Tình hình xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở huyện Vĩnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 39)

3.3.1 Tình hình triển khai thực hiện mô h nh cánh đồng lớn

Vĩnh Thạnh là một huyện thuần nông, trong đó lúa là c trồng chính tr n địa bàn và là nguồn thu nhập chủ yếu của phần lớn nhân dân trong huyện. Để phát huy hiệu quả sản xuất lúa, từng bước nâng cao thu nhập cho người d n, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Nghị quyết Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện, hệ thống chính trị cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân liên kết hợp tác sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn có sự tham gia của doanh nghiệp. Qua 2 năm thực hiện, kết quả đạt được như sau:

Trong vụ Hè Thu 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã chọn Tổ hợp tác Đồng Vạn - ấp Thầy Ký - thị trấn Thạnh An làm điểm chỉ đạo của thành phố thực hiện sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Sở Nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ các ban ngành, đoàn thể huyện và thị trấn Thạnh An tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân ấp Thầy Ký liên kết hợp tác sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn có bao tiêu sản phẩm thông qua Cty Gentraco. Kết quả đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực về chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập các hộ tham gia được nâng lên, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân cùng tham gia thực hiện.

Từ những hiệu quả đạt được, vụ Đông Xu n 2011-2012, mô hình cánh đồng mẫu lớn tại ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An được hình thành có quy mô 400 ha với sự tham gia của 206 hộ dân (trong đó có 63 ha sản xuất theo VietGAP qui mô diện tích 63 ha, 29 hộ tham gia). Đồng thời để phát triển mô hình, Ủy ban nhân dân huyện chọn Tổ hợp tác Khiết Tâm ấp D2 - xã Thạnh Lợi là điểm chỉ đạo thực hiện sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của huyện có sự tham gia hợp đồng bao tiêu của Cty Gentraco và 26 hộ dân cùng tham gia với qu mô 75 ha. (Trong đó sản xuất theo tiêu chí GlobalGAP qui mô diện tích 50 ha, 16 hộ tham gia.

Số doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng lớn năm 2013 ngoài việc hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa, các doanh nghiệp lương thực còn phối hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ứng trước lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân trong mô hình

trong 4 tháng không tính lãi. Tổng số doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn tr n địa bàn huyện năm 2013 là 11 doanh nghiệp, tăng 8 doanh nghiệp so năm 2012.

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủ ban nh n d n, đoàn thể các xã, thị trấn với sự tham gia của các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động nhân dân liên kết, hợp tác thực hiện sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn. Theo báo cáo kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2014 của huyện Vĩnh Thạnh trong năm 2014 đã tuyên truyền vận động thành lập mới được 14 cánh đồng lớn (đạt 64% so với chỉ tiêu của Nghị quyết Huyện Uỷ - dự kiến đến cuối năm 2014 đạt chỉ ti u đề ra là 22 cánh đồng) với tổng diện tích 3.457 ha, nâng số cánh đồng lớn của huyện l n 29 cánh đồng với tổng diện tích 6.738 ha.

Nhà nước cùng các tổ chức và doanh nghiệp liên quan hỗ trợ kinh phí, ứng trước vật tư đầu vào và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia thực hiện CĐL. Qua quá trình li n kết, thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa giữa doanh nghiệp và nông dân ngày càng hoàn thiện, hướng đến hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao, khép kín từ kh u đầu vào đến đầu ra. Đ cũng là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hiện đại - một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, sản phẩm chất lượng cao, theo yêu cầu thị trường.

3.3.2 Hiệu quả đạt đƣợc

3.3.2.1 Hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản suất lúa

Nhận thức và hành vi sản xuất có nhiều tha đổi tích cực, những thói quen sản xuất theo kiểu cũ, chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính không còn phù hợp dần được thay bằng những kinh nghiệm ha được chọn lọc kết hợp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như:

+ Gieo sạ đồng loạt, tập trung theo lịch né rầ đã góp phần hạn chế dịch hại rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

+ Mạnh dạng tha đổi giống theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, có quan tâm, chú trọng đến chất lượng hạt giống, sử dụng giống xác nhận là chính.

