CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN HIỆN ĐẠ
2.2.4. TDS (Transient Discriminating Suppressor)
Khác với các thiết bị chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn, được sản xuất với công nghệ truyền thống, hoạt động theo nguyên tắc biên độ, tức là phản ứng với tất cả xung quá áp có biên độ vượt quá ngưỡng điện áp tác động (thường là 275Vrms), thiết bị chống sét sản xuất theo công nghệ tiên tiến TDS, hoạt động theo nguyên tắc tần số, và thực hiện đúng chức năng chống sét được giao phó, tức là chỉ phản ứng khi xuất hiện xung sét cảm ứng trên cơ sở phân biệt tần số xung quá áp do sét lan truyền (khoảng 1MHz) và xung quá áp do các nguyên do khác (khoảng 50Hz). Điều này cho phép thiết bị chống sét theo công nghệ tiên tiến TDS có ưu điểm vượt trội như sau:
- Thông minh phân biệt sét và các quá áp do các nguyên nhân khác. - Khả năng chịu quá áp tạm thời cao, tuổi thọ cao.
- Thời gian đáp ứng nhanh (<1ns).
- Cung cấp bảo vệ hiệu quả, ngay trong mạng có chất lượng điện áp thấp.
- Không đòi hỏi các điều kiện lắp đặt và vận hành nghiêm ngặt như thiết bị chế tạo theo công nghệ truyền thống MOV.
Để đạt được hiệu quả và tính năng bảo vệ vượt trội, thiết bị TDS sử dụng công nghệ tổng hợp bao gồm cả ba công nghệ SAD, Gas Aresster và MOV.
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị TDS trình bày như hình 2.2.
Công tắc tác động nhanh hoạt động theo nguyên tắc tần số. Công tắc này sẽ tác động khi xung sét xuất hiện nhưng sẽ không tác động khi xuất hiện quá áp tạm thời.
Trong 10ns đầu tiên khi xung sét xuất hiện, dãy SAD sẽ tác động nhằm giảm bớt độ dốc đầu sóng của xung sét, góp phần làm giảm điện áp thông qua.
Trong thời gian khoảng 10ns tiếp theo, công tắc tác động nhanh tác động đóng dãy MOV vào mạch và tản hầu hết năng lượng sét xuống đất.