Cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Việt Nam với việc gia nhập thỏa ước La - Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 84)

Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt, Việt Nam đã tham gia ký kết một số điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ký tại Hà Nội ngày 07/07/1999. Điều 2 của Hiệp định quy định về nghĩa vụ tham gia của các bên đối với một số điều ước quốc tế nếu chưa phải là thành viên của điều ước đó. Khoản 2 điều này quy định “các bên ký kết sẽ cố gắng hết sức để tham gia các hiệp định đa

đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp bao gồm Văn kiện La-Hay 1960 và Văn kiện bổ sung Stockholm 1967 được đề cập tới trong Phụ lục 1 và theo tinh thần của Hiệp định thì Việt Nam sẽ cố gắng tham gia hai Văn kiện này.

Tuy nhiên Khoản 3 Điều 2 của Hiệp định cũng đề cập đến khả năng xem xét lại theo định kỳ danh mục các điều ước quốc tế nêu trong phụ lục để phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong tương lai. Điều này cho phép Việt Nam không nhất thiết phải tham gia Văn kiện La-Hay 1960 và có thể lựa chọn tham gia Văn kiện phù hợp với mình, nhất là trong bối cảnh Văn kiện Geneva 1999 đã được phát triển để phù hợp với những cơ quan sở hữu trí tuệ có thẩm định nội dung đơn kiểu dáng công nghiệp trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Là một quốc gia tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp từ rất sớm, Thụy Sĩ đã tham gia vào cả 3 Văn kiện của Thỏa ước La-Hay với tiến trình như sau:

- Tham gia Văn kiện London 1934 ngày 24/11/1939; - Tham gia Văn kiện La-Hay 1960 ngày 1/8/1984; - Tham gia Văn kiện Geneva 1999 ngày 23/12/2003.

Như vậy việc tham gia Văn kiện La-Hay 1960 hoặc Văn kiện Geneva 1999 hay tham gia đồng thời cả hai Văn kiện này đều là những phương án có thể được cân nhắc trước dự định gia nhập Thỏa ước La-Hay của Việt Nam mà không trái với tinh thần của Hiệp định.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Nội dung về sở hữu trí tuệ của GATT 1994 được thành lập một văn bản riêng và được gọi là "Hiệp định TRIPS". Hiệp định TRIPS bao gồm 73 điều, chia làm 7 phần. Đây được coi là hiệp định đa phương chi tiết, đầy đủ nhất về

sở hữu trí tuệ trong lịch sử phát triển hoạt động này. Hiệp định TRIPS là điều kiện để gia nhập WTO. Các nước muốn gia nhập WTO nói chung và Việt Nam nói riêng, trước khi gia nhập WTO phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sở hữu trí tuệ nêu trong Hiệp định TRIPS.

Mọi thành viên của WTO đều phải thiết lập hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ, có hiệu quả theo các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định về: nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc bảo hộ; các đối tượng bắt buộc phải được bảo hộ và mức độ, phạm vi bảo hộ các đối tượng đó; hệ thống bảo đảm thực thi, thời hạn thực hiện các tiêu chuẩn đó. Mục tiêu tổng quát của Hiệp định TRIPS là giảm sai lệch thương mại và các rào cản đối với thương mại quốc tế, thúc đẩy việc bảo hộ hiệu quả và thoả đáng quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm rằng bản thân các biện pháp thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp.

Trong Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ. Đặc biệt hơn, Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên quy định hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không bảo đảm sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Hiệp định TRIPS là sự kế thừa và phát triển của Công ước Paris về bảo hộ Sở hữu công nghiệp (1883) mà Việt Nam đã tham gia từ ngày 8/3/1949. Công ước Paris quy định kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Còn theo Hiệp định TRIPS thì các thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với điều khoản là các ngoại lệ này không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Hiệp

định TRIPS có quy định bổ sung thêm về thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối thiểu là 10 năm.

Mối quan hệ ngày càng tăng giữa thương mại và sở hữu trí tuệ đã làm cho nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải thừa nhận rằng sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi phải có sự thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Với việc xem quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy đầu tư thương mại, thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một chiến lược đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hòa nhập với các nước trên thế giới. Với tư cách là thành viên chính thức thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007, Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ các nội dung của Hiệp định TRIPS liên quan đến việc thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng trên phạm vi toàn cầu.

Cam kết của các nước ASEAN về gia nhập Thỏa ước La-Hay

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan. Sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới.

Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động

dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ

liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng

đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu hợp tác về kinh tế và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nội khối và giữa các quốc gia thành viên trong Hiệp hội với các quốc gia khác trên thế giới, tuyên bố của Ban Thư ký ASEAN cũng mong muốn các nước thành viên ASEAN thống nhất tham gia Văn kiện Geneva 1999 của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp vào năm 2015 cùng thời điểm với việc hình thành Cộng đồng ASEAN. Hiện đã có Singapore ký kết Văn kiện Geneva 1999 từ tháng 1/2005 và mới đây là Brunei tuyên bố gia nhập Thoả ước La-Hay vào tháng 9/2013. Một số quốc gia có mức phát triển cao hơn và có đủ điều kiện hơn trong ASEAN đã lên kế hoạch để ký kết gia nhập Văn kiện Geneva 1999 vào năm 2015. Theo đó, cùng với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, Việt Nam cũng cam kết gia nhập Văn kiện Geneva 1999 của Thoả ước La-Hay vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Việt Nam với việc gia nhập thỏa ước La - Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)