+ Mạnh dạng hơn trong giảm mật độ sạ, ứng dụng sạ hàng có xu hướng tăng nhanh ở một số mô hình mà trước đ thực hiện còn hạn chế (như mô hình D2, Thầy Ký).

+ Bón ph n c n đối hơn thông qua khu ến cáo sử dụng của nhà sản xuất kết hợp kinh nghiệm bản thân. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết và sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng.

Nhìn chung khi tham gia mô hình, hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tốt hơn do áp dụng các giải pháp từng bước mang tính đồng bộ, trên diện rộng, hiệu quả tổng hợp của nhiều giải pháp được áp dụng sẽ cao hơn so với việc áp dụng riêng lẻ từng giải pháp hoặc áp dụng các giải pháp nhưng không đồng bộ, diện hẹp,…

3.3.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội

+ Tác động tích cực đến nhận thức của người dân về kinh tế hợp tác kiểu mới, mô hình ngày càng lan rộng trong cộng đồng, nông dân mong muốn tham gia mô hình ngày càng nhiều.

+ Tính cộng đồng ngà càng được cũng cố, liên kết sản xuất thể hiện ở nhiều kh u hơn.

+ Nếp sống, ý thức bảo vệ môi trường từng bước tha đổi theo hướng tích cực và tác động đến cộng đồng d n cư tại địa phương thông qua mô hình sản xuất lúa theo VietGAP (ở Thầy Ký) thị trấn Thạnh An, GlobalGAP (ở D2) xã Thạnh Lợi.

+ Thông qua sản xuất thành công VietGA , GlobalGA đã tạo được niềm tin vững chắc về mặt tâm lý của người nông dân về khả năng sản xuất lúa chất lượng cao của mình và điều nà có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn với số lượng cao, chất lượng tốt đạt tiêu chí theo GAP mà Bộ Nông nghiệp định hướng.

CHƢƠNG 4

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA CÁC HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN

4.1 SO SÁNH DIỆN TÍCH, LƢỢNG GIỐNG SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ SỬ DỤNG GIỐNG XÁC NHẬN. 4.1.1 Diện tích Bảng 4.1: Diện tích trung bình Đvt: công (1 công = 1.000m2 ) Diện tích đất Trong MH Ngoài MH Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Dưới 5 công 1 2,22 9 20,00 Từ 5 đến 10 công 9 20,00 7 15,56 Từ 11 đến 20 công 22 48,89 21 46,67 Từ 21 đến 30 công 8 17,78 6 13,33 Trên 30 công 5 11,11 2 4,44 Tổng 45 100,00 45 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Nhìn chung quy mô diện tích đất của nông hộ sản xuất trong mô hình tương đối đồng đều so với những hộ sản suất bên ngoài, diện tích trồng từ 11 - 20 công chiếm đa số cả trong và lẫn ngoài mô hình tỷ trọng chiếm gần 50%. Theo báo cáo kết quả thực hiện mô hình cánh đồng lớn của ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, phần lớn diện tích lúa của huyện được khép kín bởi các đ bao, có nguồn nước tưới tiêu chủ động quanh năm, giao thông thủy thuận lợi, diện tích trồng lúa của nông hộ khá tập trung, thuận tiện cho phát triển sản xuất theo cánh đồng lớn. Trong đó hơn nửa diện tích lúa có đặc điểm liền canh, liền cư theo từng khu vực đ bao có diện tích tương đối lớn chạy dọc theo các tuyến kênh khá rộng rất thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyển lúa hàng hóa, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ruộng, ngoài ra còn thuận lợi cho việc cơ giới hóa nhiều khâu trong sản xuất, Vĩnh Thạnh là cùng đất khá lý tưởng để xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao.

