Những giải pháp mang tính định hướng để tiếp thu những giá trị văn hoá hiện đại, phổ biến của thế giới vào phát triển văn hoá giáo

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 69)

- Về xã hội:

2.3.2.Những giải pháp mang tính định hướng để tiếp thu những giá trị văn hoá hiện đại, phổ biến của thế giới vào phát triển văn hoá giáo

giá trị văn hoá hiện đại, phổ biến của thế giới vào phát triển văn hoá giáo dục Việt Nam hiện nay.

Những giải pháp mang tính định hướng nhằm tiếp thu tốt những kinh nghiệm giáo dục thế giới vào phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng được những yêu cầu của Đảng về giáo dục trong thời gian tới đó là:

2.3.2.1. Đổi mới mục tiêu chương trình giáo dục trong toàn bộ hệ thống.

Hoàn thiện chương trình,nội dung giáo dục là vấn đề cơ bản để hiện đại hoá giáo dục. Về mục tiêu, phương hướng phát triển giáodục được quy định rõ trong các nghị quyết của Đảng, hiến pháp và chiến lược phát triển giáo dục. Vấn đề phải cụ thể hóa các mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu bức xúc của cuộc sống và xu thế hội nhập quốc tế. Phải tiếp tục đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục phù hợp với các nguyên lý giáo dục của Đảng, yêu cầu thực tế, đảm bảo chất lượng toàn diện về sức khoẻ, đạo đức và trí tuệ.

Nghiên cứu giảm tải chương trình, nội dung giáo dục trong toàn hệ thống, tăng thời gian vui chơi, thể thao, ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. Cải tiến cách dạy, cách học không còn phù hợp, không phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Chương trình giáo dục nghề nghiệp từ dạy nghề đến đại học phải thay đổi, mềm dẻo theo chương trình quốc tế có chọn lọc, giảm thiểu các môn học không cần thiết, trùng lặp để cho học sinh, sinh viên tự chọn. Phát triển hình thức học theo tín chỉ, tích luỹ kiến thức để mở ra nhiều con đường, cơ hội, hướng đi cho thế hệ trẻ lựa chọn.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học trọng tâm là đào tạo nhân lực có sức khoẻ, lý tưởng, có đạo đức và tay nghề để tự tin việc học

mình và cho cộng đồng. Các cấp trình độ có thể liên thông, học đến đâu, làm đến đó từ thấp đến cao. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế cần tập trung đổi mới việc dạy ngoại ngữ thành thạo từ phổ thông đến đại học như tiếng Anh.

Trong giai đoạn này, giáo dục nghề nghiệp từ dạy nghề đến đại học là trọng tâm cần được ưu tiên để chúng ta sớm có nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao. Cùng với phương thức dào tạo chính quy, cần mở rộng phương thức đào tạo thường xuyên, coi trọng đào tạo từ xa để nhiều người có cơ hội được vào đại học.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục là một ngành, dịch vụ công đặc biệt, nhằm giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện suốt đời và rộng khắp. Mục tiêu, nội dung chương trình trong hệ thống giáo dục phải rõ ràng, chuẩn mực, sát thực tế để mọi người có thể tiếp cận, hưởng thụ tri thức nhân loại. Đội ngũ nhà giáo thực hiện chương trình các cấp học phải gương mẫu về đạo đức, vượt lên về chuyên môn và phải thường xuyên được nâng cao về trình độ, cập nhật kiến thức hiện đại. Do đó, việc chăm lo đào tạo đoi ngũ nhà giáo ở các cấp từ mầm non đến đại học vừa là chiến lược vừa là nhiệm vụ trọng yếu không lúc nào sao nhãng. . Đội ngũ nhà giáo đào tạo ở các bậc thấp càng phải chăm lo, đội ngũ nhà giáo đầu ngành lại phải quan tâm ưu tiên, bồi dưỡng và sư dụng để quy tụ tiềm năng trí tuệ. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo kịp yêu cầu hiện đại hoá giáo dục.

Hiện nay các nước xung quanh ta đang tiến hành điều chỉnh chiến lược giáo dục để cạnh trên thị trường lao động quốc tế. Hiện tại lao động được đào tạo của nước ta còn thấp về trình độ và tay nghề chuyên môn, kể cả ngoại ngữ. Nếu hệ thống giáo dục nước ta không đổi mới thì khó có thể có chất lượng cao để tham ra cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Đến nay, Việt Nam có một đội ngũ lao động đang làm việc ở nước ngoài nhưng phần lớn là lao động phổ thông, đơn giản, thu nhập thấp. Do đó, muốn nhanh chóng hiện đại hoá giáo dục các cơ sở dào tạo cần phải cải tiến các chương trình, nội dung phương pháp đào tạo gắn với nghề nghiệp. Coi giáo dục, đào tạo nghề nghiệp là trọng tâm để đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục nghề nghiệp thích nghi với xu thế toàn cầu hoá là cơ hội trong giáo dục. Giáo dục nghề nghiệp không đóng khung ở trình độ thấp mà cả cao đẳng, đại học đều phải có nghề nghiệp tinh thông. Tính liên thông giữa các cấp đào tạo nghề nghiệp cần phải được mở ra để thu hút học sinh học tập trung, không bị mặc cảm về tâm lý và con đường đi của mình.

