Dòng sông “nhân chứng” của tình yêu

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 50)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Dòng sông “nhân chứng” của tình yêu

Trong thơ tình, Xuân Quỳnh không những có cái nhìn xa rộng về thế giới bên ngoài rộng và tươi đẹp mà chị còn hướng ra thế giới bên ngoài bằng tất cả niềm say mê trước cuộc đời. Trong thơ chị ta thường bắt gặp những biểu tượng mang tầm nhìn rộng lớn mênh mông như bầu trời, mặt đất, cánh rừng… đặc biệt là biểu tượng con sông hiền hòa chảy theo năm tháng suốt cuộc đời của chị. Dòng sông chính là nhân chứng của tình yêu;dõi theo mọi bước buồn vui trên bước đường đời đầy chông gai, thử thách:

Với dòng sông như không chảy bao giờ Vẫn mờ ảo ngàn năm màu sương khói

(Cố đô)

Có khi “dòng sông” là một chi tiết ngoại cảnh mở ra một không gian mênh mông dường như vô tận. Trong thơ Xuân Quỳnh, mùa thu thường gợi lên sự chuyển giao không gian từ không gian hiện tại thành quá khứ trong nỗi bâng khuâng tiếc nuối:

Cát vắng, sông đầy cây ngẩn ngơ

Không gian xao xuyến chuyến sang mùa (Hoa cỏ may)

Trong cái tĩnh lặng, êm đềm giữa mênh mang trời nước ấy, lòng người cũng mở ra hoà vào cảnh vật, để lắng nghe được hồn cây lá, nghe được tiếng lòng hư vô.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 46 Líp K36B - SP V¨n

Cảnh vật bỗng chốc trở nên có hồn và sống động nhờ nghệ thuật nhân hoá: “Cây ngẩn ngơ”, “Không gian xao xuyến”. Ngẩn ngơxao xuyến vốn là những từ chỉ trạng thái tình cảm của con người nhưng đã được thi sĩ khoác cho cảnh vật. Và như vậy, cảnh vật đã nhuốm màu tâm trạng. Tình yêu của con người còn được ví như những dòng sông trong thời khắc giao mùa: “Tình ta như dòng sông - Đã yên ngày thác lũ(Thơ tình cuối mùa thu).

Những dòng sông của nước vẫn không ngừng chuyển động theo nhịp quay của vũ trụ, tạo hóa. Tình yêu muốn đến được bến bờ hạnh phúc cần phải trải qua những bão tố của cuộc đời và của cả lòng người nữa. “Đã yên ngày thác lũ” nghĩa là những sóng gió của tình yêu đã qua đi để trở với bến bờ ngập tràn hạnh phúc. Cảnh vật dường như đã trở nên quen thuộc, dòng sông cùng với bãi cát và cánh buồm đã khắc họa một không gian và thời gian của quá khứ:

Dòng sông này, bãi cát, cánh buồn quen Hoa lau trắng suốt một thời quá khứ

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Sự hiện diện của các yếu tố cảnh vật ở đây như để xác lập một không gian thực nhưng thực chất lại là để tái hiện một khoảng kí ức “suốt một thời quá khứ”. Nhà thơ đắm chìm vào dòng sông thời gian, tập trung khắc họa sự vận chuyển vô hình của thời gian để lại dấu ấn trong những đổi thay của bản thân con người.

Vượt ra khỏi tổ ấm gia đình nhỏ bé nhân vật trữ tình trong thơ thả hồn vào không gian bao la, rộng lớn. Đó là không gian lí tưởng để cho cái tôi trải nghiệm lòng mình:

Tôi yêu những dòng sông mùa nước lũ Sau phá phách ngàn đời vẫn là lượng phù sa

(Thơ viết tặng anh)

Biểu tượng dòng sông xuất hiện nhiều trong các trang thơ của Xuân Quỳnh. Dòng sông không chỉ trở thành nhân chứng của tình yêu, dõi theo từng bước đi của cuộc đời chị mà con sông thơ ấy của Xuân Quỳnh ngay từ khi xuất hiện đã mang trong mình nó những đặc tính sóng đôi tương phản - dự báo một tính cách thơ chói

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 47 Líp K36B - SP V¨n

gắt, đầy suy tư trăn trở sau này của nữ sĩ Xuân Quỳnh. “Chị bắt đầu đời làm thơ của mình dung dị hồn nhiên như một con sông vận hành ra biển với những con sóng nhỏ nồng nàn, khao khát vị mặn trùng khơi” [23, tr.189]:

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

(Sóng)

Một con người không thể hiểu được mình khi chưa tìm được tình yêu ở người bạn đời. Chỉ qua tình yêu mình mới hiểu được mình. Cũng như “Sông không hiểu nổi mình” nhưng “sóng đã tìm ra tận bể”. Bản chất nồng nhiệt trong thơ Xuân Quỳnh dường như dễ thích ứng với sức sống ào ạt, ập ã của sóng, của sông và của biển.

Thời gian trôi qua, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu nhưng Xuân Quỳnh của ngày xưa và ngày sau vẫn thế. Vẫn một Xuân Quỳnh bồn chồn không yên, không sống bằng chính mình mà sống bằng người mình yêu và lúc nào cũng vất vả tất bật trên đường đời thăm thẳm. Chị vẫn giữ nguyên một tấm tình nồng nhiệt đắm say, cô đơn và hạnh phúc như thế; “Xuân Quỳnh rốt cuộc vẫn cứ mong manh ẩn hiện như đốm lửa ma trơi ở cuối đời”[23, tr.192]. Chị vẫn như một lữ hành mải miết hướng tìm:

Dẫu bao người đọc vẫn chờ đợi ai Núi cao biển rộng sông dài

Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu (Thơ viết tặng anh)

Tình đầu tan vỡ Xuân Quỳnh đến với Lưu Quang Vũ, chị phải vượt qua nhiều trở ngại, thậm chí cả nhiều sóng gió, thăng trầm và mất mát. Hai trái tim đã gắn kết cùng nhau thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu. Xuân Quỳnh chấp nhận làm dòng sông nhỏ nuôi nước cho biển rộng này, lấy nguồn nước của mình, cả mồ hôi nước mắt để nuôi lớn cho biển khơi Lưu Quang Vũ. Chị chấp nhận hy sinh tất cả để hy sinh và chắp cánh cho sự nghiệp của chồng. Nếu Lưu Quang Vũ là một “biển

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 48 Líp K36B - SP V¨n

mênh mông dường nào” thì Xuân Quỳnh không chỉ là thuyền để “thấu hiểu” mà còn là một dòng sông nước khôn cùng để nuôi lớn biển mênh mông này.

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh (KL06046) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)