Công cụ MF (Biên sản xuất chung) và MTR (Tỷ số siêu kỹ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 26)

thuật)

Trong đánh giá hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình DEA, giá trị hiệu quả của từng đơn vị cụ thể trong mẫu quan sát được đo lường dựa tr n cơ sở so sánh hiệu quả thực tế của đơn vị đó với hiệu quả của những đơn vị có hoạt động sản xuất tốt nhất trong mẫu. Tập hợp những đơn vị có hiệu quả cao nhất sẽ hình thành nên biên sản xuất của mẫu. Dựa tr n ngu n lý đo lường hiệu quả của DEA, chúng ta thấy rằng hiệu quả của những đơn vị được đánh giá chỉ có thể so sánh được với hiệu quả của những đơn vị trong cùng một mẫu quan sát đang ph n tích. Điều này có thể giải thích bởi vì mỗi nhóm quan sát đại diện cho những lĩnh vực khác nhau (ví dụ như nhóm hộ sản xuất lúa theo mô hình CĐL và nhóm nhóm hộ sản xuất lúa bên ngoài mô hình) sẽ có những đặc điểm khác nhau và từ đó sẽ hình nên biên sản xuất riêng biệt cho từng nhóm. Những biên sản xuất này gọi là biên sản xuất của nhóm.

Để đánh giá và so sánh hiệu quả của các đơn vị trong những nhóm khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau (ví dụ như nhóm hộ sản xuất lúa theo mô hình CĐL và nhóm hộ sản xuất lúa bên ngoài mô hình), các nhà nghiên cứu giả định rằng: các đơn vị trong những nhóm khác nhau ngoài việc có các đặc điểm riêng của nhóm, chúng còn có thể chia sẽ những vấn đề chung với nhau vì đ là những nhóm tu là khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau (Quan Minh Nhựt, 2012). Ví dụ như nhóm nông d n trong sản xuất trong mô hình CĐL và ngoài mô hình ngoài việc khác nhau về mô hình sản xuất, sự liên kết với sản xuất, sự hợp tác với chính quyền và các công ty thì 2 nhóm có những đặc điểm giống nhau như cùng một địa bàn, cùng có điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai giống nhau,…Điều nà đồng nghĩa rằng ngoài việc các nhóm khác nhau (nhưng có mối liên hệ với nhau) có những biên sản xuất khác nhau, họ còn chia sẽ chung một biên sản xuất – biên sản xuất nà được gọi là biên sản xuất chung (MF). Biên sản xuất chung được định nghĩa như là bi n giới hạn bao bọc tất cả các biên sản xuất riêng của các nhóm khác nhau.

Dựa vào mô hình DEA cùng với kỹ thuật xây dựng biên sản xuất chung, hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sẽ được đánh giá và so sánh không những với

các đơn vị khác trong cùng một nhóm mà còn có thể so sánh với các đơn vị trong các nhóm khác nhau. Điều nà được thực hiện bằng cách tính toán và so sánh tỷ số siêu kỹ thuật (MTR – Metatechnology ratio) của các nhóm khác nhau. Tỷ số nà được định nghĩa như sau:

(2)

Trong đó: - MTRi(x, y) là tỷ số siêu kỹ thuật của đơn vị sản xuất thứ i); - TEi(x, y) là hiệu quả kỹ thuật được ước lượng tr n cơ sở so sánh với biên sản xuất chung của tất cả các nhóm của đơn vị thứ i;

- là hiệu quả kỹ thuật được ước lượng tr n cơ sở so sánh với biên sản xuất của nhóm g của đơn vị thứ i.

Việc so sánh hiệu quả kỹ thuật của những đơn vị trong các nhóm khác nhau sẽ được thực hiện tr n cơ sở so sánh giá trị trung bình của MTR của các nhóm với nhau. Nhóm nào có giá trị trung bình MTR lớn hơn sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn. Hiệu quả kỹ thuật, biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung và tỷ số siêu kỹ thuật được minh họa bởi đồ thị sau:

Nguồn: O’ Donnell et al., 2008

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật, biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung và tỷ số siêu kỹ thuật

Trong đồ thị trên, các biên sản xuất G1G1’ và G1G2’ tương ứng là biên sản xuất của các nhóm G1 và G2, trong khi biên sản xuất MTMT’ là bi n sản xuất chung cho cả 2 nhóm G1 và G2. Xem xét đơn vị sản xuất A đang sản xuất tại điểm A như tr n đồ thị chúng ta thấy rằng:

- A là một đơn vị sản xuất thuộc nhóm G1;

- Hiệu quả kỹ thuật của A ước lượng theo biên sản xuất của nhóm G1 (G1G1’) được tính bởi tỷ số DB/DA;

- Hiệu quả kỹ thuật của A ước lượng theo biên sản xuất chung (MTMT’) được tính toán bởi tỷ số DC/DA.

