Thời gian đấu thầu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại sở y tế tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 60)

Thời gian để thực hiện xong một quy trình đấu thầu mất khá nhiều thời gian từ 5- 6 tháng. Trong các bƣớc đấu thầu, thì bƣớc đánh giá HSDT là bƣớc mất nhiều thời gian nhất, ở bƣớc này do chƣa áp dụng công nghệ thông tin và phải đánh giá từng sản phẩm của từng nhà thầu nên thời gian đánh giá kéo dài đến 83 ngày (quy định là 45 ngày). Cũng tƣơng đồng với nghiên cứu của Phạm Lƣơng Sơn năm 2012 cho rằng: thời gian hoàn thành một lần đấu thầu chủ yếu từ 3 đến dƣới 6 tháng (chiếm tới 76% số các địa phƣơng trong cả nƣớc). Theo các nhà quản lý bệnh viện, đây là khoảng thời gian thích hợp cho một chu kỳ đấu thầu cung ứng thuốc [16]

Thời gian thực hiện một quy trình đấu thầu kéo dài 5-6 tháng chỉ để cung ứng thuốc trong 12 tháng. Mặt khác, sau khi thực hiện đấu thầu, phải xử lý những tình huống phát sinh hậu đấu thầu, nên mất rất nhiều thời gian và nhân lực, do đó ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác chuyên môn. Đặc biệt, Phòng Nghiệp vụ Dƣợc là bộ phận thƣờng trực của Hội đồng đấu thầu thuốc, chỉ có 3 cán bộ đều trong 2 tổ đấu thầu, nên nhiệm vụ chuyên môn hầu nhƣ bị bỏ ngỏ.

4.2.2. Các nhà thầu trúng thầu và số lượng các mặt hàng trúng thầu

Đấu thầu tập trung, số lƣợng nhà thầu tham dự rất nhiều. Điều này cho thấy, đấu thầu tập trung sẽ tập hợp đƣợc tất cả lƣợng thuốc cần dùng trong cả tỉnh (từ tuyến tỉnh đến tuyến xã). Chính vì thế, số lƣợng các nhà

51

thầu tham dự sẽ nhiều hơn, nó đã tạo ra sức cạnh tranh lớn, tính minh bạch cao trong đấu thầu, giúp cho sự lựa chọn các thuốc đƣợc phong phú hơn, chất lƣợng hơn, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội cho nhiều nhà thầu tham dự và trúng thầu (số lượng nhà thầu trúng thầu 90% bảng 3.19). Đây mới chỉ xét số lƣợng các nhà thầu trúng thầu, còn số lƣợng các mặt hàng thuốc trúng thầu không cao so với mặt hàng mời thầu, điều đó thấy rõ ở kết quả mặt hàng thuốc trúng thầu (bảng 3.21)

4.2.3. Số lượng mặt hàng có nhà thầu dự thầu và số lượng mặt hàng không có nhà thầu dự thầu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, các danh mục thuốc có nhà thầu tham dự thầu đạt ở mức không cao. Trung bình chƣa đến 70% số mặt hàng có nhà thầu tham dự. Cá biệt, đối với thuốc biệt dƣợc chỉ có 44,21% số lƣợng mặt hàng có nhà thầu tham dự (bảng 3.20). Điều đó cho thấy, đối với những thuốc này chủ yếu là thuốc nhập khẩu do các công ty dƣợc phẩm độc quyền phân phối, trên thị trƣờng không có hoặc ít có thuốc thay thế nên không có sự cạnh tranh. Nguồn cung hoàn toàn phụ thuộc. Bên cạnh đó, phƣơng thức thanh toán theo kiểu “tiền chao cháo múc”, đến khi cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh việc thanh toán lại theo Quý, thậm trí 6 tháng một lần. Do đó, các nhà thầu thận trọng, ít tham gia dự thầu các thuốc biệt dƣợc.

