7. Cấu trúc của khóa luận
2.3.1. Con đường “hành trình” đến xứ sở tình yêu
Thơ Xuân Quỳnh viết nhiều về biểu tượng của con đường. Nó thể hiện cho sự vận động, cũng là biểu trưng cho hành trình cuộc đời của con người, trong đó, con đường cũng mang cả nỗi ám ánh, dự cảm của nữ sĩ về hành trình số phận mình. Con đường trong thơ Xuân Quỳnh bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau.
Theo thống kê trong mảng thơ tình Xuân Quỳnh gần 40 lần nhà thơ nhắc đến từ “đường”. Điều đó thể hiện sự ám ảnh khôn nguôi của con đường trong tâm hồn
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 43 Líp K36B - SP V¨n
Xuân Quỳnh. “Con đường” là biểu tượng, nó diễn đạt bao ý tưởng, bao tâm trạng của nhà thơ. Đó không phải là con đường công cộng mà đó chính là cuộc đời - một không gian đời tư nhiều phức tạp.
Con đường gợi nhắc Xuân Quỳnh về kỉ niệm của tuổi thơ, tuổi trẻ:
Nơi con đường vạt cỏ tuổi mười lăm Mặt hồ rộng gió lùa qua kẽ lá
Lời tình tự trăm lần trên ghế đá Biết lời nào giả dối với lời yêu
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Và đôi khi con đường trở nên thật trừu tượng:
Những con đường ngoại ô
So với tình yêu con đường ngắn quá
(Em có đem gì theo đâu)
Độ dài của con đường thực đâu có thể làm định lượng để đo con đường tình yêu. Trong tình yêu con đường nào cũng trở nên “ngắn quá”, lúc nào cũng khát khao dài rộng để đôi chân yêu bước thênh thang trên đó. Tình yêu đối với Xuân Quỳnh da diết, đắm say, cao theo chiều cao của những khát khao; sâu rộng trong chiều dài của nỗi nhớ. Con đường trong thơ chính là con đường cuộc đời chị: luôn thăm thẳm, vô định.
Xuân Quỳnh thường lấy những chi tiết có sức gợi về độ rộng, dài để mở ra một khoảng không gian tít tắp như “xa tắp đường mình”, “không gian như bể”… Chị mượn những yếu tố vũ trụ cao, rộng để diễn tả những khát khao, mơ ước luôn thúc giục trong lòng mình: “Con đường lớn với khát khao”. Đã không ít lần Xuân Quỳnh nhắc đến cái “xa tít tắp” của hình tượng con đường:
Đường tít tắp không gian như bể (Bàn tay em) Đường tít tắp mà ngày càng xế bóng
(Cố đô) Em lo âu trước xa tắp đường mình
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 44 Líp K36B - SP V¨n
Tôi yêu những phố dài tít tắp Con đường nào cũng dẫn về anh
(Những con đường tháng giêng) Đường xa ngái cho lòng da diết thế
(Cố đô)
Con đường xa tắp đất thời mênh mông (Lời ru trên mặt đất)
Cái hun hút, xa ngái của con đường thực cũng là cái “tít tắp” của con đường yêu Xuân Quỳnh. Ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh “con đường” “xa tít tắp” trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh. Chứng tỏ rằng chị luôn có ý thức, có khát khao “đi đến tận cùng” của nhận thức và xúc cảm. Cuộc đời Xuân Quỳnh là con đường dài vô tận mà trên hành trình của nó chị đã gặp không biết bao nhiêu chướng ngại vật. Cũng có khi vấp ngã, đôi lúc chị muốn buông xuôi, chị tâm sự: “Giá mà bây giờ có ai bảo hộ tôi một điều rằng đi con đường này là đúng thì dù biết có gục ngã giữa đường tôi vẫn cứ đi”[23, tr.204]. Song Xuân Quỳnh vẫn mạnh mẽ đứng dậy và bước tiếp, chị gắng gỏi bước trên con đường đầy gian nan mà cũng nhiều hạnh phúc ấy. Dẫu hiểu rằng cái đích của con đường chị đang đi là hạnh phúc nhưng sao con đường đời của chị lại xa xăm đến vậy, lúc nào chị cũng không nguôi trăn trở, âu lo. Cuộc đời thực với những “miền đất lạ”, “mùa hái quả”, “ngày thương yêu”, “nắng sớm mưa chiều” cũng chính là cuộc đời của Xuân Quỳnh với đầy đủ dư vị, ngọt ngào, cay đắng, đổ vỡ thất bại… Chị đã đi qua“rất nhiều nỗi khổ”, “rất nhiều niềm vui”. Chị trải nghiệm và hiểu thấu hơn con đường cuộc đời của chính mình, dẫu trắc trở nhưng cũng đầy hạnh phúc, bởi Xuân Quỳnh biết cảm nhận được những niềm vui trên từng chặng đường của cuộc đời chị:
Tôi yêu những con đường lấp lánh mưa bay Chim sẻ sẻ và mùa xuân đến sớm
(Những con đường tháng giêng)
Có thể thấy,“con đường” là biểu tượng giàu ý nghĩa cho cuộc đời người phụ nữ làm thơ này. Một con đường với tất cả những niềm vui, đau khổ, với yêu thương,
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 45 Líp K36B - SP V¨n
khát khao và nỗi ưu tư thầm kín. Nhưng dẫu con đường cuộc đời Xuân Quỳnh “xa tít tắp” như chị đã từng thừa nhận thì chị vẫn tin và hi vọng “con đường nào cũng dẫn về anh”; rẽ qua bất cứ ngã rẽ, thăng trầm nào thì điểm đến cuối cùng vẫn là
“hướng về anh - một phương”.
Biểu tượng con đường đã trở thành biểu tượng cho những mơ ước, khát khao luôn thúc dục trong lòng chị: “Con đường lớn với khát khao” được đi đến tận cùng nhận thức cảm xúc của tình yêu. Con đường ấy đã đi cùng năm tháng của cuộc đời chị nó cũng biểu tượng cho hành trình số phận của cuộc đời Xuân Quỳnh. Một cuộc đời luôn khao khát và ước mơ một tình yêu hạnh phúc nhưng lại không được hưởng một tình yêu trọn vẹn như chị mong muốn.