Chúng ta cần xây dựng các trung tâm, các trường, các khoa đào tạo quốc tế, khi nước ta hội nhập quốc tế, để nhiều học sinh, sinh viên tiếp cận được nền giáo dục hiện đại của thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nước, để đi tắt, đón đầu hiện đại hoá giáo dục là tổ chức thực hiện một số lớp đào tạo của nước ngoài tại bản địa và thực hiện chương trình đào tạo liên thông quốc tế rất phù hợp hiện nay ở nhiều nước. Theo cách đào tạo này học sinh, sinh viên vừa tiếp cận chương trình, vừa có ngoại ngữ, tin học vừa có thể ra nước ngoài học tập trong thời gian ngắn là có thể nhận bằng tốt nghiệp và xâm nhập vào thị trường lao động quốc tế.

Do đó, cần phải đổi mới hệ thống giáo dục từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong các cơ sở giáo dục, sớm liên thông với trình độ quốc tế về chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục đại học cần tiến tới công nhận bằng cấp lẫn nhau như các bước tiến tiến trên thế giới để tốn kém, đạt hiệu quả cao trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực và quốc tế về chất lượng giáo dục với đào tạo nguồn nhân lực. Xu thế các nước đang hiện đại hoá giáo dục

và khi nước ta hội nhập quốc tế thì yêu cầu hiện đại hoá giáo dục lại càng cần thiết.

2.3.2.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo

Muốn tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới vào nước ta một cách khoa học thì cần phải tập trung đào tạo đôi ngũ giáo viên có trình độ. Đội ngũ giáo viên này cần được đào tạo ở các trường danh tiếng trong khu vực, quốc tế và họ có thể tham gia giảng dạy các trưòng đại học trong khu vực và quốc tế. Ngoài số giáo viên cử đi đào tạo, cần mời các giáo sư, người Việt Nam đang giảng dạy ở các trường đại học trên thế giới và các chuyên gia, giáo sư nước ngoài cùng tham gia giảng dạy để ta có thể tiếp thu những phương pháp giảng dạy hiện đại của họ để áp dụng vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục của nước ta. Một mặt hiện tại đội ngũ giáo viên đầu đàn đang hẫng hụt ở các trường đại học, ngay cả các trường phổ thông đội ngũ giáo viên đầu đàn cũng bị mai một. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút đội ngũ nhà giáo giỏi, có năng lực để làm đầu dàn ở các tổ bộ môn, các khoa các ngành đặc biệt là các ngành mới như tin học, công nghệ sinh học... đang là nhu cầu lớn.

Mặt khác, phải mở rộng phương thức đào tạo giáo viên bằng cách tổ chức khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các sinh viên tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành khác có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Tập trung bồi dưỡng phương pháp dạy học, làm cho mọi giáo viên đều quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp, coi trọng vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và khả năng lập nghiệp của người học. Vì vậy phải có cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên Việt Nam có năng lực được giảng dạy ở các trường, viện ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm ứng dụng vào nước ta.

Về phương diện quản lý giáo dục, phần lớn các nước đã cải cách mạnh theo hướng nhà nước tập trung quản lý nội dung, chương trình và giám sát chất lượng. Bộ giáo dục thay mặt nhà nước quản lý thống nhất, có sự phân cấp mạnh cho địa phương và mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục.

Ở nước ta, việc quản lý giáo dục đã được thay đổi nhiều lần theo thời gian và hoàn cảnh thực tế. Thông thường giáo dục nghề nghiệp của nước ta được thực hiện bởi các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường cao đẳng, đại học. Nói chung, dạy nghề ở nước ta đang ở trình độ thấp, chương trình đơn giản, ngành nghề đào tạo ít, nặng lý thuyết. Các trường trung cấp chuyên nghiệp do nội dung và phương pháp dạy thực hành ít nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Việc quản lý dạy nghề còn lúng túng, phân tán, thuyên chuyển nhiều lần nên chưa có một cơ quan chuyên môn đủ mạnh tập trung chỉ đạo bài bản về dạy nghề.

Quản lý nhà nước về giáo dục là một vấn đề cốt lõi được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất kỉ cương về giáo dục. Nguyên tắc chung là nhà nước thống nhất quản lý giá dục từ mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy đến việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hệ thống chính sách phát triển giáo dục về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, thanh tra kiểm định chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và quản lý thống nhất việc hợp tác quốc tế về giáo dục.

