Tình hình ứng dụng MVT trong đổi mới PPDH ở trường THPT

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong dạy học giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 37)

1.4.1. Tình hình ứng dụng MVT trong đổi mới PPDH ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bàn tỉnh Đồng Tháp

Chỉ thị 3398/CT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2011-2012 đã nêu:

‘‘Năm học 2011-2012 là năm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy – học...’’

Căn cứ theo kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 02 tháng 05 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc: “Đồng Tháp trở thành tỉnh mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông” thì từ năm học 2006 - 2007 Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện 100% trường THPT có tối thiểu 01 phòng máy tính thực hành, 10 thư viện trường THPT có trang bị 03 máy tính kết nối intenet phục vụ quản lí, nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Một số trường THPT có website, thực hiện tốt quản lí chuyên môn, giảng dạy, thông tin liên lạc giữa giáo viên và học sinh; nhà trường, phụ huynh và các tổ chức xã hội và một số ít trường có máy tính tại phòng học, kết nối internet như: THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, THPT Lấp Vò 2, riêng đối với trường THPT TX Sa Đéc thì từ năm 2006 - 2007 đã được trang bị thêm 02 phòng thực hành vi tính và 03 phòng Giáo án điện tử, 02 phòng máy tính kết nối intenet để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên.

Nhằm thực hiện tốt các chỉ thị, kế hoạch này thì ngay từ đầu năm học, các trường THPT trong tỉnh đã tích cực triển khai, đưa nội dung, kế hoạch và biện pháp ứng dụng CNTT vào kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy.

Về quan điểm chỉ đạo: Trước hết mọi cán bộ - giáo viên phải biết Tin học. Nhà trường thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn bộ cán bộ và giáo viên. Qua các lớp bồi dưỡng này, giáo viên được học cách soạn thảo văn bản trên word, xử lí bảng tính trên Excel, soạn giáo án điện tử trên PowerPoint và cách tìm kiếm, tải thông tin từ Internet,…Bên cạnh đó các trường còn kêu gọi và tích cực vận động giáo viên sử dụng MVT vào đổi mới PPDH.

Khuyến khích các giáo viên chọn đề tài sáng kiến kinh ngiệm hàng năm là những đề tài có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy và học có chú trọng đến việc sử dụng MVT trong DH.

Năm học 2011-2012, đa số các trường THPT trong tỉnh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian cho tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường có thể học Tin học hiệu quả. Mặt khác, còn yêu cầu mọi cán bộ giáo viên phải ứng dụng MVT vào quản lí, dạy học và nghiên cứu khoa học giáo dục. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổi mới cũng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó theo tôi, một trong những nguyên nhân chính là một số giáo viên rất ngại đổi mới PPDH. Mặt khác, trình độ tin học của giáo viên còn chưa đồng đều. Ngoài các tiết hội giảng có sử dụng giáo án điện tử, đa số các tiết dạy của nhiều giáo viên vẫn sử dụng PPDH duy nhất: phấn trắng, bảng đen. Ngay cả các tiết có sử dụng giáo án điện tử thì hình thức tổ chức DH phổ biến vẫn là diễn giảng theo kiểu thông báo – tái hiện. MVT chỉ đóng vai trò làm tăng tính trực quan trong giờ học.

1.4.2. Tình hình ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề về phát triển tư duy cho học sinh trong thực tiễn dạy học vật lý

Với đặc thù là một tỉnh vùng sâu, vùng xa, quá trình dạy học của GV trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra cũng phải thừa nhận một thực tế, khi mà trình độ của học sinh là rất yếu kém thì việc áp dụng các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp DH GQVĐ trong dạy học của đa số giáo viên vật lý tỉnh Đồng Tháp nói chung là còn hạn chế. Khi mà việc vận

dụng phương pháp dạy học GQVĐ đã hạn chế thì việc ứng dụng MVT trong phương pháp dạy học trên lại càng gặp khó khăn và rất ít có giáo viên thực hiện.

Theo các báo cáo ở các cuộc hội thảo về ứng dụng của CNTT trong dạy học tổ chức ở Sở GD-ĐT Đồng Tháp, thì phần nhiều trong những năm vừa qua, việc ứng dụng MVT trong dạy vật lý đang được giáo viên ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở việc sử dụng BGĐT, còn ứng dụng MVT để hỗ trợ các phương pháp dạy học tích cực nói chung, dạy học giải quyết vấn đề nói riêng trong tiến trình dạy học vật lý đã được một số giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, số lượng giáo viên quan tâm chưa nhiều đặc biệt là các giáo viên ở những trường vùng sâu. Song, với sự quan tâm giúp đỡ của Sở GD và sự động viên, khuyến khích của Ban giám hiệu các trường, việc ứng dụng MVT để hỗ trợ các phương pháp dạy học tích cực nói chung và dạy học giải quyết vấn đề trong quá trình vật lý nhằm phát triển tư duy cho học sinh sẽ là một hướng đi tất yếu và đang là mục tiêu phấn đấu của các giáo viên vật lý ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Kết luận chương 1

Việc đổi mới PPDH nói chung và PPDH vật lý nói riêng là một vấn đế cấp thiết, chỉ có đổi mới thật sự PPDH chúng ta mới đào tạo nên những con người mới toàn diện phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Trước tiên chúng tôi đưa ra khái niệm tư duy trong dạy học vật lý để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu chương này.

