7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.3. Sóng, thuyền, biển biểu tượng của tình yêu bền chặt, thủy chung
Trong gia tài gần 10 tập thơ của Xuân Quỳnh, biểu tượng con thuyền xuôi ngược, biển cả bao la và những con sóng cuộn trào luôn trở đi trở lại như một phương thức trữ tình độc đáo để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của chị. Với một tâm hồn nhạy cảm, một khát vọng mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc, một con tim cuồng nhiệt đam mê để sống và để yêu, biểu tượng sóng, thuyền và biển cũng sôi nổi, nồng nàn như chính tâm hồn của nữ sĩ.
Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của người phụ nữ, sự sắc sảo của một nhà thơ, Xuân Quỳnh đã nắm bắt được từng biến động, từng đặc điểm của sự vật thông qua biểu tượng thuyền, biển, sóng để từ đó biến nó thành sự phản ánh những cung bậc tình cảm, những khía cạnh của đời sống con người ở từng trạng thái khác nhau, đặc biệt những xúc cảm của tình yêu.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 33 Líp K36B - SP V¨n
Lưu Khánh Thơ đã từng nhận xét về hai bài thơ mà Xuân Quỳnh đã xây dựng biểu tượng thuyền, biển, sóng như sau: “Sóng và Thuyền và biển là hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Nó có mặt trong hầu hết gia tài của những đôi lứa yêu nhau” [3, tr.11]. Không phủ nhận một điều đã có rất nhiều bài thơ, nhà thơ cổ điển, hiện đại đề cập đến những biểu tượng đẹp này, và cũng có rất nhiều bài thơ thành công khi khai thác về nó (Biển - Xuân Diệu), nhưng có lẽ không quá đáng để khẳng định rằng chỉ đến Xuân Quỳnh, những biểu tượng đó mới trở nên bất tử với thời gian. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra trong đó sự biểu hiện tất cả cung bậc của tình yêu: sự cuốn hút và bí ẩn, nỗi thấu hiểu và sự cảm thông, sự ràng buộc và tự nguyện, gặp gỡ và chia xa, khát vọng to lớn và sự bất tận, những hạnh phúc và đau khổ đến tột cùng.
Nét độc đáo đầu tiên khi Xuân Quỳnh xây dựng những biểu tượng trên đó là chị đã thổi vào chúng linh hồn của con người, chị nêu lên biểu tượng “thuyền” và “biển” để khẳng định mối quan hệ tương hỗ. Sức hút của thuyền và biển là “sức hút của một người đàn bà dâng hiến hết mình, dâng hiến quên mình cho tình yêu” [22, tr.251]. Câu thơ cất lên thật nhẹ nhàng như một câu chuyện lứa đôi với giọng thơ tha thiết:
Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
(Thuyền và biển)
Thuyền - biển trở thành một cặp không thể thiếu trong cuộc hành trình trên đại dương bao la, đúng là khoảng cách bến bờ của biển chỉ có thuyền mới xác định được bao nhiêu hải lý và cũng chỉ có biển mới theo kịp những chuyến rong ruổi của thuyền trên sóng biển bao la. Chúng trở thành đối tượng hướng về nhau như một quy luật tất yếu của cuộc sống. Chúng còn thể hiện sự gắn bó đôi lứa yêu nhau, nói lên được cái bao la bát ngát sự vận động của tình cảm và tâm hồn. Và không dừng lại ở chuyện “con thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khai thác những trạng thái, cảm xúc của con người được ẩn hiện trong biểu tượng đó. Điểm đặc biệt, độc đáo trong
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 34 Líp K36B - SP V¨n
thơ Xuân Quỳnh khi xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng là tính “nửa vời” độc đáo, nửa úp nửa mở một cách có dụng ý của tác giả. Khi mượn biểu tượng để chuyển tải cảm xúc, chủ thể trữ tình vẫn không ẩn đi mà vẫn xuất hiện song song cùng đối tượng so sánh, có khi là soi chiếu, có khi là hòa nhập, hóa thân... tạo thành một sự song hành vừa mơ hồ vừa cụ thể giữa biểu tượng và chủ thể. Chẳng hạn, đang kể chuyện tình của thuyền và biển:
Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền
(Thuyền và biển)
Những lúc có sóng, khi bão tố đại dương nổi lên, bão táp cuộn trào, biển sẽ “ào ạt xô thuyền”, có khi nhấn chìm thuyền vào trong lòng biển. Chuyện tình yêu của con người cũng thế, tình yêu không bao giờ đứng yên, không bao giờ bất biến. Sẽ có những lúc tột đỉnh thăng hoa của tình yêu đó là phút giây vui sướng của hạnh phúc, nhưng cũng sẽ có những khoảnh khắc lạnh lùng, khổ đau, cay đắng đến nghiệt ngã mà tình yêu phải trải qua: “Vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên?” (Sóng). Khoảng cách của thuyền và biển cũng đồng nghĩa với khoảng cách của anh và em:
Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và biển)
Thuyền và biển không chỉ là đối tượng chủ thể trữ tình mà biểu tượng đó là biểu trưng cho cảm xúc của những đôi lứa yêu nhau. Đó là tâm trạng nhớ nhung, buồn đau của tháng ngày xa cách, là ước nguyện luôn được gắn bó, bền chặt bên nhau. Tình yêu trong Xuân Quỳnh vẫn mãi là biển xanh mênh mông, vẫn mãi nồng nàn, thật say đắm, đồng thời vẫn tiềm ẩn bên trong đó là những bão tố, là rạn vỡ. Song với Xuân Quỳnh, chị luôn kháo khát tình yêu của mình là vô tận, tận cùng biển cả mênh mông. Chị muốn vượt qua những giới hạn nhỏ bé của người phụ nữ,
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 35 Líp K36B - SP V¨n
chị muốn trải lòng mình với mặt biển bao la, nơi tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ với tâm hồn nhạy cảm, thao thức.