Một nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục biết kết hợp tiếp thu những kinh nghiệm các nước trên thế giới đạt hiệu quả cao là nền giáo dục phải có chương trình đào tạo tốt, đội ngũ giáo viên giỏi, trang bị đồ dùng dạy học hiện đại với hệ thống quản lý đồng bộ, hiệu quả. Tiếp thu những kiệm giáo dục tiến của các nước trên thế giới phải phù hợp với chương trùnh phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thích ứng với tình hình quốc tế, để tạo ra hệ thống sản phẩm giáo dục chất lượng được xã hội công nhận. Đổi mới quản lý giáo dục

không tách rời sự phân cấp và mở rộng dân chủ trong việc quản lý giáo dục gắn với từng cá nhân người dạy và người học, do đó tăng cường tính tự quản của người học, người dạy, từng cơ sở giáo dục.

Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vấn đề quản lý, tự quản góp phần đáng kể vào chất lượng dạy và học. Một nội dung quan trọng về quản lý giáo dục là sự tách bạch quản lý vĩ mô và vi mô trong giáo dục. Sự tách bạch này đòi hỏi sự phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương và cơ sở. Giáo dục càng phát triển quy mô càng lớn, yêu cầu phân cấp càng cao. Sự phân cấp càng cao, tính dân chủ càng được mở rộng.

Quản lý giáo dục là một công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục trên con đường hiện đại hoá. Muốn đánh giá chất lượng giáo dục, nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chí, thang bậc đo lường chất lượng để thường xuyên giám sát, kiểm tra, thanh tra, phân loại và điều chính hành vi không để chất lượng giảm sút. Thực tế ở đâu, thời kỳ nào coi trọng kỉ cương, bám sát quản lý chất lượng thì nền giáo dục được chấn hưng. Nơi nào, thời kỳ nào quản lý lỏng thì chất lượng giáo dục xuống cấp. Vai trò của kiểm tra, kiểm soát chất lượng của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục từ địa phương đến Trung ương luôn là nhiệm vụ hàng đầu của việc quản lý chất lượng đồng bộ trong giáo dục. Giáo dục không chỉ là kiến thức mà còn là đạo đức. Khi chất lượng xuống cấp thưòng sẽ kéo theo sự suy thoái về đạo đức xã hội.

Do vậy, sự nghiêm minh trong quản lý giáo dục là thứ kỷ luật sắt để chấn hưng khi giáo dục có những biểu hiện suy thoái. Hơn nữa công việc quản lý giáo dục liên quan đến nhiều người trong cả hệ thống với cơ chế và tổ chức quản lý giáo dục. Nên phải rà soát, bố hcí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng chủ chốt tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo

dục phù hợp các yêu cầu phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mặt khác, việc đổi mới cơ chế tổ chức và con người quản lý giáo dục phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế trong tất cả các khâu, các cấp của toàn bộ giáo dục là hết sức cần thiết. Quản lý tốt và toàn diện là một yếu tố quan trọng góp sức cho việc nâng cao chất lưọng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay.

2.3.2.4. Hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục nước ta trải qua nhiều thời kỳ lịch sự khác nhau, tuy nhiên do các yếu tố lịch sử để lại, cho đến nay hệ thống giáo dục nước ta chưa thành nột hệ thống thông suốt. Sự gẫy khúc đi cùng cách quản lý riêng lẻ của từng bộ, ngành đã làm cho nguồn lực trong hệ thống giáo dục bị phân tán, kém hiệu quả.

Từ thực trạng tình hình giáo dục và hệ thống giáo dục ở nước ta, chúng ta cần đổi mới tư duy, hoàn thiện hệ thống phù hợp với nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập quốc tế. Muốn làm được điều đó thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nền giáo dục hiện đại như Mỹ, Anh, Pháp, Đức... chúng ta cần nghiên cứu để điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống giáo dục của nước ta theo hướng mềm dẻo, dể liên thông giữa các cấp trình độ; đa dạng, tăng tính thực hành ở các loại hình đào tạo; hiện đại hoá chương trình, nội dung giáo dục trong toàn bộ hệ thống từ mầm non, giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, đại học cả chính quy và giáo dục thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.

2.3.2.5. Tăng cường chính sách đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đào tạo giáo viên, chi thường xuyên cho giáo dục. Cần huy động mọi nguồn lực tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho giáo dục nhưng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách, từ viện trợ, vay nước ngoài và đóng góp của dân được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Mặt khác cần phải lựa chọn một số cơ sở đào tạo để làm đầu tàu cho cả hệ thống giáo dục nước ta theo chuẩn quốc gia và quốc tế là giải pháp tích cực để nâng cao chất lựợng toàn bộ và cũng là vấn đề mà nước ta làm để đi tắt đón đầu tránh tụt hậu, sớm kịp các nước trong khu vực và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì khi chúng ta tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm muốn làm đựoc điều đó phải có kinh phí, nếu chỉ dựa vào kinh phí thu từ tiền học phí và của nhà nước thôi thì chưa đủ vì vậy không những nhà nước tăng kinh phí cho giáo dục mà còn cần có những tổ chức không chỉ ở trong nước mà còn cả những tổ chức ở nứoc ngoài để ta có điều kiện xây dựng những cơ sở vật chất cho giáo dục ngang tầm với các nước trên thế giới giúp cho học sinh

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 69)