công ty trong giai đoạn nghiên cứu
4.1.2.1. Diễn biến lợi nhuận của công ty
35
(Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang 2011-2014)
Hình 4.3: Diễn biến lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang
Lợi nhuận của công ty diễn biến không ổn định theo xu hướng giảm. Năm 2011, lợi nhuận của công ty là 12,139 tỷ đồng, năm 2012, lợi nhuận giảm xuống còn 10,460 tỷ đồng tương đương với mức giảm 13,83%. Sở dĩ năm 2012, dù doanh thu cao hơn so với năm 2011 nhưng do giá vốn hàng bán, chi phắ quản lý và chi phắ bán hàng đều tăng cao so với năm 2011 nên lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm 24,36% do giá vốn hàng bán, chi phắ bán hàng và chi phắ quản lý tăng mạnh trong khi lợi nhuận khác giảm nhẹ nên lợi nhuận sau thuế của công ty giảm khá nhiều trong năm này đạt mức 7,911 tỷ đồng. Đến hết năm 2014, lợi nhuận công ty đạt được là 8,458 tỷ đồng vượt qua mức lợi nhuận của cả năm 2013 với mức tăng nhẹ 6,91%, chấm dứt quá trình giảm liên tục của lợi nhuận trong giai đoạn này.
Như vậy, năm 2013 là năm Công ty hoạt động kém nhất về mặt lợi nhuận. Năm 2014, lợi nhuận của công ty đã khôi phục lại mức tăng trưởng nhưng giá trị doanh thu và tổng tài sản chỉ tăng rất nhẹ so với năm 2013.
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành vật liệu xây dựng, có thể thấy rằng các chỉ tiêu kinh doanh của công ty ở mức rất thấp so với các công ty trong ngành và nằm trong nhóm các công ty có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công
36
ty là khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành. Bởi ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc rất lớn vào ngành xây dựng trong khi những năm vừa qua, ngành xây dựng và bất động sản rất ảm đạm, bị ảnh hưởng nhiều bởi các chắnh sách của chắnh phủ, các công ty làm ăn thua lỗ hoặc phá sản rất nhiều. Trong khi đó, hoạt động chắnh của Công ty là khai thác đá là hoạt động khá đặc thù. Đá là một trong các loại tài nguyên thiên nhiên do nhà nước quản lý, vì vậy để xin cấp phép một mỏ đá là rất khó khăn, điều này làm giảm sự cạnh tranh của các công ty khác gia nhập ngành.
Những năm qua là những năm rất khó khăn của nền kinh tế. Rất nhiều công ty phá sản, thua lỗ, hoặc may mắn hơn thì doanh thu và lợi nhuận giảm xuống nhiều. Thế nhưng những công ty kinh doanh khai thác đá vẫn kinh doanh hiệu quả, tuy khó khăn có thể làmlợi nhuận giảm xuống, nhưng về cơ bản công ty khai thác đá vẫn tạo ra lợi nhuận khá, hầu như hoàn thành kế hoạch và chi trả cổ tức cao. Lợi thế lớn nhất mà các mỏ đá đang có lợi nhuận cao, đó chắnh là vị trắ địa lý. Thực tế giá bán tại mỏ cho mỗi m3 đá rất thấp, chỉ khoảng 150.000 đ. Tuy nhiên chi phắ để vận chuyển lại đắt hơn nhiều, giá thị trường hiện tại tùy vùng nhưng sẽ giao động khoảng 3.500đ/m3/km. Vì vậy để vận chuyển 20 km sẽ tốn đến 70.000 đ cho mỗi m3 đá. Chắnh vì điều này, cạnh tranh chỉ xảy ragiữa các mỏ đá trong cùng một vùng địa lý, chứ hiếm khi có thể xảy ra đối với 2 vùng có vị trắ địa lý cách xa nhau. Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang trước kia phải cạnh tranh với 13 doanh nghiệp ở khu khai thác đá Hòn Sóc nhưng sau khi tỉnh Kiên Giang có quyết định tạm thu hồi giấy phép khai thác đá ở khu vực Hòn Sóc để chấn chỉnh lại hoạt động của các công ty khai thác thì số lượng doanh nghiệp khai thác ở đây đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, Công ty xin được giấy phép khai thác ở khu vực Trà Đuốc th́ì Công ty chỉ phải chịu sự cạnh tranh từ Công ty TNHH An Phát, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư C&T, Công ty Cổ phần Quý Hải nên mức độ cạnh tranh không còn lớn như những năm trước.