Chúng tôi chỉ ra trong dạy học vật lý, GV cần tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức cho HS phù hợp với con đường biện chứng của quá trình nhận thức vật lý. Trong đó mối quan hệ giữa tư duy vật lý và quá trình nhận thức vật lý là rất quan trọng rồi từ đó bồi dưỡng năng lực nhận thức. Để quá trình nhận thức vật lý của HS được thành công thì HS cần phải thành thạo các phương pháp nhận thức vật lý do GV hướng dẫn và hình thành.

Trong quá trình dạy học vật lý nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS. GV có thể tổ chức, điều khiển sao cho HS lĩnh hội kiến thức vật lý một cách tốt nhất. Trong chương này chúng tôi cũng đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS.

Theo khảo sát thì dạy học với sự hỗ trợ của MVT có khả năng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. MVT có thể được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học. Do đó chúng tôi đã trình bày một số chức năng ưu việt của MVT có thể ứng dụng trong tiến trình dạy học vật lý nhằm phát triển tư duy cho HS.

Ứng dụng MVT vào các phương pháp dạy học tích cực nhằm đưa học sinh vào trung tâm của hoạt động dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp hiện nay. Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học vật lý nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề.

CNTT nói chung, máy vi tính nói riêng có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của PP dạy học GQVĐ, giúp cho việc thực hiện phương pháp này trong nhiều trường hợp trở nên dễ dàng, thuyết phục, tạo được lòng tin cho HS hơn, cho nên việc ứng dụng MVT vào dạy học GQVĐ sẽ góp phần giúp cho GV và HS trong nhiều trường hợp sẽ thuận lợi, dễ dàng trong việc tiếp cận kiến thức mới, và sẽ nâng cao được năng lực nhận thức và tư duy của HS.

Trong chương này cũng trình bày một số ý tưởng về dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT và một số dấu hiệu nhận biết có thể ứng dụng MVT vào các giai đoạn của dạy học GQVĐ khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn”.

Nội dung tiếp theo của luận văn sẽ trình bày cụ thể việc ứng dụng MVT trong dạy học GQVĐ để dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

CHƯƠNG 2

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN THPT

2.1. Cấu trúc logic nội dung dạy học của chương “Các định luật bào toàn” vật lý 10 cơ bản

2.2. Thực trạng dạy học chương “Các định luật bảo toàn”2.2.1. Mục tiêu tìm hiểu 2.2.1. Mục tiêu tìm hiểu

Tiến hành tìm hiểu về mức độ nhận thức chương “Các định luật bảo toàn” của HS ở các trường THPT TX Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

2.2.2. Đối tượng tìm hiểu

Chúng tôi tiến hành điều tra đối với 12 GV ở trường THPT TX Sa Đéc, một CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Xung lượng Động lượng Định lí động lượng Hệ cô lập Định luật bảo toàn động lượng Va chạm mềm CĐ bằng phản lực

Công cơ học Công suất

Năng lượng Thế năng trọng trường Động năng Thế năng đàn hồi Cơ năng trọng trường Cơ năng đàn hồi Định lí động năng Định lí biến thiên cơ năng trong trọng trường Định lí biến thiên cơ năng đàn hồi Định luật bảo toàn cơ năng

số GV trường THPT Nguyễn Đình Chiểu và HS ở trường THPT TX Sa Đéc trong khoảng thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 05/ 2012.

2.2.3. Phương tiện, phương pháp tìm hiểu

Sử dụng phiếu điều tra (xem phụ lục) và trao đổi trực tiếp với giáo viên và HS trường THPT TX Sa Đéc và GV trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.

2.2.4. Kết quả tìm hiểu

a. Đối với giáo viên (Xem phụ lục 1a trang 1- 7; 2a trang 16 – 20)

Nhận xét:

Đa số GV thường không quan tâm đến quan niệm sẵn có của HS, nếu có thì cũng dùng đặt vấn đề trước khi vào bài học. Cụ thể chỉ có 11,4% trong số 17 GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ quan niệm. Ngoài ra kết quả điều tra GV đánh giá về quan niệm của HS là khác so với điều tra trực tiếp HS, ví dụ như: có 60 % GV dự đoán số HS có quan niệm xung lượng là một đại lượng véctơ làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật (nằm trong khoảng 46% – 100%) nhưng khi điều tra kết quả HS là 23% hay có 62% GV dự đoán số HS có quan niệm về Cơ năng bảo toàn khi tổng động năng và thế năng không đổi (nằm trong khoảng 61% - 100%) nhưng khi điều tra kết quả HS là 27%... Mặt khác khi HS đưa ra quan niệm của mình, nếu là quan niệm sai thì GV thường đưa ra bằng chứng để bác bỏ rồi nêu ra quan niệm khoa học cho HS (24%) còn nếu là quan niệm phù hợp thì GV cũng chỉ khen ngợi và đưa ra bằng chứng chứng minh (30,3%).

