Chúng tôi tiến hành phân tích 10 mẫu chi theo phương pháp đường chuẩn trên máy sắc ký lỏng cao áp với các thông số đã khảo sát. Các mẫu nấm được chuẩn bị theo mục 2.3.2.
Cân tương đương 2-6 g mẫu nấm linh chi được ký hiệu mẫu từ MN201 đến MN211. Xỷ lý mẫu theo mục 2.4.3.
Với giá trị diện tích peak đo được của mẫu, dựa vào phương trình đường chuẩn như đã trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.4 ta tính được hàm lượng vitamin B6 trong các mẫu nấm linh chi là Cx (mg/l). Từ đó xác định được hàm lượng chất phân tích X (mg/kg) theo công thức:
X C V X m Trong đó:
X: hàm lượng vitamin B6 trong mẫu nấm linh chi (mg/kg). Cx: nồng độ vitamin B6 trong mẫu đo theo đường chuẩn (mg/l). V: thể tích định mức cuối (50ml).
m: lượng mẫu phân tích.
Với 10 dung dịch phân tích đã chuẩn bị ở trên, các mẫu nấm được đo 2 lần, lấy trung bình của các lần đo. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm lượng Vitamin B6 trong nấm Ký hiệu mẫu Lượng mẫu (g) Diện tích pic mẫu Cx (mg/l) Hàm lượng vitamin B6 trong mẫu X (mg/kg) 201a 4,1236 0,0000 0,0000 KPH 201b 3,8125 0,0000 0,0000 KPH 202a 3,7612 0,0000 0,0000 KPH 202b 3,1532 0,0000 0,0000 KPH 203a 2,9873 0,0000 0,0000 KPH 203b 2,8162 0,0000 0,0000 KPH 204a 3,3415 0,0000 0,0000 KPH 204b 3,3142 0,0000 0,0000 KPH 205a 3,2015 0,0000 0,0000 KPH 205b 3,4367 0,0000 0,0000 KPH 206a 4,1374 0,0000 0,0000 KPH 206b 3,9973 0,0000 0,0000 KPH 207a 2,7634 0,0000 0,0000 KPH 207b 2,8521 0,0000 0,0000 KPH 209a 3,8514 0,0000 0,0000 KPH 209b 3,8832 0,0000 0,0000 KPH 210a 4,0915 0,0000 0,0000 KPH 210b 3,9135 0,0000 0,0000 KPH 211a 4,2130 0,0000 0,0000 KPH 211b 4,5310 0,0000 0,0000 KPH
Nhận xét: Kết quả thu ở bảng 3.17 và 3.18 cho chúng ta thấy, trong 10
mẫu nấm được nghiên cứu thì 10 mầu có chứa Vitamin B1 và không có mẫu nào phát hiện được Vitamin B6.
KẾT LUẬN
Trong luận văn chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
1. Đã tiến hành kháo sát các điều kiện sắc ký đối với vtamin B1, B6 như: tốc độ dòng, pha động, bước sóng...
2. Đã tiến hành xây dựng đường chuẩn của vitamin B1 và vitamin B6 cho phép đo xác định hàm lượng vitamin B1, B6 trong mẫu nấm linh chi.
3. Đã tiến hành định lượng các đối tượng mẫu nấm linh chi bằng phương pháp HPLC sử dụng phương pháp định lượng dựa vào đường chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy tất cả 10 mẫu nấm đều có vitamin B1 hàm lượng từ khoảng 0,8 mg/kg đến 3,5 mg/kg và cả 10 mẫu nấm đều có hàm lượng vitamin B6 nằm dưới ngưỡng phát hiện.
4. Đã tiến hành đánh giá độ chính xác của phương pháp qua xác định độ lặp lại và độ đúng và tính toán giới hạn pháp hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ.
Độ lặp lại được tính thông qua độ biến thiên RSD%, kết quả cho thấy các phép đo có độ biến thiên thấp (RSD%<6%).
Độ đúng được xác định qua tính toán hiệu suất thu hồi, kết quả tính cho thấy các phép phân tích đối với các mẫu đều có độ thu hồi tương đối cao, chấp nhận được ( H% > 80% ).
Độ nhạy của phương pháp đã được phản ánh qua các giá trị giới hạn phát hiện (LOD) và giới han định lượng (LOQ) được tính toán theo quy tắc 3 .
Đối với vitamin B1:
Giá trị LOD là: 0,069ppm; giá trị LOQ là: 0,232ppm
Đối với vitamin B6:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Trần Thị Hoàng Ba, Vũ Thị Bảy, Nguyễn Kim Chi, Doãn Huy Khắc, Nguyễn Quang Luân, Định lượng vitamin. Nxb Y, học Hà Nội.
2. Nguyễn Thạch Cát, Tử Vọng Nghị, Đào hữu Vinh (1980), Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Hội. 3. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Láng (1999), Hoá sinh học. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
4. Lê Doãn Diễn, Lê Duy Thuy, Mỹ Xuyến, Hoàng Văn Tuyên (1978),
Vitamin và đời sống, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Dũng, Từ Vọng Nghị, Phạm Luận (1986), Các phương pháp tách Sắc ký lỏng cao áp, Đại học tổng hợp Amsterdam, Hà Nội. 6. Phạm Luận (1999), Cơ sở lý thuyết phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), Áp dụng toán học thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm, Đại học Vinh.
8. TCVN 5162 - 2008: Thực phẩm - Xác định Vitamin B1 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HLC).
9. TCVN 5164: 1990: Lương thực - Phương pháp xác định hàm lượng vitamin B1. 10. TCVN 9513: 2012 (EN 11663: 2005): Thực phẩm - Xác định Vitamin
B6 (bao gồm ccs dạng glycosyl) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
11. Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh chi - dược liệu quý Việt Nam, Nxb Mũi Cà Mau.
12. Trần Xuân Thuyết, “Thực hư về nấm Linh chi”, Tạp chí Sức khỏe và Đời sống (số 224, 225).
13. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (1985), Các phương pháp sắc ký, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh:
14. AOAC 941.15: Vitamin B1 (Thiamine).
15. Regina Prado Zanes Furlani, Helena Texeira Godoy(2008) , Analytical, Nutritional and Clinical Methods Vitamins B1 and B2 contents in cultivated mushrooms, Food Chemistry,106, 816-819.
16. Shino Thomas, Rakesh Kumar, Ashutosh Sharma, Roshan Issarani & Badri Prakash Nagori (2008), Satability-indicating HPLC method for vitamin B1, B2, B3 and B6 in pharmaceutical liquid dosage from, Indian Journal of Chemical Technology, pp.598-63, Vol.15.
17. Vitamin analysis for the health and food sciences (1998), Ronald R. Êitnmiller Lin Ye W.O.Landen, Jr
Trang Web:
19. http://www.vi.wikipedia.org/ wiki/ Nấm-linh-chi
20. http://www.linhchi.com.vn/bai-viet/ cac-loai-nam-linh-chi.html 21. http://www.linhchiakiko.net/dac-diem-sinh-truong-2
22. http://www.bidiphar.com/index.php?mod=newsdetail&sc=1&ns=205 23. http:/www.vietbao.vn/Suc-khoe/Nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-
B6/.../248/.
24. http://www.suckhoe.24h.com.vn›...›Vitamin và khoáng chất›Tổng quan 25. http://www.namlinhchiviet.com.vn/.../thanh-phan-hoa-hoc-co-tac-dung-
PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH
Hệ thống HPLC
Máy li tâm
Máy lắc Vontex