Đặc điểm thuận lợi tiếp theo của các công ty khai thác đá ở điểm: đá là một trong các loại tài nguyên thiên nhiên do nhà nước quản lý, vì vậy để hoàn thành công tác xin cấp phép một mỏ đá là rất khó khăn và thời gian kéo dài, vì vậy sẽ giảm sự cạnh tranh của các công ty khác gia nhập ngành này. Tất nhiên điều này cũng gây nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô khai thác cho các công ty đang khai thác đá.
37
Mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng cũng là lợi thế của các mỏ đá. Các khách hàng thường xuyên sẽ được công ty cung cấp cho một hạn mức nhất định, sau khi khách hàng sử dụng hết khối lượng được cho phép đó, sẽ phải thanh toán cho công ty khai thác, nếu không, công ty sẽ dừng cung cấp cho đến khi thanh toán được thực hiện. Đối với khách hàng mới, họ thường phải có bảo lãnh của ngân hàng trong giai đoạn đầu. Vì vậy các công ty khai thác đá thường đảm bảo tài chắnh lành mạnh kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Việt Nam mới chỉ bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng cơ bản nên trong tương lai gần, còn có rất nhiều công trình xây dựng được triển khai; vì vậy tiềm năng phát triển của các công ty trong ngành này là rất lớn.
Với những thuận lợi trên, dù các công ty trong ngành xây dựng và bất động sản gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty trong ngành VLXD nhưng hoạt động của Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang vẫn kinh doanh có lãi dù mức lợi nhuận có giảm sút so với thời kì trước.
Tỷ suất lợi nhuận của công ty được thể hiện dưới biểu đồ sau:
Hình 4.4: Diễn biến chỉ tiêu ROA-ROE của Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang giai đoạn 2011-2014
38
Hình 4.3 cho thấy ROA và ROE của Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang diễn biến giảm dần trong giai đoạn 2011-2014.
Nếu như trong năm 2011, ROA của công ty đạt mức 20,85 là mức rất cao thì năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ còn 14,99% do lợi nhuận của công ty giảm tới 13,83% trong năm 2012 trong khi TTS tăng hơn 15%. Sang năm 2013, chỉ tiêu ROA tiếp tục giảm chỉ còn hơn 10% do lợi nhuận giảm tới 24,37% trong khi TTS tăng hơn 5%. Năm 2014, ROA tăng nhẹ lên 11,41% do lợi nhuận tăng chậm 6,91% nhưng TTS tăng nhẹ hơn so với tăng của lợi nhuận (0,94%) nên mức tăng của chỉ tiêu ROA không nhiều.
Tương tự như diễn biến của chỉ tiêu ROA, ROE của công ty giảm dần qua các năm do lợi nhuận của công ty giảm dần. Năm 2011-2012, ROE của công ty vẫn duy trì ở mức trên 30%. Năm 2011, ROE đạt mức 39,82%, năm 2012, ROE giảm còn 35,66% do lợi nhuận giảm hơn 13% trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm nhẹ hơn so với mức giảm của lợi nhuận (hơn 3%) nên ROE giảm khá mạnh. Năm 2013, ROE giảm còn 26,17% là mức giảm rất mạnh so với năm 2012 do lợi giảm hơn 24% trong khi vốn chủ sở hữu tăng hơn 3%. Năm 2014, lợi nhuận tăng hơn 6% nhưng vốn chủ sở hữu tăng tới hơn 20% cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của lợi nhuận nên ROE vẫn tiếp tục giảm.
Mặc dù diễn biến giảm nhưng so với chỉ tiêu ngành có thể thấy rằng ROA và ROE của công ty vẫn rất cao do công ty làm ăn có lãi trong giai đoạn này. So sánh với ngành vật liệu xây dựng, ngành vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2011-2014 có ROA diễn biến không ổn định. ROA của ngành trong giai đoạn này lần lượt là: 1,59% - 0,35% - -0,06% - 2,13% thấp hơn rất nhiều so với của công ty. Trong khi đó, ROE của ngành trong giai đoạn này lần lượt là: 6% -2% -1% - 10%.
Như vậy, kết quả kinh doanh của công tytương đối khả quan vì trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế 2008- nay, rất nhiều công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận âm, thậm chắ phá sản, duy trì được mức lợi nhuận tuy không quá cao nhưng không bị âm, tỷ suất lợi nhuận cao hơn
39
trung bình ngành trong suốt giai đoạn này là kết quả đáng khắch lệ cho thấy lợi nhuận của công ty khá tốt.