Cùng với “thuyền và biển”, biểu tượng “sóng” cũng là một hình tượng rất tiêu biểu cho khát vọng yêu mãnh liệt của Xuân Quỳnh. Đọc Sóng, “người đọc được cảm nhận một tình yêu cụ thể, ráo riết, mãi mãi thủy chung, mãi mãi là một tình yêu trọn vẹn, tròn đầy” [23, tr.217]. Có thể nói, Xuân Quỳnh đã dùng con “sóng” để diễn tả lòng mình một cách tài hoa, đầy ý vị.
Trong những bài thơ tình Xuân Quỳnh viết về mình, về người mình yêu. Chị gửi gắm vào trong đó những ước mơ và khát vọng cho riêng mình. Xuân Quỳnh đã tìm thấy được một cuộc đời khác để sống ở chính trong thơ của mình. Thơ đã trở thành nơi chắp cánh cho tình yêu của chị thăng hoa và giải thoát cho chị khỏi những ràng buộc, định kiến của đời. Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh đã bắt đầu bước vào con đường đi tìm cội nguồn của tình yêu bằng biểu tượng con sóng nhỏ thật êm dịu. Xuân Quỳnh đã tạo nên một tâm hồn người con gái thật đẹp, thật lãng mạn và cũng thật mãnh liệt nhờ vào tình yêu con sóng của đại dương bao la. Con sóng mang trong mình những đặc trưng sóng đôi tương phản, đó cũng chính là những tương phản trong xúc cảm tâm hồn của tác giả muốn thể hiện:
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể...
(Sóng)
Hình tượng “sóng” như là những rung cảm vô hình của tình yêu, là các cung bậc tình cảm của một tâm trạng đang yêu, lúc “ồn ào” cuộn sóng, lúc lặng lẽ “dịu êm”, nhưng dù thế nào đi nữa “sóng” vẫn luôn dào dạt vỗ bờ, đồng nghĩa là trái tim đó lúc nào cũng yêu và mãi mãi thổn thức vì tình yêu. Tâm trạng đó được thể hiện ở tâm hồn người con gái đang yêu, và lúc đó hình tượng “sóng” chính là hóa thân của nhân vật trữ tình. Một tình yêu vừa mãnh liệt, vừa đằm thắm, sâu lắng, vừa cồn cào, da diết không thôi:
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 36 Líp K36B - SP V¨n
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ...
(Sóng)
Sự song hành hai hình tượng “sóng” và “em” đã bổ sung cho nhau, diễn tả sâu hơn nỗi nhớ, vượt lên giới hạn của không gian và thời gian, một nỗi nhớ cồn cào da diết trong trái tim yêu. Đó cũng chính là nỗi nhớ thiết tha, thao thức trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng và em bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn về tình yêu và nỗi nhớ cùng lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương:
Con sóng dưới lòng sông Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được (Sóng)
Chị đặt lòng mình trên từng con sóng, khám phá đến tận cùng những trạng thái cảm xúc của tình yêu, do vậy sóng trở thành biểu tượng bất diệt của tình yêu với một niềm tin mãnh liệt:
Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
(Sóng)
Muôn đời sóng vẫn mãi tồn tại giữa biển lớn bao la. Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu. Đó là cuộc hành trình khởi đầu của sự từ bỏ cái chật chội nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn. Cuối cùng là khát vọng sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở:
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 37 Líp K36B - SP V¨n
Làm sao được tan ra Hàng trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm con vỗ
(Sóng)
Với một cá tính mạnh mẽ, một tâm hồn nhạy cảm, Xuân Quỳnh đã làm được cái “dữ dội” mà không phải người phụ nữ nào, ít nhất là trong thời điểm đó làm được. “Sóng” vẫn luôn tồn tại trong lòng đại dương, đó là quy luật của tự nhiên, và “sóng” vẫn mãi nổi lên trong khát vọng cuồng nhiệt của nhà thơ Xuân Quỳnh. Cuộc đời chị đã phải lăn lộn mệt nhoài trên những con sóng đời, vì lẽ đó chị luôn muốn thoát ra, tìm về đại dương mênh mông khi con sông nhỏ không hiểu được mình, nơi tình yêu hạnh phúc của chị bị nhấn chìm trong giả dối. Chị tìm về với biển lớn của tình yêu, ở đó tình yêu sẽ đến, hạnh phúc sẽ hồi sinh và cuộc đời sẽ vui trở lại.
Đọc “sóng” của Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận được một tình yêu cụ thể, ráo riết, mãi mãi thủy chung, mãi mãi là một tình yêu trọn vẹn tròn đầy. Xuân Quỳnh đã dùng biểu tượng con sóng để diễn tả lòng mình một cách tài hoa, đầy ý vị. Lấy sự vĩnh hằng của tự nhiên để làm nền cho việc biểu hiện quy luật tất yếu của tình cảm con người. “Chị yêu cuộc đời, và khao khát được thấy mình là con sóng nhỏ giữa biển đời mênh mông và tự nguyện suốt đời ca hát cho tình yêu tha thiết ấy” [2, tr.45]. Và hình tượng sóng - thuyền - biển mãi luôn bền chặt cuộn trào và trở thành những hình tượng tiêu biểu cho sự gắn bó thủy chung bền chặt của tình yêu.
2.2. Biểu tượng của hạnh phúc