Sử dụng công thức (2), MTR của đơn vị sản xuất A thuộc nhóm G1 sẽ được tính toán như sau:

(3)

2.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Hữu Đặng (2012) “Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai

đoạn 2008-2011”. Tác giả ước lược hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp tham

số thông qua hàm sản xuất biên Cobb –Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật, bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố đầu vào tác động đến hiệu quả kỹ thuât, ngoài ra tác giả còn đưa các ếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96% so với sản lượng tối đa, hầu hết các hộ trong mẫu khảo sát đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên, hiệu quả kỹ thuật ở năm 2011 thấp hơn hi u quả kỹ thuật năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng ph n đạm, tăng ph n l n đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn tr n. Tăng trưởng sản lượng của hộ 9% là đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của chủ hộ. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.

Quan Minh Nhựt (2009) thực hiện nghiên cứu phân tích “Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ trồng lúa tỉnh

Đồng Tháp”. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp màng bao

dữ liệu (DEA) để ước lượng 3 hiệu quả trên, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp hồi qu tobit để thấ được các nhân tố tác động đến hiệu quả sản

xuất, trong phương pháp hồi quy tobit tác giả đưa ra 13 biến tác động đến hiệu quả sản xuất như tổng số lao động, giới tính, tập huấn kỹ thuật, tín dụng… Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Vũ Thùy Dƣơng (2009) phân tích Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu

riêng tỉnh Tiền Giang, mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và

hiệu quả tiêu thụ sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất sầu riêng mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân, vòng đời của cây sầu ri ng được giả định là 26 năm, tỷ suất sinh lời nội bộ của giống sầu riêng khổ hoa là 25,3% và giống hạt lép là 62,4%. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu hằng năm của hộ trồng cây sầu riêng cho thấy mức độ sử dụng vốn lưu động đã vượt quá ngưỡng tối ưu; chu ển từ giống khổ hoa xanh sang giống khổ hoa hạt lép, thì doanh thu sẽ tăng 10.687.193 đồng doanh thu /công; biến mùa vụ ảnh hưởng tích cực đến doanh thu/công của hộ trồng sầu riêng với hệ số tương quan là +13.994.525; biến chủ hộ có tương quan thuận với mức doanh thu/công/năm. Về tiêu thụ, kết quả phân tích việc tham gia thị trường tiêu thụ sầu riêng không bị ràng buộc lớn do yêu cầu về vốn không quá cao, bên cạnh đó các dịch vụ chuyên chở phát triển tạo điều kiện cho những đối tượng kinh doanh có nguồn vốn ít tham gia vào ngành vì không phải bỏ ra một số tiền lớn để mua phương tiện vận chuyển kinh doanh. Kết quả ph n tích cũng cho thấy hệ thống marketting về sầu riêng của tỉnh Tiền Giang hoạt động có hiệu quả mặc dù còn 1 số điểm cần khác phục. Hệ số hiệu quả marketting đối với khổ hoa xanh và khổ hoa hạt lép là 2,07 và 2,77. Kết quả tổng hợp giá bán – giá mua, chi phí marketting và lợi nhuận biên cho từng thành viên trong hệ thống phân phối đối với khổ hoa và các giống hạt lép cho thấy các tác nhận tác động rất hiệu quả, so sánh giữa giống khổ hoa xanh và giống hạt lép thì các chỉ tiêu sinh lợi và hiệu quả đầu tư cho giống hạt lép cũng cao hơn hẳn so với giống khổ hoa xanh. Tuy nhiên kinh doanh hạt lép đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn nhiều so với kinh doanh sầu riêng khổ hoa xanh.

Lý Hoàng Thanh Duy (2012). “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên

liệu Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”. Tác giả đã sử dụng phương pháp

thống kê mô tả với các chỉ tiêu trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,… để đánh giá thực trạng sản xuất mía. Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích hồi qu đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, lợi nhuận của nông hộ, dùng phương pháp hồi qu và tương quan dựa trên hàm sản xuất Cobb- Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía và lợi nhuận của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và n ng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng mía của nông hộ nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phương.