Phân tắch Dupont các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang:
Ta có công thức Dupont như sau:
= Hiệu suất sử dụng tài sản x Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần x Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Bảng 4.1: Kết quả phân tắch Dupont
Chỉ tiêu ROS DTT/TTS TTS/VCSH 2011 0,151208271 1,328259431 1,982419313 2012 0,124321048 1,205763912 2,378937679 2013 0,077855744 1,384100909 2,428963737 2014 0,083069791 1,373969368 1,982530298 ΔROE (2012/2011) -0,070798553 -0,036719036 0,07963826 ΔROE (2013/2012) -0,133282806 0,052743528 0,007498998 ΔROE (2014/2013) 0,017529267 -0,001915963 -0,048107759 ΔROA (2012/2011) -0,035713208 -0,018522336 ΔROA (2013/2012) -0,056026187 0,022171042 ΔROA (2014/2013) 0,007216768 -0,000788799
Năm 2012, ROS giảm 0,0269 khiến ROE giảm 0,0708, ROA giảm 0,0357, DTT/TTS giảm 0,15 làm ROE giảm 0,0367, ROA giảm 0,018, TTS/VCSH tăng 0,396 khiến ROE tăng 0,0796. ROE giảm là do tác động giảm của ROS và DTT/TTS lớn hơn mức tăng của yếu tố TTS/VCSH, ROA giảm là do cả ROS và DTT/TTS giảm.
Năm 2013, ROS giảm 0,0465 khiến ROE giảm 0,1333 và ROA giảm 0,056, DTT/TTS tăng 0,178 làm ROE tăng 0,053, ROA tăng 0,0222, TTS/VCSH tăng 0,05 làm ROE tăng 0,007. ROE giảm là do tác động giảm của ROS lớn hơn mức tăng của
40
yếu tố DTT/TTS và TTS/VCSH, ROA giảm do tác động giảm của ROS lớn hơn so với tác động tăng của DTT/TTS.
Năm 2014, ROS tăng 0,005 làm ROE tăng 0,017 và ROA tăng 0,0072; DTT/TTS giảm 0,01 làm ROE giảm 0,0019 và ROA giảm 0,0007, TTS/VCSH giảm 0,44 làm ROE giảm 0,048. ROE giảm là do tác động giảm của TTS/VCSH và DTT/TTS lớn hơn mức tăng của yếu tố ROS trong khi ROA tăng là do mức tăng của ROS tác động đến ROA lớn hơn mức giảm của DTT/TTS tác động đến ROA.
Có thể thấy ROS là yếu tố có tác động mạnh nhất đến tỷ suất sinh lời của công ty. Như vậy, để cải thiện tỷ suất sinh lời của công ty cần cải thiện cả 3 yếu tố : ROS, DTT/TTS, TTS/VCSH đặc biệt là yếu tố ROS.
4.1.2.2. Diễn biến các yếu tố tài chắnh tác động đến lợi nhuận của Công ty
Hình 4.5: Diễn biến một số yếu tố tài chắnh tác động đến lợi nhuậncủa Công ty
Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang theo quý giai đoạn 2000- 2014 -0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Q I/ 20 00 Q I/ 20 01 Q I/ 20 02 Q I/ 20 03 Q I/ 20 04 Q I/ 20 05 Q I/ 20 06 Q I/ 20 07 Q I/ 20 08 Q I/ 20 09 Q I/ 20 10 Q I/ 20 11 Q I/ 20 12 Q I/ 20 13 Q I/ 20 14 LEV GROWTH TANG TAX
41
Hình 4.4 cho ta thấy:
- Tỷ lệ tài sản hữu hình của công ty thể hiện qua chỉ tiêu TSCĐ/Tổng tài sản diễn biến không ổn định, giai đoạn quý 1/2000 đến quý 2/2007, tỷ lệ này của công ty có xu hướng giảm dần, giai đoạn quý 3/2007 đến quý 1/2012, tỷ lệ này tăng mạnh và từ quý 2/2012, tỷ lệ này lại diễn biến giảm. Tỷ lệ tài sản hữu hình của công ty rất cao, trong giai đoạn đầu (quý 1/2000 đến quý 2/2007), tỷ lệ này của công ty từ hơn 76,69% giảm liên tục và đến quý 2/2007 tỷ lệ tài sản cố định chỉ chiếm 45,77%. Giai đoạn 2 (từ quý 3/2007 đến quý 1/2012), tỷ lệ này của công ty tăng dần dần từ 48,93% lên 79,18% vào quý 1/2012 và giai đoạn 3 ( từ quý 2/2012 đến nay), tỷ lệ này của công ty lại giảm dần từ mức 79,18% của quý 1/2012 xuống còn 53,16% vào quý 4/2014. So sánh với tỷ lệ của ngành có thể thấy ngành vật liệu xây dựng có tỷ lệ TSCĐ/TTS khá cao khoảng hơn 60%, vì vậy tỷ lệ này của công ty cũng phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất VLXD với yêu cầu máy móc thiết bị công nghệ nhiều với hàm lượng kĩ thuật cao nên tài sản cố định lớn.
