4.3.1 Năng suất
Năng suất là kết quả quá trình tham gia lao động của nông hộ. Năng suất không chỉ phụ thuộc rất nhiều các yếu tố đầu vào mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: thời tiết, đất đai, thời vụ. Năng suất cao cho thấy việc sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ có hiệu quả và ngược lại, năng suất thấp cho thấy việc kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ chưa đạt hiệu quả.
Bảng 4.6: Năng suất trung bình của các nhóm hộ vụ Đông Xu n Đvt: kg/1.000m2 Nhóm hộ Đông xu n Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 956,99 792,30 1080 70,36 Ngoài 820,62 670,00 958 85,89
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Trong vụ đông xu n năng suất trung bình của nhóm hộ có tham gia vào mô hình CĐL được trình bày ở bảng 4.6 cao hơn so với nhóm hộ không tham gia vào mô hình 136,37 kg/1.000m2. Năng suất có sự chênh lệch là việc sử
dụng các yếu tố đầu vào và kỹ thuật cach tác của các hộ trong mô hình cánh đồng lớn tiến bộ hơn, các nông hộ luôn được tập huấn đúng 100% về các kỹ thuật trồng lúa giúp phòng trừ sâu bệnh tốt nhất và giảm được các yếu tố đầu vào rỏ rệt nhưng vẫn đảm bảo năng suất.
Với mức ý nghĩa thống kê 1% dùng kiểm định phi tham số cho thấy rằng có sự chênh lệch năng suất trung bình giữa hai nhóm hộ trong và ngoài. Từ đó có thể kết luận rằng ở vụ đông xu n năng suất các hộ tham gia sản xuất trong mô hình cao hơn so với hộ sản xuất bên ngoài.
Bảng 4.7: Năng suất trung bình của các nhóm hộ vụ Hè Thu Đvt: kg/1.000m2 Nhóm hộ Hè Thu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 650,95 570 720 43,24 Ngoài 640,17 519 759,60 54,25
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Vụ hè thu chênh lệch năng suất trung bình giữa 2 nhóm nông hộ có và không tham gia vào mô hình chỉ 10,78 kg/1.000m2 theo số liệu thu thập được, sự chênh lệch nà không có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng trên thực tế không có sự chênh lệch về năng suất trung bình giữa 2 nhóm nông hộ sản xuất bên trong và ngoài mô hình.
4.3.2 So sánh doanh thu và lợi nhuận
Bảng 4.8 Giá bán trung bình của nhóm hộ vụ Đông Xu n và Hè Thu Đơn vị tính: đ/kg Nhóm hộ Giá bán Đông Xu n Hè Thu Trong 5.380 4.490 Ngoài 5.100 4.400
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Dựa vào số liệu điều tra ta thấy giá lúa trung bình của nông hộ sản xuất b n trong mô hình cánh đồng lớn có giá bán cao hơn so với nông hộ sản xuất
bên ngoài. Chênh lệch 280 đ/kg đối với vụ đông xu n và hè thu là 90 đ/kg. Theo báo cáo kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, giá lúa của doanh nghiệp thu mua thông qua hợp đồng với nông d n cánh đồng lớn năm 2014 phần lớn được nông d n đồng thuận cao, thường giá lúa công t thu mua cao hơn thị trường cùng thời điểm từ 50-200 đ/kg. Ch nh lệch giá trung bình vụ đông xu n nông hộ sản xuất bên trong mô hình cao hơn so với bên ngoài trung bình 280 đ/kg, sở dĩ có sự chênh lệch cao như vậy là do các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu với nông hộ, với sản lượng doanh nghiệp thu mua chiếm khoảng 90% diện tích so với hợp đồng, trong mô hình đa số nông hộ được khuyến cáo và hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa cao sản nên vì thế giá lúa cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài.
