Vòm cây và những biến thể của “mái che” hạnh phúc

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 45)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Vòm cây và những biến thể của “mái che” hạnh phúc

Đọc thơ Xuân Quỳnh “không thể không thấy cứ thấp thoáng ẩn hiện suốt đời thơ của người đàn bà này hình ảnh một mái che với những biến thể khác nhau của nó. Khi là vòm cây, là mái phố, là mái nhà, căn phòng, căn hầm, nhà ga, bầu trời trong xanh…” [12, tr.180]. Cái cô độc, côi cút của quá khứ khiến Xuân Quỳnh luôn ao ước được chở che. Chị viết nhiều về “mái che” như mong muốn cuộc đời mình không bơ vơ, phiêu dạt:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 41 Líp K36B - SP V¨n

Dưới hai hàng cây Tay ấm trong tay Cùng anh sóng bước

(Chồi biếc)

Tuổi thơ xa xôi thiếu vắng, hơn ai hết Xuân Quỳnh luôn khát khao một “mái che” hạnh phúc chị tha thiết muốn xây dựng và vun đắp gây dựng một tổ ấm yêu thương. Trong những bài thơ tình chị sử dụng rất nhiều những biểu tượng “mái che” với nhiều biến thể khác nhau khi là ngôi nhà, khi lại là vòm cây, có khi lại là bầu trời. Đọc thơ chị ta thấy hình ảnh “vòm cây” được lặp đi lặp lại nhiều lần, chị muốn cuộc đời mình không bơ vơ, luôn muốn được che chắn, chở che. Xuân Quỳnh làm thơ thường hướng vào một mái gia đình với tình cảm, lo toan của một mái ấm riêng tư. Đối với chị, tổ ấm gia đình là một ốc đảo bình yên để con người ẩn náu, tránh những con bão cát nóng bỏng và khắc nghiệt; và chị hiểu rằng tận cùng hạnh phúc tình yêu là sự bình yên của một tổ ấm với những chở che, nương tựa vào nhau. Chị sẽ thắp lên ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, chống chọi với gió mưa, bất trắc của cuộc sống. Dù cuộc đời có nhiều đắng cay, thậm chí làm tan rã cả mái ấm đi chăng nữa thì đấy vẫn là chốn yên bình mà chị khát thèm nương tựa.

Chị khát khao có một “mái che” hạnh phúc bình yên nhất nhưng có hạnh phúc nào trọn vẹn khi không phải trải qua những sóng gió của tình yêu. Dù trải qua mọi bão táp, phong ba, sóng gió của cuộc đời nhưng chị vẫn mãi khẳng định một tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu luôn bền chặt. Tình ta mãi mãi như hàng cây đứng vững, đi qua mùa gió bão của cuộc đời này.

Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão

(Thơ tình cuối mùa thu)

Dường như có một điều gì đó thật huyền diệu đang xảy ra? Ta như nghe được tiếng gọi da diết cất lên từ khoảng không vô định “sau vòm lá”

Tên mình ai gọi sau vòm lá Lối cũ em về nay đã thu

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 42 Líp K36B - SP V¨n

Phải chăng tiếng gọi thảng thốt, bâng quơ vọng về từ quá khứ khiến người thiếu nữ giật mình, vừa đi vừa ngoảnh lại? Hay đó là tiếng gọi của tương lai? Câu thơ "Lối cũ em về nay đã thu,” đã cho ta hiểu đây là tiếng vọng từ quá khứ. Lối cũ em về đã in dấu bao kỉ niệm. Chỉ có khác là cảnh vật giờ đã thay đổi, đã chuyển mùa. “Vòm cây” không chỉ là nơi cất dấu những kỉ niệm mà còn là không gian gặp gỡ của “anh” và “em”.

Ta đến rồi ta đi Bao lần anh có nhớ Dưới vòm cây lặng lẽ Dưới vòm cây chờ mong

(Mùa hoa roi)

Bầu trời xanh mở ra một không gian rộng lớn, đó chính là bầu trời của tuổi trẻ của niềm hy vọng:

Trời xanh trên mái nhà Trời xanh ngoài biển gió Anh ạ quê chúng mình Mùa xuân về trước ngõ.

(Thành phố quê anh)

Bằng tâm hồn tha thiết với cuộc sống, với tình yêu Xuân Quỳnh đưa vào trong thơ một loạt biểu tượng biến thể của mái che hạnh phúc. Bởi chị luôn khát khao về một gia đình, một điểm tựa, một bến đỗ bình an để tránh được những cơn giông tố của cuộc đời.

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)