- Cơ cấu vốn của công ty thể hiện qua chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng tài sản diễn biến không ổn định và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Diễn biến chỉ tiêu này của công ty có thể chia thành 2 giai đoạn chắnh như sau: trước quý 4/2009, tỷ lệ này của công ty nhỏ hơn 50%, cao nhất là từ quý 1/2000 đến quý 1/2001 với tỷ lệ nợ trên TTS ở mức trên 40%, tuy nhiên sau đó, tỷ lệ này của công ty giảm xuống dao động quanh mức 20-40% trong thời gian còn lại của giai đoạn này. Từ quý 4/2009 trở đi, tỷ lệ nợ/TTS của công ty tăng mạnh lên trên mức 50%, thậm chắ có giai đoạn lên trên 60% như quý 4/2009 cho thấy công ty đang ngày càng phụ thuộc vào nợ. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của các công ty trong ngành vật liệu xây dựng rất cao, thường chiếm khoảng hơn 70% trong khi tỷ lệ này công ty ở dưới mức 60% cho thấy công ty tương đối tự chủ về tài chắnh, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty khá dồi dào, trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, sự tự chủ về tài chắnh giúp công ty giảm gánh nặng nợ và giảm chi phắ tài chắnh, tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, công ty cần chú ý đến khả năng quản lý nợ khi sự phụ thuộc vào nợ của công ty ngày càng gia tăng.
- Cơ hội tăng trưởng của công ty thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ thay đổi tài sản trên tổng tài sản diễn biến không ổn định, tăng giảm bất thường, thậm chắ có tăng
42
trưởng âm. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất mà công ty đạt được là vào quý Q4/2009, tổng tài sản tăng từ 31,819 tỷ đồng ở quý 4/2009 lên 50,143 tỷ đồng ở quý 1/2010, quý này tổng tài sản tăng mạnh là do khoản tiền mặt tăng mạnh từ 2,6 tỷ đồng lên 20,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tài sản giảm mạnh nhất là vào quý 3 năm 2007 với tốc độ giảm hơn 9,6%. Tỷ lệ này giảm mạnh do TTS giảm từ 15,293 tỷ đồng quý 2/2007 xuống còn 13,795 tỷ đồng quý 3/2007. Nhìn chung mức độ biến động của tổng tài sản khá thấp, có một số quý tốc độ tăng trưởng của công ty biến động mạnh bao gồm: quý 3/2002, TTS tăng trưởng 23,97%, quý 1/2008, TTS tăng 25,77%, quý 2/2008, TTS tăng 15,01%, quý 1/2009, TTS tăng 11,54%, quý 2/2009, TTS tăng 19,54%, quý 4/2009 với tốc độ tăng 59,57%, quý 2/2010 TTS tăng 16,8%, quý 4/2011 TTS tăng 11,45%. Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của công ty là khá thấp và không ổn định.
- Thuế của công ty được đo lường bằng chỉ tiêu thuế giai đoạn hiện tại trên thu nhập trước thuế biến động rất mạnh và có xu hướng giảm. Trước quý 4/2009, tỷ lệ thuế TN trên LN trước thuế của công ty đa phần đều lớn hơn 20%, có quý lên tới gần 50% như quý 2/2007. Tuy nhiên từ quý 1/2010 cho đến nay, tỷ lệ này giảm rất mạnh xuống dưới 20% trong đó phần lớn các quý là dưới 10%. Theo lý thuyết, số tiền thuế được kỳ vọng có mối quan hệ tắch cực với lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi vì khi các