GV đã sử dụng PPDH tích cực nhưng hầu như rất ít giáo viên biết thế nào là DH GQVĐ bằng MVT (5,6%) chứng tỏ PP này còn rất mới ở trường THPT.

GV thường kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kiểm tra miệng, giải bài tập và kiểm tra viết (33,2%). Rất ít giáo viên kiểm tra thông qua phần mềm trắc nghiệm.

b. Đối với HS

Nhận xét:

đó, tuy nhiên những quan niệm này thường chưa đầy đủ hoặc sai lầm. Ví dụ có 77 % HS quan niệm xung lượng là một đại lượng vô hướng làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật; 66,7% HS quan niệm Động năng là năng lượng vật có được khi nó bị biến dạng…

Khi trao đổi với HS chúng tôi thấy có (70%) kiểu thầy đọc trò ghi. Rất nhiều HS ngại hoạt động, hỏi, tranh luận. Nhiều HS không học bài cũ và làm bài tập về nhà (chỉ có khoảng 8% đến 12% HS thường xuyên hỏi, trao đổi bài đó là những HS có học lực khá, giỏi).

Có trên 68% HS thích học vật lý có sự mô phỏng hình ảnh, thí nghiệm ảo, video clip thông qua MVT bổ trợ các nội dung học nhưng chỉ có khoảng 33,6 % số tiết học có sử dụng MVT.

Từ một số lí do trên mà quan niệm sẵn có của HS (đa số là quan niệm sai và chưa đầy đủ) chưa được bộc lộ. Trong khi HS thường tiếp nhận kiến thức cho bản thân dựa trên những quan niệm đó do đó kiến thức của HS rất hạn chế.

c. Kết luận

Do thời gian có hạn và trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ có điều kiện tìm hiểu những hạn chế, để có thể tìm ra những giải pháp khắc phục.

Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi với các đồng nghiệp cùng môn, chúng tôi thấy rằng HS đang gặp những khó khăn trong việc tiếp thu và vận dụng các kiến thức ở chương “Các định luật bảo toàn”, cụ thể như sau:

- HS hiểu một cách không chắc chắn các khái niệm động lượng, xung lượng của lực, định lí biến thiên động lượng, hệ cô lập, định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô lập.

- HS thường tỏ ra lúng túng hoặc không vận dụng được kiến thức đã học vào các vấn đề mang tính chất định tính, các em thường giải quyết vấn đề một cách máy móc, đôi lúc chưa vận dụng được kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề.

- Cách học của HS phần lớn là thuộc lòng chứ chưa hiểu bản chất của hiện tượng vật lý. Vì thế các em thường không biết vận dụng trong từng trường hợp cụ

thể.

Những khó khăn của HS thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là việc tiếp thu kiến thức ở các em thường chỉ mang tính lí thuyết, khi quan sát một hiện tượng vật lý, HS chưa thể phân tích được tất cả mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng. Mặt khác do trong thực tế không bao giờ loại bỏ hoàn toàn ma sát nên việc chứng minh định luật bảo toàn là rất khó, và việc tiếp thu kiến thức HS thường rất thụ động nên kiến thức HS thu được chỉ lý thuyết do đó rất khó để HS vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

Một nguyên nhân khác làm cho HS cảm thấy phần cơ học nói chung và chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng rất khó học do việc trình bày các khái niệm như xung lượng của lực, động lượng, hệ cô lập, động năng, thế năng, cơ năng, ...chỉ bằng con đường lý thuyết rất ít những hình ảnh trực quan, sinh động để minh họa.

Ngoài ra trong dạy học có những quá trình xảy ra do không loại bỏ hoàn toàn ma sát như chuyển động của các viên bi trên mặt bàn nhẵn nằm ngang nên khó đo đạc được bằng các phương tiện trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, HS tiếp thu các khái niệm, định luật, định lý qua thông báo của giáo viên và một vài hình ảnh minh họa mà không có điều kiện nhận thức kiến thức theo quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

- Về

phương pháp giảng dạy: trong các tiết dạy, đa số GV đều dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải, minh họa, phương pháp hoạt động nhóm để thông báo kiến thức vẫn còn những tiết học HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ nghe GV giảng bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu tái hiện kiến thức. QTDH chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, HS chưa lĩnh hội kiến thức theo phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức.

-Về phương tiện dạy học: GV chỉ làm các thí nghiệm biểu diễn có trong

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong dạy học giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w