Bảng 4.2: Lượng giống trung bình nông hộ sử dụng Đvt: (kg/1.000m2 ) Nhóm hộ ĐX HT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Trong 14,39 10,00 15,40 1,85 15,23 12,00 20,00 1,74 Ngoài 16,43 12,00 23,00 2,41 17,61 15,00 25,00 2,31

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấ trung bình lượng giống nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn gieo sạ thấp hơn so với những hộ sản suất bên ngoài trong cả 2 vụ đông xu n và hè thu. Lượng giống trung bình nông hộ trong mô hình sử dụng ở vụ đông xu n và hè thu lần lượt là 14,39 kg/1.000m2, 15,23 kg/1.000m2. Mật độ gieo sạ của các hộ sản suất trong mô hình tương đối thấp, vì 100% số nông hộ sản xuất trong mô hình CĐL ở huyện Vĩnh Thạnh sử dụng phương pháp sạ hàng để gieo sạ. Mật độ giống vụ hè thu có tăng hơn so với đông xu n nhưng nông hộ vẫn áp dụng phương pháp sạ hàng vì được tập huấn kỹ thuật thường xuyên, gieo sạ đồng loạt tập trung theo lịch né rầ để góp phần hạn chế dịch bệnh.

Ngoài mô hình vụ hè thu lượng giống trung bình mà nông hộ sử dụng có xu hướng tăng so với vụ đông xu n trung bình 17,61 kg/1.000m2

tăng 1,18 kg/1.000m2 so với vụ đông xuân, và hơn trong mô hình CĐL là 2,38 kg/1.000m2. Trong vụ hè thu một số nông hộ sản suất lúa ngoài mô hình CĐL có xu hướng chuyển sang dùng phương pháp sạ tay thay cho sạ hàng, tỷ lệ nông hộ sạ hàng chiếm 55,56%, giảm 6,66% so với vụ đông xu n. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mức ý nghĩa thống kê 1% cùng với sự khác biệt về lượng giống trung bình sử dụng giữa nông hộ sản xuất bên trong và ngoài mô hình CĐL ta có thể kết luận lượng giống trung bình để gieo sạ của nông hộ sản xuất bên ngoài mô hình CĐL cao hơn so với nông hộ sản xuất bên trong mô hình cả 2 vụ đông xu n và hè thu.

Bảng 4.3: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận của các hộ thu thập được Đvt: %

Nhóm hộ ĐX HT

Trong mô hình 100 100 Ngoài mô hình 77,8 66,7

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trong mô hình CĐL, để thực hiện mô hình sản suất hiệu quả, ngoài việc ứng dụng mô hình cánh đồng 1 giống, 100% nông d n trong mô hình đều sử dụng giống xác nhận cho cả 2 vụ đông xu n và hè thu. Phần lớn nông hộ trong mô hình sử dụng giống xác nhận được mua từ các trung tâm giống ở địa phương, phần còn lại các doanh nghiệp bao tiêu cung ứng trước lúa giống cho từng cánh đồng lớn dựa trên quy mô diện tích và chủng loại giống mà hai bên đã cam kết thực hiện.

Ngoài mô hình CĐL tỷ lệ sử dụng giống xác nhận ở vụ ĐX và HT là 77,8% và 66,7%, ngoài mô hình tỷ lệ sử dụng giống xác nhận có xu hướng giảm, chênh lệch 11,1%. Dùng kiểm định phi tham số đã cho thấy rằng các hộ sản xuất trong mô hình cánh đồng lớn có tỷ lệ sử dụng giống xác nhận để gieo sạ cao hơn các hộ sản suất bên ngoài với mức ý nghĩa thống kê 5%.

4.2 SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT

Tổng chi phí trong quá trình trồng lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí bơm nước, chi phí thu hoạch, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí lao động (trừ phần chi phí lao động bơm nước vì phần chi phí nà đã tính vào chi phí bơm nước).