Đối với danh mục thuốc generic và danh mục thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu các thuốc không có nhà thầu dự thầu thƣờng là những thuốc có số lƣợng dự kiến sử dụng ít, giá trị thấp. Điều này có thể giải thích do khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải mất thời gian và công sức chuẩn bị HSDT đến khi trúng thầu các cơ sở khám, chữa bệnh có thể không sử dụng những loại thuốc này hoặc nếu sử dụng thì với sổ lƣợng rất nhỏ, nên nhà thầu có thể không có lãi thậm chí lỗ khi cung ứng các thuốc này. Vì vậy, với những thuốc có số lƣợng sử dụng ít, thƣờng có ít nhà thầu tham dự thầu, những

52

mặt hàng này đƣợc các đơn vị khám chữa bệnh mua sắm theo các văn bản hƣớng dẫn để phục vụ ngƣời bệnh.

4.2.4 Danh mục thuốc trúng thầu

Kết quả đấu thầu cho thấy hoạt động đấu thầu thuốc đã mang lại hiệu quả tƣơng đối tốt, lựa chọn đƣợc những nhà thầu bảo đảm năng lực để cung cấp hàng hóa; các thuốc trúng thầu đƣơc lựa chọn kỹ càng, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng hiệu quả điều trị, giá cả phù hợp và ổn định trong một thời gian dài (12 tháng).

Tỷ lệ thuốc trúng thầu/thuốc mời thầu là tƣơng đối thấp, chỉ đạt 57,32% (Bảng 3.21). Trong đó, đặc biệt là thuốc biệt dƣợc chủ yếu là các biệt dƣợc gốc, là các thuốc chuyên khoa rất cần thiết cho nhu cầu điều trị nhƣng chỉ trúng thầu 27/95 mặt hàng, chiếm 28,42% (Bảng 3.23). Điều này gây khó khăn trong quá trình cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh, gây ra tình trạng thiếu thuốc. Do đó, Sở Y tế đã phải hƣớng dẫn các đơn vị lập phƣơng án mua bổ sung theo quy định hiện hành những mặt hàng không trúng thầu để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của các đơn vị.

Các nguyên nhân dẫn đến mặt hàng thuốc không lựa chon đƣợc nhà thầu rất đa dạng. Trong đó, đứng đầu là mặt hàng thuốc không có nhà thầu tham dự 525/691 chiếm tới 75,98%, tiếp theo là cao hơn giá kế hoạch đƣợc phê duyệt 59/691 chiếm 8,54%. Các nguyên nhân còn lại giảm dần từ 4% đến dƣới 1% (Bảng 3.22).

Hiện nay vẫn không có một hƣớng dẫn cụ thể về việc xây dựng giá từng loại mặt hàng trong kế hoạch đấu thầu. Thiếu cơ sở xác định giá kế hoạch: Bộ Y tế chƣa công bố giá tối đa của các mặt hàng thuốc; giá kê khai, kê khai lại không đƣợc cập nhật và đăng tải kịp thời; giá thuốc trúng thầu trong vòng 12 tháng của các bệnh viện tuyến trung ƣơng thƣờng lạc hậu so với thị trƣờng và có sự chênh lệnh khá lớn gữa các bệnh viện.

53

Việc tham khảo giá trúng thầu một số thuốc biệt dƣợc gốc tại các bệnh viện tuyết trung ƣơng thƣờng không phù hợp, vì các biệt dƣợc gốc thƣờng do các nhà nhập khẩu phân phối trực tiếp hoặc ủy quyền theo kênh phân phối trực tiếp cho các bệnh viện tuyến trung ƣơng, với giá sát với giá đã kê khai. Nếu áp dụng cho địa phƣơng thƣờng phải cộng thêm chi phí vận chuyển hoặc chi phí thêm cho nhà phân phối nhƣng việc tăng chi phí đó đƣa vào giá kế hoạch là không có cơ sở. Do đó, trong gói thầu các thuốc biệt biệt dƣợc chỉ trúng thầu (27/95) tỷ lệ 28,42%.

Với các thuốc mới và thuốc chuyên khoa do một công ty sản xuất và có đúng một nhà cung cấp (độc quyền), việc xây dựng giá kế hoạch không có nhiều ý nghĩa.

Việc lấy giá trúng thầu của năm trƣớc để xây dựng giá kế hoạch cho năm tiếp theo là không thích hợp do giá thuốc có xu hƣớng tăng, hiện nay không có nguồn thông tin chính xác và tính pháp lý về giá thuốc. Việc tham khảo giá thuốc thị trƣờng mang tính hình thức, rất khó tìm ra giá chung cho thuốc đấu thầu theo tên generic. Giấy ủy quyền bán hàng không có hoặc không đúng yêu cầu của HSMT, đặc biệt là các thuốc nhập khẩu thƣờng thiếu hoặc có thì do nhà sản xuất nƣớc ngoài ủy quyền trực tiếp cho nhà thầu nên không hợp lệ.

