CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGUỒN PHÁT XUNG
4.1 Giới thiệu.
Ngày nay, trên mạng phân phối hạ áp, các thiết bị điện tử sử dụng ngày càng nhiều với các tính năng ngày càng tiến bộ hơn nhưng bên cạch đó chúng lại cũng dễ hư hỏng hơn bởi các xung quá áp quá độ. Một giải pháp hiệu quả để thiết kế các mạch bảo vệ quá áp hiệu quả là sử dụng kỹ thuật mô phỏng của máy tính, lập mô hình các nguồn phát xung và mô hình các phần tử bảo vệ, sau đó chạy mô phỏng mạch để từ các kết quả thu được tiến hành phân tích đánh giá hệ thống bảo vệ.
Kỹ thuật mô phỏng rất thuận lợi cho việc thiết kế, vừa tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc. Các chương trình mô phỏng này không thể hoàn toàn thay thế được các thử nghiệm thực tế nhưng nhờ vào những bước mô phỏng đầu tiên ta sẽ có thể dự báo những đáp ứng, diễn biến của hệ thống từ đó có được một thử nghiệm hợp lý.
Có hai cách để thực hiện các quá trình mô phỏng:
Cách 1: Mô tả mạch điện theo phương pháp toán học (càng chi tiết càng tốt) sau đó sẽ có chương trình viết sẵn thực hiện việc tính toán cho mạch điện đó. Cách này đòi hỏi phải có chương trình riêng cho từng trường hợp mạch điện để tránh các lầm lẫn về số.
Cách 2: Sử dụng các chương trình phân tích hệ thống chẳn hạn như phần mềm PSPICE, phần mềm MatLab, EMTP, ATP… ưu điểm chính của cách này là tính linh hoạt của nó. Người sử dụng không cần viết bất kỳ đoạn mã chương trình nào cho nên họ có thể tập trung giải quyết các vấn đề của mạch điện. Những thay đổi trong sơ đồ mạch điện hay trong thuộc tính theo thời gian và thuộc tính theo tần số cũng được thực hiện một cách đơn giản. Sau khi thiết kế, toàn bộ mô hình mạch bảo vệ được chèn vào xem như là một mạch điện phụ trong quá trình phân tích của cả hệ thống.
Trong phạm vi của đề tài này, người thực hiện sẽ sử dụng phần mềm MatLab để tiến hành lập mô hình các nguồn phát xung.