Đối với vụ hè thu chênh lệch giá không nhiều giữa nông hộ sản xuất bên trong và bên ngoài mô hình là vì nhiều doanh nghiệp chỉ bao tiêu lúa hàng hóa với nông dân vụ đông xu n, n n vụ hè thu nhiều hộ sản xuất bên trong phải bán lúa cho thương lái, chủ yếu là bán lúa tươi tại ruộng sau khi thu hoạch xong nên dễ dẫn đến tình trạng nông hộ bị thương lái ép giá. Giá bán của nông hộ sản xuất bên ngoài mô hình chỉ thấp hơn so với hộ sản xuất bên trong mô hình trung bình 90 đ/kg ở vụ hè thu. Điều này cho thấy rằng liên kết giữa doanh nghiệp và nông d n chưa có cơ sở bền vững, chưa tạo được sự gắn kết cùng phát triển.
Vụ đông xuân doanh thu trung bình hộ sản xuất bên ngoài mô hình thấp hơn so với hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL, chênh lệch 959.000 đ/1.000m2
Doanh thu của hộ sản xuất trong mô hình đạt lớn nhất là 5.724.000 đ/1.000m2, thấp nhất là 4.357.000 đ/1.000m2. Sau khi dùng kiểm định phi tham số đã cho thấy sự khác biệt về doanh thu trung bình giữa 2 nhóm hộ với mức ý nghĩa thống kê 1%. Từ đó có thể đưa ra kết luận doanh thu trung bình giữa các hộ sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất b n ngoài CĐL.
Bảng 4.9: Doanh thu và lợi nhuận trung bình vụ Đông Xuân 2013 – 2014 Đvt: 1.000đ/1.000m2
Nhóm hộ
Lợi nhuận Doanh thu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 3..607 2.477 4.346 430 5.149 4.357 5.724 376 Ngoài 2.116 1.269 3.311 518 4.190 3.350 5.130 500
Lợi nhuận trung bình vụ đông xuân của hộ sản xuất ngoài mô hình CĐL thấp hơn so với b n ngoài 1.470.000 đ/1.000m2. Sau khi dùng kiểm định t-test cho thấy lợi nhuận trung bình của các hộ tham gia CĐL cao hơn lợi nhuận trung bình của các hộ ngoài mô hình CĐL với mức ý nghĩa thống kê 1%.
Bảng 4.10 thể hiện doanh thu trung bình vụ hè thu của nông hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL cao hơn 106.000 đ/1.000m2
. Kiểm định phi tham số với mức ý nghĩa thống k 1% đã cho thấy doanh thu trung bình của các hộ có tham gia trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài.
Bảng 4.10: Lợi nhuận và doanh thu vụ hè thu 2014
Đvt: 1.000đ/1.000m2
Nhóm hộ
Lợi nhuận Doanh thu
Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 1.248 633 1.678 249 2.923 2.532 3.384 238 Ngoài 868 106 1.367 288 2.817 2.184 3.342 267
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Vụ hè thu lợi nhuận trung bình của nông hộ có tham gia mô hình CĐL cao hơn so với nông hộ ngoài mô hình 384.000 đ/1.000m2
. Kiểm định t-test đã cho thấy rằng với mức thống kê 1% trung bình lợi nhuận của nông hộ tham gia sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài. Lợi nhuận vụ hè thu thấp hơn so với vụ đông xuân là do ảnh hưởng nhiều bởi nhiều yếu tố. Theo báo cáo kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2014 của Ủy ban huyện Vĩnh Thạnh nhiều doanh nghiệp chỉ bao tiêu lúa hàng hóa với nông dân trong vụ đông xuân, không ký hợp đồng trong vụ hè thu và thu đông, nông dân phải bán cho thương lái, vì vậy giá cả bấp b nh, và thường bị thương lái ép giá so với giá cả thị trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ.
Lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất b n trong mô hình CĐL cao hơn so với các hộ sản xuất bên ngoài là do nhiều yếu tố, nhà nước cùng các tổ chức và doanh nghiệp liên kết hỗ trợ kinh phí, ứng trước vật tư đầu vào và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia thực hiện CĐL, thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa giữa doanh nghiệp và nông dân, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tốt để quản lý sâu rầy, công nghệ sinh thái từ đó giảm giá thành sản phẩm… là một trong những yếu tố tác động chính giúp lợi nhuận của nông hộ sản xuất b n trong cao hơn so với những hộ sản xuất bên ngoài.
