3.5.1.1. Tiêu chí đánh giá
Tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm qua các mặt sau:
a. Về chất lượng hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh và hiệu quả tiến trình dạy học thông qua điểm trung bình kiểm tra.
b. Đánh giá thái độ học sinh dựa vào: - Không khí học tập của lớp.
- Tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Số học sinh trả lời đúng các câu hỏi.
- Ý thức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
c. Tính khả thi của dạy học giải quyết đề với sự hỗ trợ của MVT và các giáo án - Phát huy tối đa năng lực tư duy của học sinh.
- Nhiều giáo viên tâm huyết và nhiệt tình đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, đã giúp đỡ một cách tích cực trong quá trình TNSP của tôi. Mặc khác, học sinh có ý thức học tập tốt hơn trước đây do yêu cầu về mục tiêu đào tạo và nhu cầu của xã hội nên rất thuận tiện cho việc thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT.
3.5.1.2. Nhận xét về tiến trình dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT MVT
Quan sát giờ học của các lớp TN được tiến hành theo tiến trình dạy học đã được thiết kế, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT đã được thiết kế không quá tải với thời lượng lên lớp và khả năng của HS. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ cao hơn khi biết kết hợp với các PTDH truyền thống.
- Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của MVT trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS. Thực tế triển khai đã chứng tỏ hình thức dạy học mới theo kiểu thiết kế - thi công mang lại hiệu quả, có tính khả thi và phù hợp với việc đổi mới PPDH theo tinh thần cải cách giáo dục nói chung và bộ môn vật lý nói riêng.
Ngoài ra việc thiết kế và sử dụng bài giảng theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ của MVT có tác dụng tốt đối với việc tích cực hóa hoạt động của HS, thu hút được sự chú ý của HS vào nội dung bài học. Kết quả cho thấy việc sử dụng bài giảng đã được thiết kế đã làm cho QTDH vật lý trở nên sinh động hơn, trực quan hơn, HS tự nguyện tham gia xây dựng bài với không khí sôi nổi và tích cực hơn, HS thích học hơn với bộ môn vật lý.
3.5.1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm kiểm tra
Bài kiểm tra bao gồm những kiến thức cơ bản học sinh phải nắm vững và vận dụng được. Chúng tôi tiến hành kiểm tra sau bốn tuần kể từ khi thực nghiệm để đánh giá sự bền vững của kiến thức và hạn chế những ghi nhớ máy móc của học sinh.
Sau khi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài. Sau đó xử lý kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học để so sánh và đánh giá chất lượng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.5.2. Phân tích định lượng3.5.2.1.Các số liệu cần tính 3.5.2.1.Các số liệu cần tính
Để so sánh và đánh giá chất lượng nắm và vận dụng kiến thức học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi lập bảng phân phối tần suất, phân phối tần suất lũy tích, tính toán các tham số đặc trưng:
- Giá trị trung bình cộng: n X n X = ∑ i i - Phương sai: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ n X X n s i i và độ lệch chuẩn 1 ) ( 2 − − = ∑ n X X n s i i cho
biết mức độ phân tán quanh giá trị X , s càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: 100(%)
X S
V = .
- Sai số chọn mẫu: ε =t.∆, khi γ =1−α =1−0,05=0,95⇒ε =1,96.∆; với ∆ sai số trung bình chọn mẫu
n w w(1− ) = ∆ ; trong đó n f w= ; f là số học sinh đạt yêu cầu, n là số học sinh dự kiểm tra
3.5.2.2. Kết quả tính toán
Bảng 1. Bảng thống kê điểm số kết quả bài kiểm tra
Bài KT Lớp Số HS 0 1 2 3 4Điểm số5 6 7 8 9 10 TNKQ TN 32 0 0 0 1 5 8 9 4 5 0 0 ĐC 34 0 0 0 3 7 12 6 3 4 0 0 Viết TN 32 0 0 0 1 6 6 4 7 8 0 0 ĐC 34 0 0 1 3 7 8 5 4 6 0 0
Bảng 2. Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra
Lớp Số HS Số bài số HS đạt điểm từ Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 32 64 0 0 0 2 11 14 13 11 13 0 0 ĐC 34 68 0 0 0 6 14 20 11 7 10 0 0
Bảng 3. Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống.
