Công tác bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 61)

Để tìm hiểu về hình thức bổ nhiệm TTCM ở 6 trường trên địa bàn huyện Nông Cống chúng tôi đã tiến hành điều tra và có kết quả thu được bằng bảng 3.2

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về hình thức bổ nhiệm TTCM

T T Hình thức bổ nhiệm HT+PHT TT+TP.CM GV Tổng cộng SL % SL % SL % SL % 1 Do HT chỉ định trực tiếp 7 41. 2 19 39.6 11 5 39.8 141 39.8 2 Tập thể Chi ủy, BGH nhà trường thống nhất và HT ra quyết định công nhận 6 35.3 16 33.3 95 32.9 117 33.1 3 Lấy tín nhiệm từ tổ chuyên môn, HT tham khảo để quyết định

4

GV trong tổ bầu, HT ra quyết định công nhận

0 0 0 0 0 0 0 0

Bổ nhiệm TTCM là công việc rất quan trọng của người HT; tùy theo từng trường, từng HT mà hình thức bổ nhiệm có khác nhau. Qua kết quả khảo sát thu được cho thấy:

Hình thức do HT chỉ định trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (39.8%). Mặc dù hình thức này không trái với Điều lệ trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học; nó thể hiện được vai trò và quyền lực của người HT nhưng theo chúng tôi hình thức này vẫn chưa thực sự dân chủ, còn mang nặng tính chủ quan và dễ dẫn đến sự độc đoán trong phong cách quản lý. Hình thức bổ nhiệm này chỉ thực sự phù hợp với những trường mới thành lập hoặc khi hình thành TCM mới;

Đứng thứ 2 là hình thức do tập thể Chi ủy, BGH nhà trường thống nhất và HT ra quyết định công nhận (33,1%). Nếu bổ nhiệm TTCM theo hình thức này vừa đảm bảo được quyền lực của người HT; vừa đảm bảo được tính dân chủ, tập trung; đảm bảo được tính khoa học trong công tác quản lý.

Đứng thứ 3 là hình thức HT tổ chức lấy tín nhiệm từ tổ chuyên môn và làm cơ sở HT tham khảo để quyết định (27.1%). Nếu bổ nhiệm TTCM theo hình thức này thì động viên được sự thi đua, phấn đấu trong đội ngũ GV; vừa đảm bảo được quyền lực của người HT; vừa đảm bảo được tính dân chủ, nhưng có hạn chế là giáo viên thường đánh giá theo cảm tính, dễ xẩy ra hiện tượng “chia bè, kéo cánh” dẫn đến việc chọn lựa người chưa thực sự xứng đáng.

Hình thức do GV trong tổ bầu, HT ra quyết định công nhận (0%) chưa được sử dụng ở các trường trên địa bàn huyện Nông Cống. Hình thức này thể hiện tính dân chủ cao nhưng không thể hiện được sự lựa chọn của người HT

trong công tác quản lý, mặt khác hình thức này cũng không tránh khỏi hạn chế như ở hình thức thứ hai.

2.3.3. Thực trạng quản lý việc phân công lao động của TTCM

Để chẩn bị cho năm học mới việc phân công GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy là rất quan trọng, nếu việc phân công phù hợp, đúng với năng lực chuyên môn của GV sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động dạy học có chất lượng. Để tìm hiểu công tác này chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra khảo sát các đối tượng ở 6 trường THPT huyện Nông Cống và kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát việc phân công giảng dạy của các tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nông Cống – Thanh Hóa

Hình thức phân công giảng dạy

Đối tượng khảo sát

HT + PHT TT + TP.CM GV

SL % SL % SL %

Giao quyền cho TTCM 0 0 0 0 0 0

HT trực tiếp phân công 0 0 0 0 0 0

Tổ CM đề xuất gửi Ban chuyên môn, Ban chuyên môn cùng BGH bàn bạc để phân công

17 100 48 100 289 100

Ý kiến khác 0 0 0 0 0 0

Từ bảng 3.3 cho thấy: Việc phân công phần hành giảng dạy đầu năm là việc làm thường xuyên và không thể thiếu ở mỗi đơn vị trường học. Qua các hình thức mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì 100% cán bộ giáo viên được hỏi đều cho rằng, việc phân công giảng dạy đầu năm được thực hiện bằng cách TCM tiến hành họp thảo luận dự kiến phân công, đề xuất gửi Ban chuyên môn. Sau đó Ban chuyên môn cùng BGH bàn bạc để phân công giảng dạy, những trường hợp nghỉ do ốm đau hoặc luân chuyển giữa chừng thì Ban chuyên môn cùng Ban giám hiệu bàn bạc để quyết định phân công. Để hiểu rõ

hơn vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, giáo viên về sự

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 61)