3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang nên không thể sử dụng dữ liệu bảng mà chỉ sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian. Để tăng số quan sát nhằm tăng tắnh tổng quát cũng như chắnh xác cho mô hình nghiên cứu, tác giả lấy số liệu theo quý trong giai đoạn từ năm 2003 đến quý II/2014. Mô hình sẽ được thực hiện theo mô hình gốc là nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2010) về cấu trúc vốn và lợi nhuậncủa các công ty ở Pakistan. Sở dĩ tác giả lựa chọn nghiên cứu này để xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình bởi nghiên cứu này được đăng trên tạp chắ Asian Journal of Business and Management Sciences, Vol. 1 No. 9 là một tạp chắ có uy tắn đăng tải những nghiên cứu đáng tin cậy về kinh tế của châu Á. Thêm vào đó, Pakistan là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các nghiên cứu ứng dụng tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là rất ắt và khó tìm kiếm cũng như được
Phân tắch số liệu
Thực hiện hồi quy và kiểm định các giả thiết thống kê Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thu thập số liệu nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
21
đảm bảo về độ tin cậy trong khi nghiên cứu này thực hiện với mẫu dữ liệu là các doanh nghiệp sản xuất. Đây là yếu tố để tác giả ứng dụng mô hình do Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Kiên Giang cũng là doanh nghiệp sản xuất. Mô hình nghiên cứu này cũng có đầy đủ các yếu tố nội bộ tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tương tự như các nghiên cứu khác. Ngoài ra, sự sẵn có số liệu nghiên cứu sử dụng mô hình cũng là một nguyên nhân để tác giả lựa chọn mô hình này. Đây là mô hình nghiên cứu đa biến thực hiện theo phương pháp hồi quy OLS với các biến nghiên cứu là các biến cụ thể trong doanh nghiệp, cụ thể mô hình như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2010)
Trong đó:
Lev: Cơ cấu vốn được tắnh bằng nợ phải trả trên tổng tài sản. Titman(1984), Altman and Titman (1984), Berger and Bonaccorsi di Patti (2005), Jensen (1986). Zeitun and Tian (2007) cho rằng nếu tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tăng vượt quá mức, tác dụng ngược của đòn bẩy chi phắ đại diện sẽ xảy ra và đòn bẩy cao có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể trong chi phắ, từ đó tác động xấu đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Size: qui mô doanh nghiệp. Qui mô công ty (SIZE) được đo bằng logarit của doanh số bán hàng của công ty. Tác động của biến này về hiệu quả có thể sẽ là tắch cực khi các doanh nghiệp lớn cũng được dự kiến sẽ sử dụng công nghệ tốt hơn, đa dạng
Lev Tax Size Grow Tang Risk ROA
22
hơn và quản lý tốt hơn. Một tác động tiêu cực có thể xảy ra do cấu trúc phân cấp không hiệu quả trong việc quản lý của công ty (xem Williamson, 1967).
Grow: Tốc độ tăng trưởng được tắnh bằng Tốc độ thay đổi tài sản trên tổng tài sản. Zeitun and Tian (2007) cho rằng các doanh nghiệp có tốc độ phát triển cao thì sẽ có hiệu quả hoạt động cao, vì tốc độ tăng trưởng của công ty có thể tạo ra lợi nhuận từ đầu tư. Vì vậy, cơ hội tăng trưởng dự kiến sẽ tắch cực ảnh hưởng đến hiệu suất của một công ty.
Tang: cơ cấu tài sản. Cơ cấu tài sản (TANG) được đo bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình được chia cho tổng tài sản của công ty (vắ dụ như Titman và Wessels, 1988; Rajan và Zingales, 1995; Frank và Goyal, 2003). Akintoye (2008) cho rằng doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình có chi phắ tài chắnh nhỏ hơn các doanh nghiệp phụ thuộc vào tài sản vô hình nên nghiên cứu kì vọng một mối quan hệ tắch cực giữa các cơ cấu tài sản và hiệu quả: các công ty tăng cường thêm vốn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ tốt hơn và do đó có hiệu quả hơn.
Risk: Rủi ro được đo bằng bằng độ lệch chuẩn của dòng tiền (lợi nhuận thuần cộng với khấu hao). Công thức tắnh rủi ro như sau:
Lý thuyết cho rằng các công ty có mức độ thay đổi cao hơn trong thu nhập hoạt động dự kiến sẽ có lợi nhuận cao hơn với rủi ro cao.
Tax: Thuế được tắnh bằng thuế của năm hiện tại trên thu nhập trước thuế. Số tiền thuế được kỳ vọng có mối quan hệ không tắch cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì khi đánh thuế càng cao thìlợi nhuậnsẽ thấp.