Trong nền kinh tế sản suất lúa hàng hóa chuyên canh và hiện đại, khâu chọn giống trở nên vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến năng suất, chất lượng và thu nhập của nông dân. Những tiến bộ về giống giúp nông dân có nhiều lựa chọn hơn khi phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi trong quá trình sản xuất. Việc để nông dân tiếp cận và chấp nhận sử dụng các giống mới thay thế giống cũ kém hiệu quả đòi hỏi phải có sự vào cuộc của ngành nông nghiệp ở địa phương.

Phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Bón phân hợp lý là một yếu tố quyết định đến năng suất của cây trồng và người sử dụng cần phải cân nhắc lựa chọn sử dụng lượng và loại phân cho hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế giữa lượng phân sử dụng và năng suất thu được. Với tình hình

chung là giá ph n bón ngà càng gia tăng như hiện nay thì việc lựa chọn phân bón ngày càng quan trọng, quyết định đến lợi nhuận kinh tế. Chính vì vậy nên việc bón loại phân gì, bón bao nhiêu, bón vào thời điểm nào, cách bón phân ra sao là thích hợp nhất thường là do nông hộ dựa theo kinh nghiệm bản thân. Đối với những nông hộ sản xuất có tham gia vào CĐL sẽ được hỗ trợ, tập huấn các kỹ thuật bón phân phù hợp hơn và có thể được hỗ trợ rất nhiều từ các kỹ sư của các công ty bao tiêu.

Theo kết quả điều tra thực tế thì nông hộ trong mô hình thường sử dụng các loại phân: NPK, Urê, DAP, Kali, Lân...

Phân Urê là chất tạo hình của c lúa được xem là thành phần chủ yếu của protein. Phân lân giúp hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích sự phát triển của rễ c , đẻ nhánh nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, giúp rễ c ăn s u vào đất, lan rộng ra xung quanh, chống chịu được hạn và ít đỗ ngã. Phân kali giúp tổng hợp và vận chuyển các chất làm cây cứng chắc, ít đỗ ngã, tăng khả năng chống chịu với tác động không có lợi từ bên ngoài, chống 1 số bệnh... góp phần tăng năng suất của cây, Kali làm hạt lúa tròn, sáng chắc tăng khả năng bảo quản.

Urê, còn gọi là ph n đạm hay phân lạnh hàm lượng hoạt chất N chiếm 46%; DAP (18-46-0) theo tỷ lệ hoạt chất lân chiếm 46% đạm chiếm 18%; Kali muối ớt hàm lượng hoạt chất 60%, một số ít hộ có kết hợp thêm NPK (20-20- 15) tỷ lệ nguyên chất đạm 20% lân 20% và kali 15%; NPK (16-16-8) tỷ lệ nguyên chất đạm 16% lân 16% và kali 8%. Các nông hộ sản xuất ngoài mô hình thường sử dụng nhiều phân hỗn hợp như N K 20-20-15 và NPK 16-16-8 hơn. Đa phần nông hộ bón phân 3-4 lần trên một vụ.

Chi phí thuốc nông dược cũng là loại chi phí có tỷ trọng lớn. Thuốc cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất lúa, để có được năng suất cao, thì cây lúa phải ít sâu bệnh, sinh trưởng mạnh và tỷ lệ đậu hạt lúa cao. Nông d n thường dùng nhiều loại thuốc BVTV khác nhau để phòng trừ cũng như đối phó với dịch bệnh. Các loại thuốc BVTV được chia thành các nhóm chủ yếu như sau: thuốc diệt mầm, diệt cỏ, thuốc diệt ốc (chủ yếu là ốc bưu vàng); thuốc trừ sâu rầy; thuốc trừ nấm bệnh và thuốc dưỡng (dưỡng thân, dưỡng lá, dưỡng hạt…). Lượng thuốc BVTV được sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm, liều lượng thuốc sử dụng nông dân dựa vào hướng dẫn trên nhãn của chai thuốc và kinh nghiệm của chính mình là chủ yếu. Tổng lượng thuốc cũng như từng loại thuốc BVTV

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 39)