Kết luận: Thông qua kiểm định tham số t-test cho thấy rằng lợi nhuận trung bình của hộ tham gia sản xuất trong mô hình CĐL cao hơn lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất bên ngoài cả trong vụ hè thu và đông xu n.
4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Để tính hiệu quả kỹ thuật bài nghiên cứu sử dụng các biến trong mô hình DEA gồm yếu tố đầu ra là năng suất và các yếu tố đầu vào được trình bày trong bảng 4.11. DEA là phương pháp ước lượng tiếp cận biên, dựa vào kỹ thuật chương trình tu ến tính toán học để ước lượng cận biên sản xuất.
Bảng 4.11: Các biến sử dụng trong mô hình DEA để tính hiệu quả kỹ thuật
Biến Đvt Ghi chú Đầu ra:
Năng suất Kg/1.000m2 Năng suất lúa tươi
Đầu vào:
Lượng giống Kg/1.000m2
Lượng N (đạm) Kg/1.000m2 Quy đổi và tính tổng từ các loại phân sử dụng
Lượng P2O5 (lân) Kg/1.000m2 Quy đổi và tính tổng từ các loại phân sử dụng
Lượng K (kali) Kg/1.000m2 Quy đổi và tính tổng từ các loại phân sử dụng
CP Thuốc BVTV 1.000đ/1.000m2
C Lao động 1.000đ/1.000m2 Không tính chi phí lao động bơm nước
C Làm đất 1.000đ/1.000m2
CP Thu hoạch 1.000đ/1.000m2
C Bơm nước 1.000đ/1.000m2 Gồm CP vật chất và CP lao động bơm nước hoặc chi phí thuê bơm
4.4.1 Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo biên sản xuất riêng
Hiệu quả kỹ thuật là lượng đầu ra tối đa với một lượng đầu vào cố định. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng bằng phần mềm DEA Version 2.1 được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.12: Hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng Nhóm hộ Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn ĐX Trong MH 0,951 0,798 1,000 0,059 ĐX Ngoài MH 0,937 0,713 1,000 0,080 HT Trong MH 0,973 0,790 1,000 0,052 HT Ngoài MH 0,966 0,737 1,000 0,059
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Bảng 4.12 cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình vụ đông xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL tương đối cao 0,951 trong khi nhóm hộ sản xuất bên ngoài mô hình chỉ đạt 0,937.
Trong mô hình vụ đông xu n có độ biến thiên về hiệu quả kỹ thuật trung bình tương đối thấp, với độ lệch chuẩn chỉ có 0,059. Hiệu quả kỹ thuật trung bình biến động thấp là do ở vụ đông xu n đa số các hộ sản xuất bên trong mô hình CĐL được tập huấn kỹ thuật kỹ càng, được xem như vụ sản xuất chính trong năm n n được nông hộ chú trọng đầu tư, b n cạnh đó đa phần đều ký hợp đồng bao tiêu và có sự hỗ trợ kỹ thuật từ kỹ sư của các công ty bao tiêu.
Hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất bên ngoài mô hình vụ đông xuân 0,937 với độ lệch chuẩn 0,080, nhỏ nhất 0,713, lớn nhất là 1. Độ biến động về hiệu quả kỹ thuật của nhóm hộ b n ngoài tương đối trung bình.
Đối với vụ hè thu độ biến động về hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa hai nhóm hộ có và không tham gia sản xuất trong mô hình CĐL ch nh lệch không đáng kể. Nhưng độ biến động về hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất trong mô hình vụ hè thu thấp hơn so với hộ sản xuất bên ngoài mô hình.
4.4.1.2 Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi
Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ có thể ước tính mức mức năng suất bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật gây ra. Phần kém hiệu
quả này có thể do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như ph n bón, loại giống chưa hợp lý. Bên cạnh đó thời tiết, sâu bệnh hại là một trong những vấn đề mà nông hộ khó kiểm soát trong quá trình sản xuất lúa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Phần kém hiệu quả này do yếu tố chủ quan (sử dụng yếu tố đầu vào) và cả những yếu tố khách quan (sâu bệnh, thời tiết, thiên tai) tác động.
