Hoa và những điều không thể nói

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 53)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.3. Hoa và những điều không thể nói

Hoa là biểu tượng của cái đẹp, cũng là biểu tượng cho tình yêu. Với những người phụ nữ viết thơ tình, hoa không chỉ như một tín hiệu của thế giới vạn vật xung quanh mà còn biểu tượng cho những yếu tố làm nên cuộc đời người phụ nữ: nhan sắc, tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc.

Trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện rất nhiều các loài hoa và đặc biệt là những loài hoa rất bình dị, khiêm nhường trong cuộc sống. Đó là hoa cúc, hoa huệ, hoa xoan, hoa sim, hoa cỏ dại, hoa cỏ may… Những bông hoa nho nhỏ chính là biểu tượng cho những người phụ nữ bé nhỏ, mỏng manh. Nhưng ở những loài hoa ấy lại toát lên một vẻ đẹp kín đáo, e ấp, ẩn sâu tinh tế. Nếu phải đặt tên cho thế giới hoa, cỏ, rau của chị một cái tên, xin mượn lời tác giả Vương Trí Nhàn gọi là “Hoa dại, cỏ dại”.

Thế giới loài hoa trong thơ Xuân Quỳnh thật phong phú, đa dạng và ta bắt gặp rất nhiều trong tập “Hoa cỏ may”. Nó đã trở thành chất liệu ca hát của đời chị như những biểu tượng khó phai nhạt. Đó không phải là những loài hoa quý được con người chăm bón, nâng niu:

Không phải hoa được ở cùng người

Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ

(Hoa dại núi Hoàng Liên)

mà đó chỉ là những loài hoa dại nhỏ bé, mong manh, mọc ở triền đê, bờ cỏ, đầm lầy, bên đường... Chúng không ganh nhau, không phô trương hương thơm, nhan sắc. Chúng hòa quyện làm nên vẻ đẹp chung của núi rừng. Biết bao loài hoa vẫn hằng ngày nở ngút ngàn vượt khỏi tầm mắt. Chúng không được người được người đời để ý, chăm sóc từng sắc từng bông; cũng không được mảy may tên gọi và đôi khi vô tình giẫm lên hoa chúng ta cũng không nghĩ đến bởi chúng là những loài hoa dại - giản dị, khiêm nhường.

Ở đây ta bắt gặp một kiểu so sánh thông minh, hóm hỉnh của Xuân Quỳnh: hoa dại (nhỏ bé, đơn sơ) thế mà sống trên triền núi (cao lớn, vĩ đại) nhưng chính

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 49 Líp K36B - SP V¨n

những bông hoa đồng nội này làm cho núi rừng đẹp và hùng vĩ hơn. Cũng giống như trong cuộc đời, ai đó biết đâu rằng những cái tưởng chừng xoàng xĩnh, không đáng kể lại làm nên cuộc sống của con người. Nó “lẩn cái duyên vào trong”, chứa đựng một sức sống tiềm tàng, bất diệt. Chính nó đã tạo ra hạnh phúc có thật trong đời.

Ta bắt gặp trong thơ Xuân Quỳnh những bông hoa cỏ may li ti, run rẩy trước khoảnh khắc giao mùa. (Hoa cỏ may), hay những bông hoa cúc xanh mọc đầy thung lũng tuổi thơ huyền ảo như câu chuyện cổ tích. (Hoa cúc xanh), và hoa lau trắng trải dài bờ sông (Thơ tình cho bạn trẻ), hoa ngâu thơm ngát ấp ủ trong giờ phút chia tay

(Thơ tình tôi viết), là hoa tường vi tím, trăng trắng mọc ở bờ rào, (Hoa tường vi)… Những loài hoa dại nhỏ bé, chẳng được bàn tay người chăm bón, nâng niu lại được thi sĩ để ý đến và biến chúng thành những sự vật có hồn:

Những mùa sen, mùa phượng đã xa Trên khắp nẻo lại bắt đầu hoa cúc Rồi hoa đào lại tươi hồng nô nức Như chưa hề biết đến chia ly

(Lại bắt đầu)

Xuân Quỳnh là một người phụ nữ đa cảm, nhạy cảm và có cái nhìn sâu sắc, tinh tế. Chị biết phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn từ trong những điều tưởng chừng rất nhỏ bé, tầm thường. Cái đẹp trong thơ chị là cái đẹp bình dị, cái đẹp ẩn tàng trong những sự vật đôi khi khó có thể viết thành thơ. Những loài hoa dại trong thơ chị tiêu biểu cho những gì giản đơn mà đẹp đẽ ấy:

Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã

(Hoa dại núi Hoàng Liên Sơn)

Hoa biểu tượng cho thân phận Xuân Quỳnh. Chị yêu hoa và coi số phận của nó là cái tiềm ẩn cho số phận của chị: cũng mong manh, nhỏ bé, đẹp một vẻ đẹp

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 50 Líp K36B - SP V¨n

hoang sơ và đôi khi bão táp cuộc đời không tiếc thương cứ chà đạp lên cánh hoa yếu ớt Xuân Quỳnh. Có đôi lúc chị hóa thân mình vào những đóa hoa:

Trong mơ anh có thấy em

Thấy bông cúc nhỏ nơi triền đất quê (Hát ru)

Xuân Quỳnh ví mình như những bông cúc nhỏ lặng lẽ nở bên những triền đê mướt cỏ. Lặng lẽ điểm một chút hương sắc cho đời, không phô trương mà thật dung dị, dịu dàng. Gắn phận mình với phận hoa cho nên khi đến bất cứ nơi đâu, trong từng khoảnh khắc nào chị cũng đều bắt gặp những đóa hoa dại: “Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây”.

Hoa dại không được điểm đến từng bông mà nó nở ngút ngàn khắp núi rừng, nó làm nên muôn màu sắc rực rỡ. Trong thơ Xuân Quỳnh ta bắt gặp nhiều loài hoa dại: có những loài hoa dân dã (hoa sấu, hoa nghệ, hoa sim, hoa ngâu…) nhưng cũng có những loài hiện đại (hoa phượng, hoa tigon, hoa cúc…). Hoa dại đã ám ảnh tâm hồn chị. Chị cảm thông với thân phận nhỏ bé, mong manh của hoa như cảm thông cho chính số phận mình. Hoa bày tỏ tất cả những nỗi niềm, những khắc khoải, lo âu:

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm dày

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay

(Hoa cỏ may)

Những câu thơ thật dịu dàng, đằm thắm mà cũng thật sâu sắc,đớn đau - nỗi đau riêng chị và câm nín của một người đàn bà, rất đà bà trong đời thường và trong nghệ thuật. Dường như, nữ sĩ đa cảm này cảm nhận thấy sự mỏng manh, không hoàn thiện, không vĩnh cửu của cái đẹp. Phải chăng, đau khổ, tan vỡ, đắng cay của cuộc đời khiến cho Xuân Quỳnh trở nên nhạy cảm, tinh tế đến vậy!

Người phụ nữ của “kiếp hoa dại” này trăn trở, thường trực nỗi day dứt. Cái mỏng mảnh của những cánh hoa khiến chị chạnh lòng khi nghĩ đến tình yêu. Chị lo lắng những tiếng yêu thuở nào cũng dễ nói và dễ tàn như những cánh hoa. Cho nên,

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 51 Líp K36B - SP V¨n

trong thẳm sâu tâm hồn Xuân Quỳnh khát khao một tình yêu vĩnh hằng, bất diệt, trường tồn với thời gian chứ không nhỏ bé, yếu ớt, dễ đổi thay, tan nát như những cánh hoa dại. Với Xuân Quỳnh hoa như người bạn tri âm, tri kỷ, luôn song hành và sẻ chia, thấu hiểu:

Tôi có bè bạn ở bên mình

Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói (Hoa tường vi)

Viết về hoa dại, Xuân Quỳnh tìm thấy sự tương giao của tâm hồn. Biểu tượng này bao chứa, giúp Xuân Quỳnh bộc bạch những khát khao và cả những lo lắng, băn khoăn rất phụ nữ của mình.

Nữ sĩ của chúng ta tìm đến hoa, cỏ dại không phải để miêu tả cái hữu hình của nó, cũng không phải để đối sánh với những loài hoa được chăm bón kĩ lưỡng trong vườn tược về màu sắc, mùi hương như thế nào. Xuân Quỳnh tìm đến chúng để giãi bày tâm sự, nỗi lòng của bản thân, để tìm thấy niềm an ủi cũng như thú nhận về sự bất lực của chính mình. Nếu như thơ là bản sao của tâm hồn tác giả và biểu tượng trong thơ là sự phản chiếu của thế giới nội tâm thì hệ thống hình ảnh hoa dại trong thơ Xuân Quỳnh đem đến cho người ta sự liên tưởng gần gũi và độc đáo về thân phận của người phụ nữ:

Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế Chỉ em là đã khác với em xưa

(Hoa cúc)

Viết về hoa, nữ sĩ không cố ý vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu, cũng không có ý đặc tả lại những đặc điểm của nó. Nhìn hoa, nhà thơ nhớ đến kỉ niệm: “Hoa cúc xanh có hay là không có - Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa(Hoa cúc xanh); “Hoa phảng phất mối tình trong truyện cổ - Mang lỡ lầm oan ức đã xa xôi

(Hoa tường vi). Thế giới nghệ thuật vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng là một đặc điểm trong cái nhìn về không gian của Xuân Quỳnh. Hoa dại biểu hiện cho những gì bình dị, khiêm nhường nhưng cũng thật chân thật, nó gắn với kỉ niệm, sự thủy chung và cả thân phận con người. Trong những biểu tượng hoa dại, Xuân

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 52 Líp K36B - SP V¨n

Quỳnh không chỉ tìm thấy niềm an ủi mà ở đó còn bao hàm cả lời thú nhận về sự bất lực của bản thân, cả nỗi tủi hờn oán trách.

Xuân Quỳnh đã ví mình như những cánh hoa dại, đôi khi bị bàn chân con người dẫm nát mà vẫn đắng cay chịu đựng. Chị như cánh chuồn, cánh cò mỏng manh, chênh chao giữa bầu trời vô định. Thương hoa, chị thương thân mình, xót xa, tội nghiệp cho phận mình. Chị ước ao được nâng đỡ, chở che, ước ao tìm được chốn nương náu trong nắng nôi, giông bão của cuộc đời.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 53 Líp K36B - SP V¨n

KẾT LUẬN

1. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ mang chính cuộc đời mình phơi trải thành thực trên những trang giấy. Tuổi thơ côi cút, thiếu hơi ấm tình thương, lớn lên trong cuộc sống với muôn vàn những bất trắc khiến Xuân Quỳnh luôn nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, sự luân chuyển tuần hoàn của bốn mùa. Chị tin yêu cuộc đời, hi vọng vào tình yêu song những mất mát đắng cay khiến tâm hồn chị không lúc nào yên định. Đi giữa cuộc đời, nhưng Xuân Quỳnh luôn cảm thấy phía trước là tường thành, là bão tố. Chính vì thế, thường trực trong tâm tư “người đàn bà yêu và làm thơ” này là những lo âu, khắc khoải, day dứt trước sự đổi thay của tạo vật và lòng người.

Là người phụ nữ nhạy cảm, đôn hậu, Xuân Quỳnh hiểu hơn ai hết tình yêu thương, sự quan tâm, vị tha có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Do vậy, chị vươn đôi bàn tay “đường gân xanh vất vả”“trái tim yêu rộng mở, bao trùm” của mình để yêu thương tất cả. Chị đã thắp lên ngọn lửa nồng đượm bằng thế giới thơ đậm chất đời của cuộc sống và tình yêu. Tiếng thơ chị vút lên từ số phận, tình yêu và những buồn vui đời thường của một thời dữ dội. Gắn bó đời mình với thơ ca, Xuân Quỳnh luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của người cầm bút và bản lĩnh trong lao động nghệ thuật. Dẫu cuộc đời chị không phải là cổ tích nhưng nó thực đẹp bởi nhờ có cuộc sống mà chị đã viết lên những trang thơ cuộc đời mình. Chị đã gửi gắm nỗi niềm yêu thương, khao khát hạnh phúc và cả những lo âu khắc khoải qua một hệ thống biểu tượng độc đáo.

2. Biểu tượng là một yếu tố quan trọng trong thi pháp văn học nói chung và thơ nói riêng. Đó là một yếu tố nghệ thuật được tạo nên bằng tín hiệu ngôn ngữ rất phong phú về khả năng biểu cảm mang đậm nét riêng của từng nhà thơ. Thế giới biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh không mới, nhưng nhìn theo hệ thống, có thể thấy sự cách tân, sự độc đáo trong biểu đạt và thể hiện. Có thể thấy trong thơ tình yêu của chị những biểu tượng thể hiện sự gắn kết yêu thương. Trong đó là trái tim trở thành “chất keo” nuôi dưỡng, biểu tượng sự gắn kết từng cá nhân riêng lẻ vào

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 54 Líp K36B - SP V¨n

nhau và vào với cuộc đời mênh mông vô tận; bàn tay trở thành “nơi dựa” vững chãi, nâng đỡ nhau vượt những cơn giông tố cuộc đời, đôi bàn tay giữ gìn, nâng niu hạnh phúc; một con “sóng” tràn bờ trên mặt “biển” bao la mãi hát lên khúc ca cho tình yêu bất tận, bền vững, thủy chung.

