b) Chống sét lan truyền cho lƣới điện hạ thế 3 pha 220/380v – 50/60hz :
1.8.2. Các khối sử dụng trong mô hình Khối Inport và Outport:
- Khối Inport và Outport:
Khối Inport và Outport là các khối đầu vào, đầu ra của một mô hình mô phỏng, khối Inport và Outport độc lập với nhau, bắt đầu từ 1. Khi bổ sung thêm khối Inport và Outport, khối mới sẽ nhận số thứ tự kế tiếp. Khi xóa một khối nào đó, các khối còn lại sẽ được tự động đánh số mới.
- Khối Subsystem:
Khối Subsystem được sử dụng để tạo hệ thống con trong hình SIMULINK. Số lượng đầu vào/ra của khối subsystem phụ thuộc số lượng khối Inport và Outport. Đầu vào/ra của khối Subsystem sẽ được đặt theo tên mặc định của các khối Inport và Outport.
- Khối Transfer Fnc:
Mặc dầu chức năng của Simulink có thể giải quyết được các bài toán có xuất hiện vòng lặp đại số nhưng thời gian giải các bài toán rất chậm. Nhờ khối Transfer Fcn, có thể tránh được vòng lặp bằng cách đưa tín hiệu liên tục về rời rạc với một thời gian trích mẫu phù hợp mà vẫn đảm bảo tính đúng đắn của mô hình.
Ở ví dụ thời gian trích mẫu là T=0,01µ s. - Khối Abs:
Khối này lấy giá trị tuyệt đối của tín hiệu ngõ vào, tín hiệu ngõ vào có thể là tín hiệu thực hay phức.
- Khối Compare to Constant:
Khối này so sánh tín hiệu ngõ vào với một hằng số, tín hiệu ngõ ra là giá trị logic bằng 0 nếu so sánh sai, bằng 1 nếu so sánh đúng. Giá trị hằng số được nhập vào thông số Constant value của khối, thông số Operator cho phép người sử dụng lựa chọn các phép so sánh.
- Khối Unit Delay:
một khoảng thời gian lấy mẫu. Thời gian lấy mẫu này được nhập vào từ thông số Sample time của khối, đơn vị là s. Tín hiệu ngõ vào có thể là tín hiệu thực, tín hiệu phức hay bất kỳ dạng tín hiệu nào cung cấp bởi Simulink kể cả dạng điểm.
Lưu ý là cần phải xác định tín hiệu ngõ ra trong giai đoạn đầu tiên thông qua Initial conditions vì nếu không nó có thể sinh ra một giá trị không mong muốn của ngõ ra ảnh hưởng đến kết quả mô phỏng.
- Khối Breaker:
Khối Breaker là khối dùng để đóng cắt mạch điện (circuit breaker), thời gian đóng, cắt có thể điều khiển bởi một tín hiệu bên ngoài (External control mode), hay được điều khiển bởi thời gian bên trong (Internal control mode).
Khối Breaker chỉ cắt ra khi dong qua nó đi quá giá trị 0 và tín hiệu điều khiển chuyển trạng thái từ 1 xuông 0.
Khi khóa đóng nó hoạt động như một mạch điện trở, với một điện trở nội bên trong Ron. Giá trị điện trở này có thể cài đặt bởi người sử dụng. Ngoài ra, khóa này còn có một mạch Snubber R-C mắc nối tiếp với khóa để tránh trường hợp khóa nối tiếp với nguồn dòng hay cuộn cảm. Đa số các trường hợp điều dùng bộ snubber điện trở (Rs = 1MΩ, Cs = inf).
Khi khóa được đặt ở chế độ External control mode một ngõ điều khiển ngoài sẽ xuất hiện trên icon của khóa. Tín hiệu điều khiển ngoài này phải là giá trị logic 0 hay 1, bằng 0 mở khóa, bằng 1 khóa đóng.
Khi khóa được đặt ở chế độ Internal control mode một hộp thoại thời gian đóng cắt sẽ xuất hiện để xác định thời gian đóng cắt.
Trạng thái ban đầu của khóa được xác định bởi thông số Initial state, bằng 1 khóa đóng, bằng 0 khóa mở.