Quan Minh Nhựt (2012) “Ưu điểm mô hình phi tham số (Data envelopment analysis) với trường hợp cỡ mẫu nhỏ và ứng dụng công cụ Metafrontier để mở rộng ứng dụng mô hình trong đánh giá năng suất và hiệu

quả sản xuất”. Tác giả tập trung phân tích chỉ ra những hạn chế khi sử dụng

phương pháp DEA trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất trong trường hợp cần so sánh mức hiệu quả giữa hai nhóm mẫu có liên. Trên cơ sở đó giới thiệu công cụ biên sản xuất chungtỷ số siêu kỹ thuật để khắc phục những hạn chế của mô hình DE . hương pháp nà cho phép chúng ta so sánh hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất với những hộ trong cùng mô hình và còn cho phép so sánh với những hộ ở các mô hình khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ sản xuất theo mô hình độc canh ba vụ lúa cao hơn so với hộ sản xuất ứng dụng mô hình luân canh hai lúa một đậu phộng tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2011.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN V NH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( hong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngà 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Qu ết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vĩnh Thạnh là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận nhân dân trong huyện. Vĩnh Thạnh đang hướng tới chương trình x dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao, quy mô lớn, chuyển đổi mục tiêu sản suất từ số lượng sang chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, an toàn theo hướng GAP, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh trạnh.

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN V NH THẠNH – CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử h nh th nh huyện V nh Thạnh

Hu ện Vĩnh Thạnh được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-C ngà 02 tháng 01 năm 2004 của Chính hủ tr n cơ sở chia tách từ hu ện Thốt Nốt cũ. Sau khi thành lập Hu ện có 41.034,84 ha diện tích đất tự nhi n,

154.964 nh n khẩu và 09 đơn vị hành chính trực thuộc. Tu nhi n, để tạo điều kiện về phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì đến cuối năm 2008 hu ện Vĩnh Thạnh được điều chỉnh địa giới hành chính thông qua Nghị định số 12/NĐ-C ngà 23 tháng 12 năm 2008. Hu ện Vĩnh Thạnh sau khi điều chỉnh còn lại 29.759,06 ha diện tích tự nhi n, 117.930 nh n khẩu với 24.526 hộ gia đình, bao gồm 09 Xã và 02 Thị Trấn.

Huyện có thuận lợi cơ bản là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội còn lớn, địa bàn phù hợp với qui mô quản lý; đảng viên cán bộ gần dân, nội bộ đoàn kết thống nhất. Với quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ mới thành lập, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn d n, vượt qua khó khăn, thử thách, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng t m là đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp mà tập trung vào 3 chương trình lớn: lúa chất lượng cao, phát triển thủy sản, đẩy mạnh trồng màu gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.2 Đặc điểm tự nhi n v kinh tế xã hội

Vị tr đị l

Về địa giới hành chính, phía Đông giáp quận Thốt Nốt, hu ện Cờ Đỏ; phía T giáp tỉnh Ki n Giang, tỉnh An Giang; phía Nam giáp hu ện Cờ Đỏ, tỉnh Ki n Giang; phía Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang. Với vị trí có được đó, hu ện Vĩnh Thạnh trở thành cửa ng của Cần Thơ tiếp giáp với Ki n Giang và An Giang, mặc dù xa trung t m thành phố Cần Thơ nhưng lại có nhiều thuận lợi khác.

 Điều kiện địa hình

Hu ện có địa hình bằng phẳng, độ cao mặt đất tự nhi n so với xung quanh tương đối thấp. Hệ thống k nh rạch phong phú, thuận lợi cho việc vận chu ển hàng hóa.

Về đường bộ, từ trung t m thành phố Cần Thơ dọc theo trục quốc lộ 91 qua quận Thốt Nốt, tr n đường đến An Giang rẽ vào quốc lộ 80 đến Vĩnh Thạnh đi qua Hu ện tới Ki n Giang. Tr n địa bàn Hu ện có 02 trục lộ chính, trục chính đi qua trung t m Hu ện là đường quốc lộ 80 chạ dọc qua các xã Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thị Trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh Quới, Thạnh Tiến và qua thị Trấn Thạnh An tới Ki n Giang, trục đường thứ 2 là đường tỉnh lộ 919 nối

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 26)