Có quá nhiều mặt hàng thuốc không có nhà thầu tham dự, hoặc giá dự thầu lại cao hơn giá kế hoạch nhƣ đã đề cập (bảng 3.22) ở trên cho thấy, việc xây dựng danh mục, chủng loại thuốc và giá kế hoạch còn chƣa sát thực tế. Đối với các nhà thầu còn chọn các mặt hàng “chiến lƣợc” có số lƣợng lớn, doanh số cao để dự thầu, còn các mặt hàng số lƣợng ít, doanh số thấp thì không “mặn mà”. Nó phản ánh phần nào mặt trái của cơ chế thị trƣờng. Do đó, đã đến lúc nhà nƣớc cần có các “cơ chế đặc biệt” cho việc đấu thầu thuốc - một loại “hàng hóa đặc biệt”.

54

- Với kết quả trúng thầu năm 2014, theo xuất xứ, các thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trên 63% so với các nƣớc. (Bảng 3.27). Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc đã ngày càng lớn mạnh, năng lực đƣợc nâng lên có sức cạnh tranh với các công ty dƣợc phẩm nƣớc ngoài, rất nhiều cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, sản xuất ra các thuốc có chất lƣợng ngày càng tốt, có sức cạnh tranh vơi thuốc nhập khẩu, đáp ứng đƣợc yêu cầu điều trị. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” và thực hiện Đề án của Bô Y tế “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Vam”. Đề án “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng thuốc Việt” nay không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, mà đã đi vào thực tế cuộc sống. Giúp tiết giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nƣớc và ngƣời dân. Trong năm 2014 theo kết quả trúng thầu của 26 Sở Y tế, bệnh viện, viện có gƣờng bệnh trực thuộc Bộ Y tế, trị giá tiền thuốc đã tiết giảm đƣợc 35,5% so với quy định cũ, trị giá và số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc trúng thầu đã tăng 2 lần và tỷ trọng thuốc trúng thầu tăng 1,01% tại bệnh viện tuyến trung ƣơng; 2,41% tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tại thành phố Hồ Chí Minh thuốc sản xuất trong nƣớc trúng thầu chiếm 57,35% giá trị [23]. Tại tỉnh Yên Bái đã kết hợp, vận dụng các chính sách trên vào tình hình thực tế địa phƣơng, nên số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc trúng thầu tƣơng đối cao so với thuốc nhập khẩu trong danh mục thuốc trúng thầu.

Tỷ trọng thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dƣợc lý, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao: ở danh mục thuốc generic 219/841chiếm 26%; ở danh mục thuốc biệt dƣợc 7,7%. Thuốc tim mạch cũng chiếm tỷ lệ lớn: ở danh mục thuốc generic 125/841 chiếm 14,9%; ở danh mục thuốc biệt dƣợc 8/26 thuốc chiếm 30,8%. Tiếp theo là thuốc đƣờng tiêu hoá, thuốc giảm đau chống viêm, nhóm hocmon

55

và thuốc tác động vào hệ nội tiết. Cùng có kết quả gần tƣơng tự nghiên cứu của Phạm Lƣơng Sơn năm 2012 “Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở việt nam”, (trang 102) “5 nhóm thuốc phổ biến nhất là kháng sinh (35,52%), đứng thứ hai là thuốc tim mạch (10,44%), tiếp đến là thuốc đƣờng tiêu hóa, ung thƣ - miễn dịch, giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid” [16]. Điều này cho thấy, hiện nay mô hình bệnh tật cũng đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nhƣng bên cạnh đó, là các bệnh của xã hội phát triển ngày một tăng cao nhƣ tim mạch, tiểu đƣờng, cơ xƣơng khớp, tiêu hoá. Phân tích tỷ lệ các nhóm thuốc trúng thầu theo tác dụng dƣợc lý cho thấy tƣơng đối phù hợp với mô hình bệnh tật hiện nay tại Yên Bái cũng nhƣ trên phạm vi cả nƣớc.

