Cơ sở dữ liệu dạy học chương “Các định luật bảo toàn”

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong dạy học giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 45)

Ở phần này, chúng tôi giới thiệu một số TNA, hình ảnh, video clip để phục vụ giảng dạy chương “Các định luật bảo toàn”.

- TNA về bảo toàn năng lượng bi rơi - TNA về bảo toàn năng lượng con lắc đơn

- TNA về bảo toàn năng lượng con lắc lò xo - TNA về các dạng va chạm

- TNA kiểm chứng ĐLBT động lượng - TNA về hiện tượng súng bắn giật lùi

- TNA về BT năng lượng của vật trượt trên MPN không ma sát

- TNA về biến đổi thế năng của các vật rơi tự do có khối lượng thay đổi

- Ảnh tên lửa chuyển động

Ảnh khẩu pháo

- Sơ đồ động cơ phản lực dùng không khí (không có tuabin nén)

Sơ đồ tên lửa

-

- Sơ đồ động cơ phản lực dùng không khí (không có tuabin nén)

- Nhà máy thủy điện - Cối xoay gió

- Các video clip về chuyển động của máy bay phản lực, tên lửa rời bệ phóng, các hành tinh trong hệ mặt trời...

Trên đây là một số thí nghiệm ảo, hình ảnh và video clip để phục vụ cho việc dạy học chương “Các Định luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ bản. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu để dạy học chương này rất phong phú nhưng do trong khuôn khổ của luận văn tôi không thể trình bày hết những cơ sở dữ liệu thu thập được.

- Các tình huống có vấn đề khi dạy học chương “ Các định luật bảo toàn”

Bài 1: “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”

+ Vì sao con diều và tên lửa đều bay được lên cao, nguyên tắc chuyển động của chúng có khác nhau không?

+ Đại lượng nào bảo toàn trong va chạm giữa hai vật trong hệ cô lập?

+ Tại sao có hiện tượng súng bật trở lại khi bắn? Tại sao khi bước từ thuyền lên bờ thì thuyền lùi lại?

+ Tại sao quả bóng bàn rơi xuống nền xi măng lại nảy lên? Tại sao hai viên bi đang chuyển động nhanh va vào nhau thì đổi hướng chuyển động?

Bài 2: “Công và Công suất”

+ Trong những trường hợp sau đây, khái niệm “công” có nội dung đúng như đã học? Khi ô tô đang chạy, động cơ ô tô sinh công; Ngày công của một lái xe là 50 000 đồng; Có công mài sắt có ngày nên kim; Công thành danh toại.

+ Lực tác dụng làm vật thu gia tốc, vậy những yếu tố nào để lực sinh công? Công do lực sinh ra và công trong đời sống thì có tương đương với nhau hay không?

Bài 3: “Động năng”

+ Hằng ngày ta thường nghe nói đến từ “năng lượng”. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới dạng nào?

+ Lũ quét hay sóng thần có sức tàn phá rất mạnh. Vậy chúng đã mang năng lượng ở dạng nào?

+ Một vật đang chuyển động thì có khả năng sinh công không? Nếu có thì công của vật đã mang dạng năng lượng nào?

Bài 4: “Thế năng”

+ Một vật nặng đang ở độ cao z; một lò xo đang bị nén; một dây cung đang bị kéo căng; một cầu nhảy bể bơi bị uốn cong; một cây sào mềm bị uốn cong. Vậy chúng có mang năng lượng không? Nếu có thì đã mang dạng năng lượng nào?

Bài 5: “Cơ năng”

+ Một vật có thể mang cả động năng và thế năng không? Nêu một ví dụ cụ thể và vật khi đó đang ở trạng thái như thế nào? Động năng và Thế năng có mối liên hệ với nhau không? Nếu có thì sự liên hệ là như thế nào?

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong dạy học giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w