Lớp Số HS
Số
bài 0 1 2 số HS đạt điểm từ Xi trở xuống3 4 5 6 7 8 9 10
TN 32 64 0 0 0 2 13 27 40 55 68 68 68
ĐC 34 68 0 0 0 6 20 40 51 58 68 68 68
Bảng 4. Bảng thống kê số %HS đạt điểm từ điểm số Xi trở xuống.
Lớp Số HS
Số
bài số HS đạt điểm từ Xi trở xuống
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 32 64 0 0 0 3,1 20,3 42,2 62,5 86 100 100 100 ĐC 34 68 0 0 0 8,8 29,4 58,8 75 85,3 100 100 100 Bảng 5. Các thông số thống kê. Lớp Số HS Số bài KT X S2 S V% TN 32 64 5,92 2,43 1,56 26,35 ĐC 34 68 5,25 2,01 1,42 27,05
Từ các số liệu trong bảng 2 và bảng 4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất lũy tích của các lớp ĐC và TN.
Từ bảng 5 ta thấy: Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Ở đây nảy sinh vấn đề: Sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học thực sự tốt hơn trong dạy học truyền thống hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.
Kiểm định thống kê:
Giả thuyết H0: X TN = X ĐC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).
Giả thuyết H1 = X TN > X ĐC đối lập với giả thuyết thống kê (PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT thực sự tốt hơn PPDH thông thường).
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng
ngẫu nhiên Z. Với
TN 2 2 TN TN N N X X Z S S − = + §C §C §C Trong đó: NTN = 64, NĐC = 68; 2 TN 2, 43 S = S§C2 =2,01; XTN =5,92; X§C = 5, 25 → Z = 2.97
Với α = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Zt: ( ) 1 2 1 2.0,05 0.45
2 2
t
Z α
ϕ = − = − =
Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 1.65
So sánh Z và Zt ta có: Z > Zt. Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 bị
bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy X TN > X ĐC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT thực sự có hiệu quả hơn.
Kết luận:
- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng kiểm định Z > Zt chứng tỏ PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT thực sự có hiệu quả.
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC, chứng tỏ: Độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Điều này phản ánh thực tế ở lớp học TN: Hầu hết HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt hiệu quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các HS trong lớp cũng ít hơn.
- Đồ thị tần số lũy tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp TN thực sự tốt hơn các lớp ĐC.
Qua quá trình TNSP có thể kết luận: Sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT để giảng dạy một số bài trong chương “Các định luật bảo toàn” cho HS lớp 10 cơ bản tạo ra không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT trong QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay.
Kết luận chương 3
Qua một số tiết TNSP, với số lượng HS hạn chế, các bài giảng đã biên soạn theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT khẳng định có thể sử dụng giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất có thể của trường. Kết quả TNSP cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các bước của tiến trình dạy học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT, các giải pháp sư phạm trong mỗi bước là phù hợp và có tính khả thi. Những kết quả bước đầu có thể khẳng định việc tổ chức dạy học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 cơ bản có tác dụng nâng cao chất lượng DHVL, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Cụ thể:
- Đối với hoạt động học tập của HS: Có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, gây hứng thú, kích thích sự tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em. Hiệu quả các giờ học theo tiến trình dạy học mới giúp các em hiểu bài tốt hơn, chất lượng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cao hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Nhờ đó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS.