56

KẾT LUẬN

1. Thực trạng quy trình đấu thầu thuốc tại sở Y tế tỉnh Yên Bái năm 2014

- Quy trình đấu thầu thuốc đƣợc thực hiện đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Thành viên Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định đấu thầu có sự tham gia của: Sở Y tế chiếm 50%; BHXH chiếm 1,64%; các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế 36,36%. Trình độ chuyên môn 100% là đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xác định giá thuốc kế hoạch gặp nhiều khó khăn.

- Chƣa áp dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá HSDT.

2. Kết quả trúng thầu.

- Tỷ lệ nhà thầu tham dự thầu trúng thầu đạt 90%.

- Số mặt hàng không có nhà thầu dự thầu còn cao 525 mặt hàng chiếm 32,43%.

- Tỷ lệ thuốc trúng thầu so với danh mục thuốc mời thầu thấp, chỉ đạt 57,32%.

- Thuốc generic có số lƣợng mặt hàng trúng thầu nhiều nhất 841/928 chiếm 90,63%.

- Thuốc generic trúng thầu theo nhóm tác dụng dƣợc lý (24 nhóm), nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm cao nhất 26,0%.

- Thuốc biệt dƣợc trúng thầu theo nhóm tác dụng dƣợc lý (11 nhóm), nhóm thuốc tim mạch chiếm cao nhất 8/26 thuốc chiếm 30,8%.

- Thuốc đông, thuốc từ dƣợc liệu trúng thầu theo nhóm tác dụng dƣợc lý (11 nhóm), nhóm an thần, định chí, dƣỡng tâm chiếm cao nhất 13/60 thuốc chiếm 21,7%.

57

KIẾN NGHỊ 1. Với Bộ Y tế:

- Bộ Y tế ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu số 43 năm 2013 và Nghị định số 63 năm 2014 của Chính phủ làm cơ sở cho thực hiện đấu thầu thuốc.

- Ban hành thông tƣ hƣớng dẫn lập HSMT theo Luật Đấu thầu và Nghị định của Chính phủ.

- Tổ chức tiển khai sớm việc đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia với những mặt hàng thuốc trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.

- Xây dựng và công bố giá tối đa cho các mặt hàng thuốc; cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin về giá thuốc nhƣ: giá kê khai, kê khai lại của các doanh nghiệp và giá thuốc trúng thầu.

- Cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng tỷ lệ chênh lệch giá thuốc trúng thầu giữa các vùng miền, để khuyến khích các nhà thầu cung ứng thuốc cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Với Sở Y tế:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, tăng thêm biên chế cho Sở Y tế (hiện nay có 37), đồng thời Sở Y tế tăng thêm cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc cho Phòng NVD.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác đấu thầu thuốc, để rút ngắn thời gian đánh giá HSDT và hạn chế các sai sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, (2010) Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu

mua sắm hàng hóa, Thông tư số 05/2010/TT-BKH, ngày 10/02/2010,

2. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính, (2012) Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc

trong các cơ sở y tế, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC, ngày 19/01/2012,

3. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính, (2013) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC, ngày 19/01/2012, Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYTB-TC, ngày 11/11/2013,

4. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính – Bộ Công thƣơng, (2011) Hướng dẫn thực

hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người, Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT, ngày 31/12/2011,

5. Bộ Y tế (2007) Dịch tễ Dược học, Nhà xất bản Y học

6. Bộ Y tế, (2013) Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cơ sở y tế, Thông tư số 37/2013/TT-BYT, ngày 11/11/2013

7. Bộ Y tế, (2014) Quy định bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc, Thông tư số 31/2014/TT-BYT, ngày 26/9/2014

8. Bộ Y tế, (2011) Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán Thông tư số 31/2011/TT-BYT, ngày 11/7/2011,

9. Bộ Y tế, (2010) Ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở y tế, Thông tư số 12/2010//TT-BYT, ngày 29/4/2010.

10. Chính phủ, (2003) Nghị định số 170/2003/NĐ-CP, ngày 25/12/2003 của

11. Chính phủ, (2006) Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 của Chính phủ

12. Chính phủ, (2014) Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 của Chính phủ

13. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Luận án tiến sỹ “ Hoạt động cung ứng

thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp”

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại sở y tế tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 60)