So sánh doanh thu và lợi nhuận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 50)

Bảng 4.8 Giá bán trung bình của nhóm hộ vụ Đông Xu n và Hè Thu Đơn vị tính: đ/kg Nhóm hộ Giá bán Đông Xu n Hè Thu Trong 5.380 4.490 Ngoài 5.100 4.400

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Dựa vào số liệu điều tra ta thấy giá lúa trung bình của nông hộ sản xuất b n trong mô hình cánh đồng lớn có giá bán cao hơn so với nông hộ sản xuất

bên ngoài. Chênh lệch 280 đ/kg đối với vụ đông xu n và hè thu là 90 đ/kg. Theo báo cáo kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, giá lúa của doanh nghiệp thu mua thông qua hợp đồng với nông d n cánh đồng lớn năm 2014 phần lớn được nông d n đồng thuận cao, thường giá lúa công t thu mua cao hơn thị trường cùng thời điểm từ 50-200 đ/kg. Ch nh lệch giá trung bình vụ đông xu n nông hộ sản xuất bên trong mô hình cao hơn so với bên ngoài trung bình 280 đ/kg, sở dĩ có sự chênh lệch cao như vậy là do các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu với nông hộ, với sản lượng doanh nghiệp thu mua chiếm khoảng 90% diện tích so với hợp đồng, trong mô hình đa số nông hộ được khuyến cáo và hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa cao sản nên vì thế giá lúa cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài.

Đối với vụ hè thu chênh lệch giá không nhiều giữa nông hộ sản xuất bên trong và bên ngoài mô hình là vì nhiều doanh nghiệp chỉ bao tiêu lúa hàng hóa với nông dân vụ đông xu n, n n vụ hè thu nhiều hộ sản xuất bên trong phải bán lúa cho thương lái, chủ yếu là bán lúa tươi tại ruộng sau khi thu hoạch xong nên dễ dẫn đến tình trạng nông hộ bị thương lái ép giá. Giá bán của nông hộ sản xuất bên ngoài mô hình chỉ thấp hơn so với hộ sản xuất bên trong mô hình trung bình 90 đ/kg ở vụ hè thu. Điều này cho thấy rằng liên kết giữa doanh nghiệp và nông d n chưa có cơ sở bền vững, chưa tạo được sự gắn kết cùng phát triển.

Vụ đông xuân doanh thu trung bình hộ sản xuất bên ngoài mô hình thấp hơn so với hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL, chênh lệch 959.000 đ/1.000m2

Doanh thu của hộ sản xuất trong mô hình đạt lớn nhất là 5.724.000 đ/1.000m2, thấp nhất là 4.357.000 đ/1.000m2. Sau khi dùng kiểm định phi tham số đã cho thấy sự khác biệt về doanh thu trung bình giữa 2 nhóm hộ với mức ý nghĩa thống kê 1%. Từ đó có thể đưa ra kết luận doanh thu trung bình giữa các hộ sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất b n ngoài CĐL.

Bảng 4.9: Doanh thu và lợi nhuận trung bình vụ Đông Xuân 2013 – 2014 Đvt: 1.000đ/1.000m2

Nhóm hộ

Lợi nhuận Doanh thu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 3..607 2.477 4.346 430 5.149 4.357 5.724 376 Ngoài 2.116 1.269 3.311 518 4.190 3.350 5.130 500

Lợi nhuận trung bình vụ đông xuân của hộ sản xuất ngoài mô hình CĐL thấp hơn so với b n ngoài 1.470.000 đ/1.000m2. Sau khi dùng kiểm định t-test cho thấy lợi nhuận trung bình của các hộ tham gia CĐL cao hơn lợi nhuận trung bình của các hộ ngoài mô hình CĐL với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Bảng 4.10 thể hiện doanh thu trung bình vụ hè thu của nông hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL cao hơn 106.000 đ/1.000m2

. Kiểm định phi tham số với mức ý nghĩa thống k 1% đã cho thấy doanh thu trung bình của các hộ có tham gia trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài.

Bảng 4.10: Lợi nhuận và doanh thu vụ hè thu 2014

Đvt: 1.000đ/1.000m2

Nhóm hộ

Lợi nhuận Doanh thu

Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 1.248 633 1.678 249 2.923 2.532 3.384 238 Ngoài 868 106 1.367 288 2.817 2.184 3.342 267

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Vụ hè thu lợi nhuận trung bình của nông hộ có tham gia mô hình CĐL cao hơn so với nông hộ ngoài mô hình 384.000 đ/1.000m2

. Kiểm định t-test đã cho thấy rằng với mức thống kê 1% trung bình lợi nhuận của nông hộ tham gia sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài. Lợi nhuận vụ hè thu thấp hơn so với vụ đông xuân là do ảnh hưởng nhiều bởi nhiều yếu tố. Theo báo cáo kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2014 của Ủy ban huyện Vĩnh Thạnh nhiều doanh nghiệp chỉ bao tiêu lúa hàng hóa với nông dân trong vụ đông xuân, không ký hợp đồng trong vụ hè thu và thu đông, nông dân phải bán cho thương lái, vì vậy giá cả bấp b nh, và thường bị thương lái ép giá so với giá cả thị trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ.

Lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài là do nhiều yếu tố, nhà nước cùng các tổ chức và doanh nghiệp liên kết hỗ trợ kinh phí, ứng trước vật tư đầu vào và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia thực hiện CĐL, thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa giữa doanh nghiệp và nông dân, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tốt để quản lý sâu rầy, công nghệ sinh thái từ đó giảm giá thành sản phẩm… là một trong những yếu tố tác động chính giúp lợi nhuận của nông hộ sản xuất b n trong cao hơn so với những hộ sản xuất bên ngoài.

Kết luận: Thông qua kiểm định tham số t-test cho thấy rằng lợi nhuận trung bình của hộ tham gia sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất bên ngoài cả trong vụ hè thu và đông xu n.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)