Bảng 4.13: Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi trung bình vụ Đông Xuân Nhóm hộ Hiệu quả kỹ thuật trung bình NS thực tế (kg/1.000m2) NS có thể (kg/1.000m2) NS mất đi (kg/1.000m2) ĐX Trong MH 0,951 956,99 1006,29 49,30 ĐX Ngoài MH 0,937 820,62 857,79 37,17
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Từ kết quả ước lượng hiểu quả kỹ thuật ta có thể tính được năng suất mà nông hộ có thể đạt được ứng với mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất. Từ số liệu bảng 4.13 ta thấy trong vụ Đông Xu n năng suất mất đi của hộ sản xuất trong và ngoài mô hình CĐL lần lượt là 49,30 kg/1.000m2
và 37,17 kg/1.000m2. Bảng 4.14: Năng suất thực tế, năng suất có thể và năng suất mất đi trung bình vụ Hè Thu Nhóm hộ Hiệu quả kỹ thuật trung bình NS thực tế (kg/1.000m2) NS có thể (kg/1.000m2) NS mất đi (kg/1.000m2) HT Trong MH 0,973 650,95 669,01 18,06 HT Ngoài MH 0,966 640,17 662,70 22,53
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Trong vụ hè thu năng suất có thể là 650,95 kg/1.000m2 đối với hộ sản xuất bên trong mô hình trong khi năng suất có thể đạt được là 669,01 kg/1.000m2, năng suất mất đi do hiệu quả kỹ thuật kém gây ra là 18,06 kg/1.000m2 và bên ngoài mô hình là 22,53 kg/1.000m2.
Điều này cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật của các nông hộ vẫn còn có sự khác nhau dẫn đến mức thất thoát trong sản xuất. Do đó, những hộ đạt hiệu quả kỹ thuật thấp cần được cải thiện về kỹ thuật sản xuất để sự chênh lệch mức năng suất nhỏ lại theo chiều
hướng tích cực. Vì vậy, việc áp dụng đúng kỹ thuật và sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý là một điều kiện quan trọng. Đ cũng là tiềm năng lớn để giúp nông hộ cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ hơn giữa các hộ sản xuất lúa cả trong và ngoài mô hình CĐL.
4.4.2 So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa trong và ngoài mô hình
Bảng 4.15: Tỷ số siêu kỹ thuật trung bình
Nhóm hộ Hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng Hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất chung Tỷ số siêu kỹ thuật trung bình (mean MTR) ĐX Trong MH 0,951 0.951 1,000 ĐX Ngoài MH 0,937 0,744 0,794 HT Trong MH 0,973 0,972 0,999 HT Ngoài MH 0,966 0,907 0,939
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Kết quả ước lượng và tính toán trong bảng 4.15 cho chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình theo biên sản xuất riêng của nhóm hộ sản xuất trong và ngoài mô hình cánh đồng lớn của 2 vụ đông xu n và hè thu đều cao. Tuy nhiên, đ chỉ là so sánh các hộ trong cùng 1 nhóm với nhau, kết quả ước lượng trên chỉ cho chúng ta biết được hiệu quả và sự phân phối hiệu quả của các hộ trong cùng một mô hình sản xuất.
Muốn so sánh hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐL và các hộ sản xuất bên ngoài (không so vụ đông xu n và hè thu) trước tiên ta phải tính toán hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất theo biên sản xuất chung cho cả các hộ sản xuất trong và ngoài mô hình CĐL sau đó xác định tỷ số siêu kỹ thuật (MTR).
Dựa vào kết quả ước lượng và tính toán trình bày trong bảng 4.15 chúng ta thấy rằng tỷ số siêu kỹ thuật trung bình (mean MTR) của các hộ sản xuất tham gia CĐL cao hơn các hộ sản xuất không tham gia vào mô hình ở cả 2 vụ đông xu n và hè thu. Điều này phản ánh các hộ sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu ngoài mô hình cánh đồng lớn (hiệu quả kỹ thuật = 1,000) có hiệu quả kỹ