Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo biên sản xuất riêng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 53)

Hiệu quả kỹ thuật là lượng đầu ra tối đa với một lượng đầu vào cố định. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng bằng phần mềm DEA Version 2.1 được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.12: Hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng Nhóm hộ Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn ĐX Trong MH 0,951 0,798 1,000 0,059 ĐX Ngoài MH 0,937 0,713 1,000 0,080 HT Trong MH 0,973 0,790 1,000 0,052 HT Ngoài MH 0,966 0,737 1,000 0,059

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Bảng 4.12 cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình vụ đông xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL tương đối cao 0,951 trong khi nhóm hộ sản xuất bên ngoài mô hình chỉ đạt 0,937.

Trong mô hình vụ đông xu n có độ biến thiên về hiệu quả kỹ thuật trung bình tương đối thấp, với độ lệch chuẩn chỉ có 0,059. Hiệu quả kỹ thuật trung bình biến động thấp là do ở vụ đông xu n đa số các hộ sản xuất bên trong mô hình CĐL được tập huấn kỹ thuật kỹ càng, được xem như vụ sản xuất chính trong năm n n được nông hộ chú trọng đầu tư, b n cạnh đó đa phần đều ký hợp đồng bao tiêu và có sự hỗ trợ kỹ thuật từ kỹ sư của các công ty bao tiêu.

Hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất bên ngoài mô hình vụ đông xuân 0,937 với độ lệch chuẩn 0,080, nhỏ nhất 0,713, lớn nhất là 1. Độ biến động về hiệu quả kỹ thuật của nhóm hộ b n ngoài tương đối trung bình.

Đối với vụ hè thu độ biến động về hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa hai nhóm hộ có và không tham gia sản xuất trong mô hình CĐL ch nh lệch không đáng kể. Nhưng độ biến động về hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất trong mô hình vụ hè thu thấp hơn so với hộ sản xuất bên ngoài mô hình.

4.4.1.2 Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi

Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ có thể ước tính mức mức năng suất bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật gây ra. Phần kém hiệu

quả này có thể do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như ph n bón, loại giống chưa hợp lý. Bên cạnh đó thời tiết, sâu bệnh hại là một trong những vấn đề mà nông hộ khó kiểm soát trong quá trình sản xuất lúa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Phần kém hiệu quả này do yếu tố chủ quan (sử dụng yếu tố đầu vào) và cả những yếu tố khách quan (sâu bệnh, thời tiết, thiên tai) tác động.

Bảng 4.13: Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi trung bình vụ Đông Xuân Nhóm hộ Hiệu quả kỹ thuật trung bình NS thực tế (kg/1.000m2) NS có thể (kg/1.000m2) NS mất đi (kg/1.000m2) ĐX Trong MH 0,951 956,99 1006,29 49,30 ĐX Ngoài MH 0,937 820,62 857,79 37,17

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Từ kết quả ước lượng hiểu quả kỹ thuật ta có thể tính được năng suất mà nông hộ có thể đạt được ứng với mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất. Từ số liệu bảng 4.13 ta thấy trong vụ Đông Xu n năng suất mất đi của hộ sản xuất trong và ngoài mô hình CĐL lần lượt là 49,30 kg/1.000m2

và 37,17 kg/1.000m2. Bảng 4.14: Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi trung bình vụ Hè Thu Nhóm hộ Hiệu quả kỹ thuật trung bình NS thực tế (kg/1.000m2) NS có thể (kg/1.000m2) NS mất đi (kg/1.000m2) HT Trong MH 0,973 650,95 669,01 18,06 HT Ngoài MH 0,966 640,17 662,70 22,53

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trong vụ hè thu năng suất có thể là 650,95 kg/1.000m2 đối với hộ sản xuất bên trong mô hình trong khi năng suất có thể đạt được là 669,01 kg/1.000m2, năng suất mất đi do hiệu quả kỹ thuật kém gây ra là 18,06 kg/1.000m2 và bên ngoài mô hình là 22,53 kg/1.000m2.

Điều này cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật của các nông hộ vẫn còn có sự khác nhau dẫn đến mức thất thoát trong sản xuất. Do đó, những hộ đạt hiệu quả kỹ thuật thấp cần được cải thiện về kỹ thuật sản xuất để sự chênh lệch mức năng suất nhỏ lại theo chiều

hướng tích cực. Vì vậy, việc áp dụng đúng kỹ thuật và sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý là một điều kiện quan trọng. Đ cũng là tiềm năng lớn để giúp nông hộ cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ hơn giữa các hộ sản xuất lúa cả trong và ngoài mô hình CĐL.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 53)