - đào tạo, các chủ trương, chính sách về giáo dục- đào tạo của Đảng và Nhà nước. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung chương trình dạy học .

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, tháng và có biện pháp xử lý kịp thời đối với giáo viên vi phạm quy chế, quy định chuyên môn.

- Phối hợp với ban chuyên môn của nhà trường trong việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, GV đúng người đúng việc phù hợp với năng lực cá nhân từ đó phát huy được mọi khả năng công tác của GV.

- Có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào để xây dựng nề nếp kỷ cương dạy - học.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA (Trang 67 -67 )

×