- Đối với hoạt động dạy của GV: Có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động dạy học của GV, ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề giúp giáo viên tạo các tình huống có vấn đề dễ dàng hơn, trực quan hơn, lôi cuốn, kích thích tính tò mò của học sinh hơn, trong điều kiện làm thí nghiệm khó khăn hoặc không thể làm thí nghiêm. Ở các giai đoạn còn lại của PPDH giải quyết vấn đề cũng vậy MVT cũng được hỗ trợ rất nhiều giúp GV hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, vận dụng tri thức mới tốt hơn... nhờ đó GV có nhiều thời gian để quan tâm đến hoạt động học của HS, tăng cường việc chỉ đạo hoạt động nhận thức cho HS và có nhiều
điều kiện thuận lợi để theo dõi và đánh giá đúng năng lực học tập của từng HS. Bên cạnh đó nó còn có khả năng giúp GV giám sát và điều tiết được tiến trình dạy học.
- Để các giờ học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT đạt hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý, tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề... của HS đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm, có sự đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình dạy học một cách khoa học.
- Như vậy, phương án dạy học theo PPDH GQVĐ với sự hỗ trợ của MVT đã có tính khả thi khi dạy học vật lý ở trường phổ thông. Tuy nhiên, không phải bài nào, chương nào cũng sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT hoặc sử dụng riêng lẻ PP này mà phải sử dụng cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, phải kết hợp với các PPDH khác và không nên xem MVT là PTDH vạn năng có thể thay thế GV hay phủ định vai trò của các PTDH truyền thống khác. Để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi PTDH cần có sự phối hợp giữa các PTDH, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các hình thức lên lớp và các PPDH khác.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua cả nước đang trong thời kỳ đổi mới trên tất cả mọi lĩnh lực của đời sống xã hội, giáo dục của nước nhà cũng đã và đang đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung, chương trình sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học, trong đó các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm được các nhà giáo dục triển khai mạnh mẽ ở mọi cấp học và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Những thiết bị công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy, việc nghiên cứu, tìm kiếm những con đường, cách thức để cải tiến các PTDH nhằm nâng cao chất lượng của QTDH là việc làm thiết thực để hình thành một xã hội học tập, đón nhận sự ra đời tất yếu của nền GD điện tử trong thời đại MVT hiện nay. Qua quá trình ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề để dạy học chương “Các định luật bảo toàn” chương trình Vật lý 10 cơ bản và tiến hành TNSP, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây:
1. Trong dạy học vật lý cần tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức cho HS phù hợp với con đường biện chứng của quá trình nhận thức vật lý. Trong đó mối quan hệ giữa tư duy vật lý và quá trình nhận thức vật lý là rất quan trọng rồi từ đó bồi dưỡng năng lực nhận thức. Trong quá trình dạy học vật lý nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS. Chúng tôi cũng đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS.
2. Theo khảo sát thì dạy học với sự hỗ trợ của MVT có khả năng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. MVT có thể được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học. Do đó chúng tôi đã trình bày một số chức năng ưu việt của MVT có thể ứng dụng trong tiến trình dạy học vật lý nhằm phát triển tư duy cho HS .
3. CNTT nói chung, MVT nói riêng có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của PP dạy học GQVĐ, giúp cho việc thực hiện phương pháp này trong nhiều trường hợp trở nên dễ dàng, thuyết phục, tạo được lòng tin cho HS hơn, cho nên việc ứng
dụng MVT vào dạy học GQVĐ sẽ góp phần giúp cho GV và HS trong nhiều trường hợp sẽ thuận lợi, dễ dàng trong việc tiếp cận kiến thức mới, và sẽ nâng cao được năng lực nhận thức và tư duy của HS.
4. Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc logic nội dung, tìm hiểu những khó khăn mà GV, HS thường gặp trong QTDH chương “Các định luật bảo toàn”. Đưa ra phương án khắc phục đồng thời vận dụng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Việc làm này có ý nghĩa tạo cơ sở cho việc xây dựng bài giảng thực sự có chất lượng.
5. Chúng tôi cũng xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu gồm TNA, hình ảnh, video clip... để phục vụ cho việc soạn giảng cũng như giảng dạy chương “Các định luật bảo toàn”.
6. Đề tài cũng đã thiết kế 3 bài giảng phục vụ cho 5 tiết dạy thuộc 3 bài học