Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
3.3.1. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Đăng ký quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu. Việc gắn bảo hộ sở hữu trí tuệ với thương mại quốc tế, một mặt sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ quốc tế hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác cũng sẽ gây ra rất nhiều sức ép và khó khăn cho các nước có trình độ khoa học công nghệ thấp, đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực hay toàn cầu phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay của Việt Nam. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng
cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện.
Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến. Những nguyên nhân chính là do: cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình… Việc gia nhập Thỏa ước La-Hay sẽ làm tăng số lượng các kiểu dáng công nghiệp cần được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Điều này dẫn tới sự gia tăng gánh nặng đối với công tác thực thi và bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp sẽ phát sinh những khó khăn cần phải giải quyết. Đơn quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp cho Văn phòng quốc tế có chỉ định Việt Nam đều đòi hỏi phải được xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả có khả năng gây thiệt hại cho người nộp đơn. Tình trạng bảo hộ của đơn quốc tế tại Việt Nam cũng có thể trở nên không xác đáng nếu ý thức tự bảo vệ của công chúng không được nâng cao, năng lực xử lý đơn kịp thời của Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia không được đảm bảo. Lượng đơn quốc tế có chỉ định Việt
Nam gia tăng sẽ chất thêm gánh nặng cho Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia, do đó đòi hỏi phải tính đến công tác chuẩn bị nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng chuyên môn trước khi Việt Nam gia nhập hệ thống này.
Trong phạm vi Cơ quan quốc gia của Việt Nam (Cục Sở hữu trí tuệ) chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn quốc tế, việc gia nhập Thỏa ước La-