Bên cạnh đó Xuân Quỳnh đã nói lên khát vọng tình yêu, sâu hơn hạnh phúc gia đình. Chị đã vẽ nên hình ảnh biểu tượng ngôi nhà hạnh phúc - “tổ ấm” gia đình. Với nhiều biến thể khác nhau, Xuân Quỳnh đã nói lên khát khao về một mái nhà hạnh phúc trọn vẹn, ôm trùm. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy một hồn thơ luôn khát khao một “tổ ấm” bình yên, che chở cho những người thương mến nhất. “Ngôi nhà” chính là trụ sở của sự sống, là bến đỗ bình an nhất của Xuân Quỳnh bởi vậy hình ảnh“mái che” luôn xuất hiện trên những trang thơ và trở thành biểu tượng của hạnh phúc tình yêu trong thơ chị.

Qua những biểu tượng trong thơ, ta còn cảm nhận được một tâm hồn luôn lo âu, khắc khoải trong tình yêu. Xuân Quỳnh lo tổ ấm chẳng được yên lạnh, lo cách trở diệu vời, lo không được gắn bó, không được chở che, lo mất tình yêu, lo mất tuổi trẻ…vv. Vì lo âu nên chị đã lặng lẽ hi sinh để mong đem lại cho người thân, người thương của mình một chút bình yên, một chút ngọt ngào mà mình chắt chiu dành dụm được trong cuộc sống nhọc nhằn. Với bản tính ấy, làm sao Xuân Quỳnh có thể “quẳng gánh lo đi mà vui sống” được. Nói như nhà văn Chu Văn Sơn “lo âu đã trở thành cái tôi của Xuân Quỳnh mất rồi”, cái tôi của một trái tim đa cảm và tinh tế. Chính những điều đó đã góp phần làm nên những nét riêng trong thế giới biểu tượng thơ tình yêu Xuân Quỳnh.

Tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi thấy được cái riêng biệt, độc đáo trong nghệ thuật làm thơ của chị. Từ hình ảnh thơ đến ngôn ngữ và giọng điệu thơ, tất cả đều thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn chị. Nghiên cứu “Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh”, chúng tôi một lần nữa muốn khẳng định rằng, Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, một thi sĩ đã tạo được dấu ấn độc đáo về phong cách nghệ thuật, một tiếng thơ có bản sắc riêng không dễ lẫn.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn Líp K36B - SP V¨n

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Mạnh Dũng (2011), Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh. http://www.langson.gov.vn/gddt/node/1915

2. Ngân Hà (2000), Nữ sĩ Xuân Quỳnh cuộc đời để lại, Nxb Văn hóa thông tin, H. 3. Ngân Hà (2003), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, H. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2009), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

5. Bích Hạnh (2009), Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xã hội.

6. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin. 7. Mã Giang Lân (1989), Nhớ Xuân Quỳnh, nhớ một giọng thơ in trong Thơ

Xuân Quỳnh, Nxb Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam.

8. Vân Long (2004), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn hóa thông tin, H.

9. Vân Long (2008), Nét độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh, Nxb Văn hóa thông tin, H. 10. Đông Mai (1995), Xuân Quỳnh một nửa cuộc đời tôi, Nxb khoa học xã hội, H. 11. Hoàng Như Mai (1991), Những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà

văn và nghiên cứu Việt Nam và Thế giới, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa.

12. Nhóm Trí thức Việt tuyển chọn (2012), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn học. 13. Xuân Quỳnh (1962), Tơ tằm - Chồi biếc, In chung, Nxb Văn học.

14. Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, Nxb Văn học. 15. Xuân Quỳnh (1974), Gió Lào cát trắng, Nxb Văn học. 16. Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, NXB Văn học. 17. Xuân Quỳnh (1984), Sân ga chiều em đi, NXB Văn học.

18. Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam. 19. Xuân Quỳnh (1989), Hoa cỏ may, Nxb Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam. 20. Xuân Quỳnh (2008), Thơ tình, Nxb Văn học.

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)